Mục lục bài viết
1. Khái quát về muối
1.1. Muối là gì?
Trong hóa học muối là một chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation ( ion mang điện tích dương ) và anion ( ion mang điện tích âm ) để sản phẩm trung hòa về điện ( không có điện tích thực ). Các ion thành phần này có thể là vô cơ hoặc hữu cơ và có thể ở dạng nguyên tử hoặc đa nguyên tử.
1.2. Thành phần của muối
Muối là danh từ chỉ chung cho những hợp chất hóa học gồm có hai thành phần chính là nguyên tử kim loại hoặc gốc amono NH4+ kết hợp với axit. Vì có thành phần khác nhau nên tên gọi của các loại muối có sự khác biệt.
Công thức gọi tên các loại muối:
Tên muối = tên kim loại ( kèm theo hóa trị nếu kim loại thuộc dạng có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit
- Các gốc axit thường dùng
Gốc axit | Tên gọi | |
Phân tử axit có 1H → có một gốc axit HCl, HNO3, HBr,.. | - Cl - NO3 | - Clorua - Nitrat |
Phân tử có 2 H → có hai gốc axit H2SO4, H2S, H2CO3, H2SO3,.. | - HSO4 = SO4 - HS = S - HCO3 = CO3 - HSO3 |
- hidrosunfat - sunfat - hidrosunfua - sunfua - hidrocacbonat - cacbonat -hidrosunfit
|
Phân tử có 3H → có ba gốc axit |
- H2PO4 = HPO4 PO4 (III) | đihdrophotphat hidrophotphat photphat |
>> Xem thêm: Este là gì? Công thức cấu tạo, tính chất hóa học và bài tập về este?
1.3 Phân loại muối
Dựa vào thành phần hóa học, có thể chia thành hai loại: muối trung hòa và muối axit
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Một cách định nghĩa khác là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ ( hidro có tính axit ) . Một số muối trung hòa phổ biến là BaSO4, NaCl,..
- Muối axit là muối mà trong đó có gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Một cách hiểu khác là nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit. Một số ví dụ về loại muối này là NaH2PO4, NaHCO3, NaHSO3,...
2. Các tính chất của muối
2.1 Tính chất vật lý
- Màu sắc
Các muối thường có màu trong suốt, tồn tại ở nhiều màu sắc khác nhau phát sinh từ cation hoặc anion.
Ví dụ muối đồng có màu xanh lam , muối của sắt có màu đỏ nâu , muối cromat có màu vàng, muối của dicromate thì có màu da cam
- Hương vị
Mỗi muối khác nhau có thể tạo ra những vị cơ bản khác nhau.
Ví dụ muối ăn có vị mặn, muối magie sunfat có vị đắng,..
- Mùi
Muối mạnh hay muối điện li mạnh là muối hóa học được cấu tạo bởi các chất điện li mạnh. Các ion này phân ly hoàn toàn trong nước nên chúng thường không có mùi.
Ngược lại, muối yếu hay muối điện li yếu được cấu tạo từ các chất điện li yếu, chúng thường dễ bay hơi hơn muối mạnh. Chúng có thể có mùi tương tự như axit hoặc base tạo ra chúng.
- Tính tan
Các muối phân li trong dung dịch các thành phần anion và cation. Độ hòa tan của chúng được quyết định bằng năng lượng mạng tinh thế và lực kết dính giữa các ion này trong chất rắn . Ngoài ra độ hòa tan còn phụ thuộc vào mức độ tương tác của mỗi ion với dung môi.
STT | Hợp chất | Đều | Trừ |
1 | muối nitrat (NO3 - ) | đều tan | |
2 | muối axetat (CH3COOH-) | đều tan | |
3 | muối clorua (Cl - ) muối bromua ( Br - ) muối iotua ( I - ) | đều tan | AgCl: kết tủa trắng PbCl2: ít tan ( tan trong nước nóng ) CuCl, HgCl ( Hg2Cl2 ) AgBr: Kết tủa màu vàng AgCl: kết tủa vàng đậm, HgI2( đỏ ) |
4 | muối florua ( F - ) | không tan | Trừ muối kim loại kiềm, nhôm, bạc, thiếc, thủy ngân |
5 | muối sunfat ( SO4 2- ) | đều tan | BaSO4, CaSO4, PbSO4 ( kết tủa trắng ) Ag2SO4 ( Ít tan ) Hg2SO4 |
6 | muối sunfit ( SO3 2- ) | không tan | Trừ muối sunfit của kim loại kiềm Na, K và muối amoni NH4 + |
7 | muối sunfua (S 2- ) | không tan | Trừ muối sunfua của kim loại kiềm Na, K và muối amoni NH4 + |
8 | muối cacbonat ( CO3 2- ) | không tan | Trừ muối cacbonat của kim loại kiềm Na, K và muối amoni NH4 + |
9 | muối photphat ( PO4 3- ) | không tan | Trừ muối photphat của kim loại kiềm Na, K và muối amoni NH4 + |
- Điểm nóng cháy
Muối có nhiệt độ nóng chảy cao. Một số muối có năng lượng mạng tinh thể thấp là chất lỏng ở nhiệt độ phòng
- Tính dẫn điện
Muối là chất cách điện. Ngược lại, muối nóng chảy hoặc dung dịch của muối có thể dẫn điện. Chính vì thế mà muối nóng chảy và dung dịch có chưa muối hòa tan được gọi là chất điện li.
2.2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
Muối khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể tạo thành kết quả như lý thuyết. Phản ứng chỉ xảy ra trong điều kiện kim loại tham gia (trừ các kim loại tan như Na, K, Ba, Ca, Li ) mạnh hơn kim loại trong hợp chất muối.
Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Để xác định tính mạnh yếu của kim loại , ta áp dụng dãy hoạt đọng hóa học của kim loại:
K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
b. Tác dụng với axit
Muối khi tác dụng với axit sẽ tạo ra muối mới và axit mới. Axit mới tạo thành phải yếu hơn axit tham gia đồng thời muối mói không tan trong dung dịch tạo thành
Ví dụ: Na2CO3 + 2HCL→ 2NaCl + CO2 + H2O
c. Tác dụng với dung dịch base
Muối khi tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới
Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2 NaOH + BaCO3
d. Tác dụng với dung dịch muối
Muối có khả năng tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai loại muối mới ( sản phẩm có thể là dung dịch muối hoặc kết tủa muối ). Điều kiện để phản ứng xảy ra:
- Muối tham gia phải tan
- Sản phẩm tạo thành phải có kết tủa
Ví dụ: NaCl + AgNO3 → AgCl +NaNO3
e. Phản ứng trao đổi
- Phản ứng trao đổi: hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi các thành phần hóa học với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra với điều kiện sản phẩm tạo thành có chất khí hoặc chất kết tủa.
Lưu ý: Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố tham gia luôn giữ cố định.
Ví dụ:
- K2SO4 + NaOH → phản ứng không xảy ra
- CuSO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
- Phản ứng trung hòa: phản ứng này thường xảy ra giữa axit - base và thu được muối với nước sau phản ứng.
Ví dụ: H2SO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + 2 H2O
f. Phản ứng phân hủy
Ở điều kiện nhiêt độ cao, một số loại muối sẽ tự phân hủy. Ví dụ như KMnO4, KClO3,CaCO3...
Ví dụ: 2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2
CaCO3 → CaO + CO2
3. Điều chế
Muối được hình thành do phản ứng hóa học giữa:
- Một base với một axit, ví dụ NH3 + HCl → NH4Cl
- Một kim loại và một axit, ví dụ: Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2
- Một kim loại với một phi kim, ví dụ: Ba + Cl2 → BaCl2
- Một base và một anhydride axit, ví dụ 2 NaOH + Cl2O → 2NaClO + H2O
- Một axit và một anhydride base, ví dụ: 2 HNO3 + Na2O → 2NaNO3 + H20
- Trong phản ứng tổng hợp muối khi hai muối khác nhau được trộn lẫn trong nước, các ion của chúng tái kết hợp với nhau, và muối mới không hòa tan và kết tủa.
Ví dụ: Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 + 2 NaNO3
>> Xem thêm: Amoniac (NH3) là gì? Mùi Amoniac là mùi gì? Tính chất hóa học và ứng dụng của Amoniac
4. Ứng dụng của muối trong đời sống
Muối có rất nhiều ứng dụng thực tế dùng trong cuộc sống và sản xuất:
- Trong lĩnh vực thực phẩm: Muối dùng làm gia vị quan trọng nhất đối với đa phần các món ăn. Chắc ai cũng đã từng nghe câu: con yêu cha như cá yêu muối.Để qua đó thấy được tầm quan trọng của muối đối với đồ ăn là như thế nào.
- Muối dùng để bảo quản và lưu trự thực phẩm đồng thời cũng làm sạch các chất bẩn trong thực phẩm.
- Muối cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Cl, Na,.. Nếu cơ thể không được cung cấp muối trong một thời gian cơ thể sẽ xảy ra các biến hóa như mắt mờ, cơ teo... Trong tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói về hiện tượng thiếu muối này.
- Muối dùng để sản xuất giấy, bột giấy, thuốc nhuộm.
- Trong lĩnh vực y tế muối còn dùng làm sát khuẩn cho vết thương, tránh cho vết thương bị nhiễm trùng.
5. Bài tập áp dụng
1. Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:
a. Chất khí
b. Chất kết tủa
Viết các phương trình hóa học
2. Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học
3. Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
a. Dung dịch NaOH
b. Dung dịch HCl
c. Dung dịch AgNO3
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
4. Một sợi dây nhôm có khối lượng là 16,2 g được nhúng vào dung dịch CuSO4 25 %
a. Viết phương trình hóa học xảy ra
b. Tính khối lượng dung dịch CuSO4 25% cần dùng để làm tam hết sợi dây nhôm trên
c. Tính khối lượng đồng tạo thành sau phản ứng
5. Cho những chất sau: Fe, CaO, BaCO3, CuO, Zn(OH)2. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra:
a. Dung dịch có màu xanh lam
b. Khí nhẹ nhất trong tất cả các khí
c. Có kết tủa màu trắng ít tan
d. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy
e. Dung dịch không màu
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
6. Cho 400 gam dung dịch H2SO4 9,8 % tác dụng với dung dịch Na2CO3 10 % sau phản ứng người ta thu được dung dịch A và khí B.
a. Tính khối lượng dung dịch A và khí B
b. Tính thể tích khí B thu được sau phản ứng đktc
c. Tính nồng đọ % dung dịch A
7. Cho 20 g hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí đktc
a. Viết phương trình hóa học xảy ra
b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng
c. Tính nồng độ phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
8. Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?
a. dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe(SO4)3
b. dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4
c. dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2
Giải thích và viết phương trình hóa học.
9. Cho m hỗn hợp gồm CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp hai khí đktc. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí trên vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra (m + a) gam kết tủa. Hãy tính a
10. Một dung dịch chứa đồng thời hai muối CuCl2 và MgCl2 chia dung dịch làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 ta đuọc 14,35 gam kết tủa
Phần 2: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 3,2 gam hỗn hợp chất rắn.
Tính khối lượng mỗi muối hỗn hợp.
>> Xem thêm: Glucozo là gì? Công thức, cấu tạo, tính chất hóa học và ứng dụng của glucozo
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Minh Khuê về khái niệm muối là gì? Tính chất hóa học của muối. Hy vọng bài biết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn!