CHÍNH PHỦ Số: 78/2002/NĐ-CP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2002 |
NGHỊ ĐỊNH
Về tín dụng đối với người nghèovà các đối tượng chính sách khác
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị quyết số 31/1999/QH10 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ6;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng BộTài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tíndụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng cácnguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượngchính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cảithiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảmnghèo, ổn định xã hội.
Điều 2. Ngườinghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm:
1.Hộ nghèo.
2.Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp và học nghề.
3.Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
4.Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5.Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II,III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệtkhó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).
6.Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3.Người nghèo và các đối tượng chính sách khác (sau đây gọi là Người vay) khi vayvốn theo quy định của Nghị định này không phải thế chấp tài sản, trừ các tổchức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị địnhnày. Riêng đối với hộ nghèo, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việcvay vốn.
Việcbảo đảm tiền vay đối với các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng quy định tạikhoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này được thực hiện theo quy định của Hội đồngquản trị Ngân hàng Chính sách xã hội
Điều 4.
1.Thành lậpNgân hàng Chính sách xã hộiđể thực hiện tín dụng ưuđãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lạiNgân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hộikhông vì mục đích lợi nhuận, đượcNhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phầntrăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phảinộp Ngân sách Nhà nước.
3.Ngân hàng Chính sách xã hộiđược thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn,cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chínhquyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệphội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tưcho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
4.Ngân hàng Chính sách xã hộicó bộ máy quản lý và điều hành thống nhấttrong phạm vi cả nước; là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệthống giao dịch từ trung ương đến địa phương.
5.Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hộilà Hội đồng quản trị. Hội đồng quảntrị có các Ban đại diện Hội đồng quản trị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
6.Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hộilà Tổng giám đốc.
Điều 5.Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hộiđược thực hiện theophương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theohợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Việccho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vayvốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặccộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủyban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vayvốn do Ngân hàng Chính sách xã hộihướng dẫn.
Điều 6.Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ, viên chức và việctrích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chínhphủ quyết định.
Chương II
NGUỒN VỐN
Điều 7.Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
1.Vốn điều lệ;
2.Vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xãhội khác;
3.Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiếtkiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượngchính sách khác trên địa bàn;
4.Vốn ODA được Chính phủ giao.
Điều 8. Vốnhuy động
1.Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trongphạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt;
2.Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngânhàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tạithời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiềngửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi của các tổ chức tíndụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được trả lãi bằng lãi suất tínhtrên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tíndụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận;
3.Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
4.Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờcó giá khác;
5.Huy động tiết kiệm của người nghèo.
Điều 9.Vốn đi vay
1.Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
2.Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
3.Vay Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10.Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổchức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, cáchội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Điều 11.Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinhtế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chínhphủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 12.Các nguồn vốn khác.
Chương III
CHO VAY
Điều 13.Điều kiện để được vay vốn
1.Đối với Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trongdanh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo doBộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bìnhxét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;
2.Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiệnhành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này.
Điều 14.Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:
1.Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, IIImiền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:
a)Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụphục vụ sản xuất, kinh doanh;
b)Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyềnphê duyệt;
c)Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch vàhọc tập.
2.Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi vàcác xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinhdoanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắmphương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
4.Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụngvốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.
5.Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.
6.Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích do bên ủy thácyêu cầu và được ghi trong hợp đồng ủy thác.
Điều 15. Nguyêntắc tín dụng
1.Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;
2.Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Điều 16.Mức cho vay
Mứccho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tíndụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và côngbố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trongtừng thời kỳ.
Điều 17.Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1.Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Ngườivay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợcủa Người vay.
2.Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhânkhách quan, được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ.
3.Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, Người vay có khả năng trảkhoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợpvới chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
4.Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do Hội đồng quản trị Ngân hàngChính sách xã hội quy định.
Điều 18. Lãisuất cho vay
1.Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theođề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mứctrong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy địnhtại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chínhsách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.
2.Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Điều 19.Ngân hàng Chính sách xã hội quy định quy trình và thủ tục cho vay đối với từngNgười vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
Điều 20. Rủiro tín dụng và xử lý rủi ro
1.Người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như : thiên tai,hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trườngđược giải quyết như sau:
a)Trường hợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ;
b)Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ Quỹdự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội và do Hội đồng quản trị quyếtđịnh.
2.Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của Người vay, của tổ chức nhận ủy tháchoặc của cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội gây ra thì các đối tượngnày phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 21. Thủtướng Chính phủ
1.Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bốtrí nguồn vốn cấp đủ vốn điều lệ khi thành lập và cấp bổ sung vốn điều lệ choNgân hàng Chính sách xã hội.
2.Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch tăng nguồn vốn Ngânsách Nhà nước cho tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách kháctheo kế hoạch hàng năm.
3.Quyết định việc sử dụng và chuyển giao nguồn vốn ODA, nguồn vay nợ nước ngoàicủa Chính phủ dành cho tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác.
4.Quyết định việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốncho Ngân hàng Chính sách xã hội.
5.Quyết định xử lý các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan xảy ratrên diện rộng.
Điều 22.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lýNhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội vàtạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 23.Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm, BộTài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn chovay, kế hoạch cấp bù lỗ trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, 5 năm trìnhThủ tướng Chính phủ.
Điều 24.Các cơ quan, tổ chức được cử người tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Chínhsách xã hội, ngoài chức năng quản lý chuyên ngành thuộc thẩm quyền, có trách nhiệmthực hiện các nhiệm vụ sau:
1.Tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách và giảipháp cơ bản để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượngchính sách khác.
2.Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các giải pháp chuyên ngành có liên quan đến hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
3.Cử đại diện có đủ thẩm quyền tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xãhội.
Điều 25.Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm:
1.Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, Ban Chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo địa phương,ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chứclồng ghép các chương trình, dự án sản xuất - kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựachọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ,khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn thị trường với việcsử dụng vốn tín dụng; kết hợp chương trình kinh tế với chương trình xây dựng cơsở hạ tầng và chương trình văn hoá - xã hội nhằm hỗ trợ Người vay sử dụng vốnvay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro.
2.Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc trích một phần từnguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm để chuyển cho Chinhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn theo quy định tại khoản 3 Điều 7Nghị định này.
3.Quyết định thành lập và giám sát hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trịtại địa phương theo quy định của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàngChính sách xã hội.
4.Chỉ đạo các tổ chức nhận ủy thác trong việc chấp hành chính sách tín dụng đốivới Người vay tại địa phương, xử lý các sai phạm, khen thưởng kịp thời những tổchức, cá nhân có đóng góp trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
5.Tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách địa phương đang cho vay hộnghèo và các đối tượng chính sách khác quy định trong Nghị định này, kể cả Quỹcho vay xoá đói, giảm nghèo do địa phương lập (nếu có) vào đầu mối Ngân hàngChính sách xã hội.
6.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 26.Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
1.Chỉ đạo các ngành và Ban Chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo của huyệnphối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vậnđộng và tạo điều kiện để thực hiện chính sách tín dụng đối với Người vay trênđịa bàn.
2.Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã chấp hành đầy đủ các quy định về thành lập Tổtiết kiệm và vay vốn, bình xét cho vay, xác nhận danh sách hộ nghèo đủ điềukiện vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi tiền vay củaNgười vay.
3.Quyết định thành lập và giám sát hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trịtheo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 27. Chủtịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
1.Lập danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộicông bố.
2.Chỉ đạo việc thành lập và chấp thuận hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
3.Tổ chức và chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chương trình xoá đói, giảm nghèo cấp xã phối hợpvới các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc bình xét hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác được vay vốn, bảo đảm dân chủ và công khai, xác nhận danh sáchhộ nghèo vay vốn, phối hợp với tổ chức cho vay, Tổ tiết kiệm và vay vốn kiểmtra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.
4.Có ý kiến về đề nghị của Người vay đối với các trường hợp xin gia hạn nợ và xửlý rủi ro.
5.Phối hợp với các Ban, ngành chức năng ở cấp huyện, các tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức tài trợ và tổ chức cho vay mở các lớp hướng dẫn về kỹ thuật trồngtrọt, chăn nuôi, chế biến, kiến thức về thị trường..., quy chế vay vốn, trả nợcủa Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 28.Những tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc tạo lập nguồn vốn, chấp hànhtốt các quy định về cho vay mang lại hiệu quả thiết thực sẽ được khen thưởng.
Hàngnăm, Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xãhội các cấp xem xét và đề nghị khen thưởng bằng các hình thức thích hợp.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 30.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ |
Thủ tướng |
(Đã ký) |
Phan Văn Khải |