Mục lục bài viết
1. Hệ tuần hoàn là gì?
Hệ tuần hoàn là một trong những thuât ngữ được sử dụng phổ biến trong sinh học. Bởi nó chính là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy, cacbon đioxide, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó mà giúp nó có thể chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để nhằm duy trì cân bằng nội môi.
Hệ tuần hoàn còn tiếp nhận các sản phẩm phân hủy các chất thải do tế bào thải ra qua nước mô rồi theo máu đến cơ quan để các cơ quan có thể bài tiết thải ra ngoài.
2. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép thì đều có chức năng là vận chuyển máu để cơ thể có thể tiếp thu các chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể. Hệ tuần hoàn đơn chính là hệ thống máu tuần hoàn một lần qua tim rồi sau đó là đến các mô của cơ thể ngay. Các loài cá thường có hệ thống tuần hoàn như thế này vì chúng có được đệm đỡ từ môi trường xung quanh và thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Trong hệ tuần hoàn đơn, máu từ tim đi ra dưới áp lực thấp và chảy đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi được oxi hóa, máu được tập trung vào động mạch ra mang, chúng gom lại để thành một mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch lưng chảy dọc theo thân cá. Các nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi được khử oxi, máu được tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh mạch. Các xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy đến tim
Còn hệ tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn mà máu sau khi được oxy hóa sẽ trở lại tim thêm lần hai trước khi đưa tới các mô trong cơ thể. Theo đó thì hệ tuần hoàn kéo được chia làm hai vòng tuần hoàn rõ rệt bao gồm là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống.
- Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử oxy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
- Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn đơn hay hệ tuần hoàn kép thì đều có chức năng là mang chất thải của tế bào, cơ thể đến các cơ quan bài tiết. Đồng thời thì nhờ có hệ tuần hoàn mà cơ thể có thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong hệ miễn dịch.
Dù là hệ tuần hoàn đơn hay là hệ tuần hoàn kép thì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một đặc điểm chúng đó là tim được xem là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn, nhờ tim có thể hút máu, bơm máy theo các mạch đến với các cơ quan trong cơ thể. Trong hệ tuần hoàn đơn hay là hệ tuần hoàn kép thì đều có hỗn hợp máu và dịch mô hay còn gọi với tên gọi là dịch tuần hoàn. Gần đây thì có nhiều nghiên cứu chỉ ra và cho rằng hệ tuần hoàn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hoocmon.
Vậy thì ngoài những đặc điểm chung như vậy ra thì hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép còn có những đặc điểm nào khác nhau. Các bạn có thể theo dõi nội dung sau đây của chúng tôi:
Bảng: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
Tiêu chí phân loại | Hệ tuần hoàn đơn | Hệ tuần hoàn kép |
Số lượng vòng tuần hoàn | Sinh vật chỉ sở hữu một vòng tuần hoàn | Sinh vật có đến hai vòng tuần hoàn |
Cấu tạo tim | Tim có 2 ngăn (1 tân nhĩ, 1 tâm thất) | Tim có 3,4 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 hoặc 2 tâm thất) |
Áp lực máu | Áp lực máu ở mức trung bình, máu di chuyển trong động mạch | Áp lực máu cao, máu chảy trong động mạch |
Dạng máu | Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi hoặc máu đã pha | Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm (chứa nhiều oxy) |
Hiệu quả | Hiệu quả tuần hoàn thấp | Hiệu quả tuần hoàn cao |
Đại diện | Lớp cá | Lớp lưỡng cư, chim, thú, bò sát |
3. Một vài thông tin về hệ tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn là cơ quan có chức năng là tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các loài động vật. Vậy thì một hệ tuần hoàn thì có cấu tạo như thế nào? Cấu tạo của hệ tuần hoàn là bao gồm: dịch tuần hoàn, tim, hệ thống mạch máu cụ thể như sau:
- Dịch tuần hoàn: dịch tuần hoàn thì bao gồm có máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hòa tan các chất dinh dưỡng và các chất khí, sau đó vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ quan khác để có thể đáp ứng và duy trì sự sống trong cơ thể.
Dịch tuần hoàn = máu/hỗn hợp máu + dịch mô
- Tim: tim thì có chức năng là hút và đẩy máu trong hệ mạch, khi đó thì máu sẽ được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch.
- Hệ động mạch máu: bao gồm
+ Động mạch: Thì có chức năng dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào.
+ Mao mạch: Thì có chức năng dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch.
+Tĩnh mạch: Thì có chức năng là dẫn máu từ các mao mạch về tim.
Hệ tuần hoàn được biết đến là hệ thống cơ quan có chức năng truyền máu. Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến với cơ quan của cơ thể. Và tiến hành mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết. Hệ tuần hoàn giúp chống lại sự nhiễm khuẩn trong hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu gần đây thì nó còn có thêm một chức năng đó là vận chuyển Hormone
Quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn được xác định như sau:
+ Từ có hệ tuần hoàn đến hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
+ Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.
+ Từ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn - cá) đến tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều – lưỡng cư đến tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn - bò sát tim bốn ngăn máu không pha trộn – chim, thú).
Hệ tuần hoàn được chia làm hai loại chính đó là hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở. Mà trong hệ tuần hoàn kín sẽ bao gồm 02 loại nhỏ hơn đó là tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép. Đối với hệ tuần hoàn kín ( hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép) thì tốc độ máu chảy nhanh hơn, máu đi được xa hơn đối với hệ tuần hoàn hở. Như vậy mà nhu cầu trao đổi không khí ở hệ tuần hoàn kín sẽ được đáp ứng tốt hơn. Hệ tuần hoàn đơn và kệ tuần hoàn kép thì sẽ có khác nhau về những đặc điểm như là động vật, cấu tạo tim, số vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể, tốc độ máu trong động mạch.
Như vậy thì hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép là thuộc hệ tuần hoàn kín. Và ở hệ tuần hoàn kín này thì tốc độ của máu sẽ chảy nhanh hơn và có thể đi xa hơn so với hệ tuần hoàn hở.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp thì có thể giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về hệ thống tuần hoàn, và có thể hiểu hơn về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Nếu như các bạn còn có những vấn đề thắc mắc hoặc phản ánh thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại tổng đài 19006162 hoặc là gửi yêu cầu về địa chỉ emai lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp.