- 1. Dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ:
- 1.1 Mở bài:
- 1.2 Thân bài:
- 1.3 Kết bài:
- 2. Mẫu nghị luận về đức tính chăm chỉ chọn lọc hay nhất
- 2.1 Bài nghị luận về đức tính chăm chỉ chọn lọc (Mẫu số 1):
- 2.2 Bài nghị luận về đức tính chăm chỉ hay nhất (Mẫu số 2):
- 2.3 Bài nghị luận về đức tính chăm chỉ ý nghĩa nhất (Mẫu số 3):
1. Dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ:
1.1 Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "nghị luận về đức tính chăm chỉ"
- Đức tính chăm chỉ là đức tính quan trọng và cần thiết mà ai ngày nay cũng cần phải có và trau dồi bởi nhờ có nó thì chúng ta mới tạo nên được thành công trong cuộc sống.
1.2 Thân bài:
- Giải thích tính chăm chỉ là gì?
- Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt và theo ý muốn của bản thân.
- Người có tính chăm chỉ luôn có những mục đích để hướng tới, sống có ý nghĩa, họ không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mong đợi, họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian.
- Biểu hiện của tính chăm chỉ:
- Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ dù phải mất nhiều thời gian.
- Luôn tìm tòi, nghiên cứu kỹ, tìm ra các phương án đến khi nào có kết quả.
- Kiên trì bền bỉ với mục tiêu của mình để đạt được nó.
- Ý nghĩa và vai trò của chăm chỉ:
- Giúp cho con người đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống.
- Rèn luyện đức tính kiên nhẫn cho mỗi người.
- Ông cha ta có câu “cần cù bù thông minh”, sự kiên trì bền bỉ cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với tài năng.
- Những người không có tính chăm chỉ sẽ khó mà thành công được và sẽ luôn gặp khó khăn.
- Bài học nhận thức, hành động:
- Tự rèn luyện tinh thần đạo đức, chăm chỉ học tập để có nhiều kiến thức bổ ích.
- Là một học sinh, bản thân phải luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ.
1.3 Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: chăm chỉ là đức tính cần thiết đối với mỗi học sinh.
- Nêu suy nghĩ của bản thân.
- Liên hệ tới bản thân và thế hệ trẻ ngày nay.
>> Tham khảo: Chăm chỉ là gì? Biểu hiện, vai trò, cách thức rèn luyện đức tính chăm chỉ
2. Mẫu nghị luận về đức tính chăm chỉ chọn lọc hay nhất
2.1 Bài nghị luận về đức tính chăm chỉ chọn lọc (Mẫu số 1):
Ngay từ những ngày sau cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng con người mới nhằm thích ứng với một xã hội mới. Người nêu ra các tiêu chuẩn đạo đức như cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Trong đó đức tính cần cù trong lao động được Bác rát đặc biệt coi trọng. Không có một thành quả lao động nào bền vững nếu không được tích tụ vào đó sự cần cù chịu khó và lao động có trí óc của người tạo nên nó. Đó là tầm quan trọng của sự cần cù đã được khắc đúc từ ngàn đời của ông cha ta.
Chăm chỉ còn là lòng nhẫn nại, chịu khó làm việc để hoàn thiện cũng như cố gắng đạt đến một mục đích nào đó. Đó là một đức tính tốt đáng để chúng ta học hỏi. Ta sẽ dễ phân biệt đâu là một người chăm chỉ, chỉ cần nhìn vào việc làm của họ. Họ là những người rất chăm chỉ, làm việc thường xuyên, liên tục và luôn luôn nỗ lực hết mình dù cho có mất nhiều thời giờ. Họ là những con người ham học hỏi, thường xuyên tìm tòi và khám phá vấn đề mình quan tâm để tìm được các giải pháp tối ưu cho đến khi có hiệu quả. Với họ, mục tiêu đã đặt ra thì phải cố gắng đến khi đạt được mới thôi. Những người có đức tính tốt như vậy thì con đường đi đến thành công của họ sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi khi họ kiên định với việc mình làm họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn về lĩnh vực đó, hiểu biết sâu hơn, nhìn thấy rõ hướng đi và họ sẽ thành công. Bỏ thời gian, công sức lao động của mình ra, rồi một ngày ta sẽ thu về những gì như mình mong đợi. Khó khăn là thế gian khổ là thế nhân dân ta vẫn kiên trì vẫn đứng vững và vượt lên trên tất cả để dành lại độc lập cho dân tộc. Trong lịch sử trường kỳ của dân tộc và cho đến ngày nay bạn bè năm châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản và lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế trên tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết tự lực tự cường thì nhân dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế với nhân dân ta trong xây dựng đất nước vẫn là cần thiết, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh – bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước. Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim", ý người xưa muốn nhắc nhở ta rằng, làm việc gì cũng cần phải có sự nỗ lực và kiên trì thì mới mong thành công được. Một học sinh học một ngoại ngữ mới thì cho dù có năng khiếu họ cũng cần phải cố gắng và luôn phải rèn luyện thêm. Một nghệ sĩ chơi đàn piano sẽ trở nên điêu luyện khi trải qua năm tháng kiên trì và chăm chỉ. Như ta đã biết "Với các tỷ phú thì óc sáng tạo chỉ chiếm 1% và 99% là lao động cực khổ" đúng vậy, trên thế giới có bao nhiêu doanh nhân họ thành công cũng đều có những ngày tháng vất vả, kiên trì làm việc không ngừng nghỉ. Vì vậy, có thể nói kiên trì là một nền tảng vững chắc để bạn thành công. "Cần cù bù thông minh" quả đúng như thế, tuy không thông minh nhưng chính người này sẽ lại tài giỏi hơn người khác nhờ đức tính chăm chỉ và chịu khó. Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có đức tính này sẽ đạt được những điều mình mong ước trong cuộc đời. Ví dụ như trong học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là hoàn thành tất cả các bậc học khi ra trường để có việc làm, tạo lập thu nhập cho bản thân thì họ phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, tích cực lao động, sản xuất, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo mới đạt đến mục tiêu đó. Trong công việc, nếu ta muốn làm tốt nhất việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn thành công việc thật nhanh, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta cần cù, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được tăng cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã thực hiện hơn 1000 thí nghiệm nhằm tạo ra pin cho bóng đèn điện. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động cật lực, cần mẫn, thì mới có thể thành công và mạng thành quả của bản thân mình đóng góp vào sự tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, chăm chỉ thôi thì nó cũng không đủ sức tạo lên được thành công, ta cần phải biết xác định rõ ràng mục đích và lối sống đúng đắn, kiên trì theo đuổi đúng hướng chứ đừng quá cầu toàn tạo thành một lối mòn, một đường không có lối ra. Những người không có đức tính này khi làm việc gì cũng thất bại, vì họ chỉ có sự nhẫn nại và kiên trì với công việc đang làm nếu họ nản chí thì bao giờ mới có thành công. Nhiều người không biết rằng trong khi họ đang mơ ước đến một thành công nào đấy thì có những người cũng đã "thức dậy" và lao động vô cùng miệt mài và hiệu quả.
Là lớp trẻ, chúng ta cũng cần hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của đức tính trên và cần áp dụng ngay nếu muốn thành công. Thế hệ trẻ như chúng ta ngày nay hiểu rõ sức mạnh to lớn của tinh thần sáng tạo trong lao động thì càng phải phấn đấu học hành thật giỏi chăm chỉ lao động để giúp cho dân giàu nước mạnh. Đất nước mình còn nghèo, lực lượng lao động rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Lao động trong điều kiện hiện nay chắc chắn là phải biết dựa trên tinh thần cần cù, chăm chỉ, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kỹ thuật mới là quan trọng. Tinh thần hăng say lao động, lao động "vì mọi người" và phát triển một lực lượng người lao động có trình độ cao là cốt lõi của thành công trong lao động. Hãy tiếp tục cố gắng học tập, rèn luyện đức tính này và hãy có thêm thời gian để "chăm chỉ" làm việc rồi kết quả sẽ đến với bạn – một thành quả mà bạn đã mong đợi!
2.2 Bài nghị luận về đức tính chăm chỉ hay nhất (Mẫu số 2):
Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khuyên bảo con người phải biết chăm chỉ, cần cù trong học tập và lao động. Cũng giống như một câu nói mà tôi đã từng nghe được ở đâu đó: “Một tuần lễ với người chăm chỉ có 7 ngày, còn với kẻ lười biếng có 7 ngày mai. Biết cách làm việc, biết cách lao động – đó cũng chính là tài năng. Và là một tài năng lớn lao. Kết quả là sẽ nảy sinh cảm hứng. Chứ không phải là ngược lại". Đức tính chăm chỉ thực sự cần thiết trong cuộc sống quá khứ hay hiện tại.
Chăm chỉ được hiểu một cách đơn giản là sự cố gắng và nỗ lực của cá nhân. Cũng tương tự như việc cắt thanh thép thành hình chiếc đinh, nếu mỗi ngày bỏ nhiều thời gian ra mài thì nó sẽ nhỏ đi một chút. Làm việc gì cũng thế, nếu biết cần cù cố gắng thì cuối cùng sẽ đạt được thành công. Những người có đức tính này thường không ngại khó khăn, vất vả và rất nỗ lực đến khi đạt được thành công mới dừng lại. Họ luôn cố gắng thực hiện các mục tiêu và công việc được giao phó mặc dù phải mất nhiều thời gian. Họ không ngừng học tập, nghiên cứu và làm việc đến khi đạt được thành quả cao nhất. Người thông minh thường cũng sẽ rất kiên định. Kiên trì với các mục tiêu mà bản thân đã đặt ra và cố gắng làm hết mình để thực hiện được. "Cần cù bù thông minh" nhiều người trong cuộc sống dù không thông minh nhưng họ lại trở thành những người có ích cho xã hội, họ vẫn thành đạt là nhờ học tập chăm chỉ cần cù và sự siêng năng cần cù ấy đã tạo nên những giá trị riêng biệt cho mỗi bản thân mình. Siêng năng cần cù cũng là một phẩm chất tốt của con người, chúng ta luôn luôn phải chăm chỉ làm việc bền bỉ đẻ có được những điều đó, mỗi chúng ta đều phải nỗ lực để vượt qua hết tất cả mọi điều trong cuộc sống này, sự kiên trì ấy sẽ tạo nên những điều tuyệt vời nhất cho chính bản thân chúng ta, sự kiên trì của chúng ta sẽ giúp chúng ta vượt qua được tất cả mọi khó khăn trong cuộc sống này, mỗi niềm yêu thương của chúng ta sẽ tạo dựng lên nhiều niềm yêu thương và hạnh phúc của chúng ta sẽ tạo dựng lên niềm yêu thương và hạnh phúc của mình. Đức tính siêng năng đó đã được chúng ta rèn luyện và nó tạo nên những niềm tin yêu thương tuyệt vời nhất cho con người, mỗi hành động và sự bền bỉ của chúng ta sẽ góp phần xây dựng lên cuộc sống của mỗi chúng mình, hành động đó đã tạo nên những niềm yêu thương quý giá nhất cho mỗi con người của chúng ta, những điều đó không chỉ mang lại cho con người những điều tốt đẹp nhất cho con người. Đức tính này của con người sẽ tạo nên những niềm yêu thương và niềm tin tưởng để chúng ta tiếp bước trên con đường mà chúng ta đã lựa chọn, chính điều ấy đã góp phần xây dựng cho chúng ta được những giá trị tốt đẹp nhất cho con người, tất cả chúng ta đều tự hào vì những điều đó không chỉ giúp cho chúng ta vững bước trên con đường mà mình đã chọn. Một minh chứng đáng tự hào nữa là đức tính kiên trì, chịu khó của nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân đã đoàn kết một lòng chiến thắng hai kẻ thù lớn của đất nước. Thắng lợi ấy đến từ sự kiên trì và cần cù chịu khó suốt hơn một trăm năm không bao giờ ngừng nghỉ. Còn nhớ những ngày người dân miền Bắc sục sôi khí thế thực hiện phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt. Biết bao gian khó khổ cực nếm mật nằm gai nhưng cha ông chúng ta đã kiên cường vượt lên, chiến thắng mọi kẻ thù. Hoặc trong cuộc sống, từ trước đến giờ chúng ta có thể kể lại rất nhiều tấm gương như thế. Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và có lẽ cũng trẻ nhất trong lịch sử nước Việt (khi đỗ trạng nguyên chưa tròn 12 tuổi) . Dù tuổi nhỏ ông đã rất hiểu đọc. Gia đình khó khăn, cha mất sớm nên ông về ở với mẹ tại một ngôi chùa. Nguyễn Hiền là một cậu bé có tư chất thông minh, không ham chơi mà trái lại rất yêu thích tìm tòi tri thức. Cậu bé ngày ấy hay lân la ở những trường học trong làng, vì thế có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với tri thức và sách báo. Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác và phong phú ai hỏi gì cũng trả lời trôi chảy vượt quá với lứa tuổi của ông làm người đời ngạc nhiên phải gọi ông là "thần đồng".
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện cho bản thân mình nhiều những phẩm chất đáng quý và rèn luyện tu dưỡng đạo đức cho chính bản thân mình, những điều đó đã làm cho chúng ta tạo dựng được niềm tin và đức tính siêng năng cần cù là một đức tính tốt mà mọi người luôn luôn cố gắng rèn luyện. Đối với mỗi chúng ta, khi vẫn còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chăm chỉ học tập chính là điều quan trọng nhất. Việc tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm là do khả năng của mỗi người, nhưng cuối cùng kết quả đạt được lại phụ thuộc vào việc có chăm chỉ học tập hay không. Như vậy, có thể thấy, nhờ có đức tính chăm chỉ mà con người sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Đúng như những lời khuyên từ xưa đến này: “Thành công không phải ngẫu nhiên. Đó là sự chăm chỉ, bền bỉ, học hỏi, nghiên cứu, hy sinh và quan trọng nhất, tình yêu đối với việc mình đang làm”.
>> Tham khảo: Đoạn văn nêu cảm nghĩ về đức tính chăm chỉ hay nhất
2.3 Bài nghị luận về đức tính chăm chỉ ý nghĩa nhất (Mẫu số 3):
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện cho bản thân thật nhiều những phẩm chất đáng quý và rèn luyện tu dưỡng đạo đức cho chính bản thân mình, những điều đó đã giúp cho chúng ta có thêm niềm tin về đức tính chăm chỉ cần cù là một đức tính tốt mà mọi người đều cố gắng rèn luyện. Có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với câu chuyện rùa và thỏ là một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng. Qua câu chuyện này chúng ta học được một điều quý giá về sự siêng năng cần cù chính là cách thức làm việc hiệu quả thay vì sự nhanh nhạy mà chủ quan. Không phải trong cuộc sống này, ai cũng thông minh. Một số người khác mặc dù không có trí thông minh, nhưng lại thành công trong cuộc sống là bởi vì họ đã "cần cù bù thông minh".
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có đức tính này sẽ đạt được những điều mình mong ước trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích đầu tiên là hoàn thành được các bậc học và ra trường để có việc làm, tạo lập cuộc sống cho bản thân thì họ phải vượt qua được những trở ngại, thử thách, tích cực lao động, học tập, rèn luyện, tìm tòi sáng tạo mới đạt được mục tiêu ấy. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ta phải tập trung, cố gắng thực hiện công việc thật tỉ mỉ, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm làm thì năng suất lao động sẽ được nâng cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã thực hiện hơn 1000 thí nghiệm nhằm tạo ra pin cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động cật lực, cần cù và kiên trì mới có thể thành công và mang thành quả của bản thân mình đóng góp vào sự tiến bộ của nhân loại. Sự kiên nhẫn và bền bỉ đã tại nên một con người tốt và đức tính đó làm cho chúng ta vững vàng hơn trên con đường mà mình đã lựa chọn, đồng thời hành động ấy còn tạo dựng nên một niềm tin. Cố gắng vượt qua tất cả mọi điều trong cuộc sống này, hạnh phúc của chúng ta chính là chúng ta đạt được những điều mà chúng ta mong muốn và hoàn thành tốt được những điều đó, hạnh phúc trong mỗi con người đó là hoàn thành được những điều ấy. Chúng ta đã tạo nên những giá trị riêng và hạnh phúc cũng đã tạo ra từ những giá trị bản chất ấy, chúng ta đã tạo nên vô số những giá trị riêng và giá trị của mình đã được tạo nên bởi những giá trị và bản thân mình cần phải được khám phá và điều đó tạo nên những điều hoàn hảo và tốt đẹp nhất cho con người. Trong xã hội, ngoài nhiều người cố gắng vươn lên, cũng có không ít người buông xuôi tất cả. Họ cho rằng mình kém thông minh hơn người khác và luôn coi bản thân như kẻ vô dụng. Từ những suy niệm trên, họ bắt đầu những hành động tiêu cực, chán nản và dần trở thành gánh nặng cho xã hội. "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ thất bại", vì thế những người bi quan sẽ khó tồn tại trong cuộc sống. Ngược lại với những người thành công, cũng có nhiều người quá tự tin vào bản thân. Họ cứ tưởng mình giỏi hơn người ta mà không hề cố gắng, chưa từng nhìn nhận lại bản thân và thấy mình đã trở nên kém cỏi đến nhường nào. Bản thân là học sinh, chúng ta phải biết rõ bản chất, năng lực của mình để rồi từ đó, rèn luyện một cách nghiêm túc nhằm cải thiện bản thân. Trong trường học, chúng ta phải luôn chú ý ôn bài và kiểm tra bài đều đặn, nếu gặp một vấn đề khó thì không nên nản chí mà phải tìm cách giải quyết cho được nó, cũng như lúc ở nhà, ta phải cố gắng hoàn thành từ những việc nhỏ cho đến việc quan trọng. Mỗi lần chúng ta hoàn thành một việc cũng là mỗi lần chúng ta rèn luyện được đức tính chăm chỉ của bản thân.
Qua thực tế và các trải nghiệm trong cuộc sống để chúng ta thấy được cuộc sống không bao giờ dừng lại, cũng như con người phải không ngừng cố gắng và sự chăm chỉ trở thành một trong những phẩm chất không thể thiếu của con người. Cần cù cũng có nghĩa là chăm chỉ học tập, vừa có động lực vươn lên để hoàn thiện bản thân và không bằng lòng với những thứ mình đang có. Chúng ta phải phấn đấu vì sự chăm chỉ có thể bù đắp được trí thông minh của con người.