1. Phân hiệu trường đại học là gì?

Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trường đại học và cao đẳng mà còn có nhiều trường chuyên nghiệp khác nhau cung cấp sự chuẩn bị cho các lĩnh vực như luật, thần học, y học, kinh doanh, âm nhạc và nghệ thuật. Giáo dục đại học cũng bao gồm các trường đào tạo giáo viên, trường cao đẳng cơ sở và học viện công nghệ. Yêu cầu đầu vào cơ bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là hoàn thành giáo dục trung học và tuổi nhập học thông thường là khoảng 18 tuổi.

Theo Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Căn cứ vào Điều 21 của Luật này quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được hiểu theo 3 loại sau: 

- Phân hiệu đại học Việt Nam tại Việt Nam là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học trong nước, không có tư cách pháp nhân, được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.

- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam là do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập tại Việt Nam và bảo đảm điều kiện hoạt động.

- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại nước ngoài là do cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thành lập tại nước ngoài, bảo đảm điều kiện hoạt động và báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

2. Phân hiệu trường đại học có tên tiếng Anh là gì?

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có tên tiếng Anh là: “Branches of higher education institutions”.

 

3. Hoạt động của phân hiệu trường đại học

* Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam

- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học theo chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học; 

Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương;

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

*Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo quy định đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.

*Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại nước ngoài

Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại nước ngoài thực hiện quy định của nước sở tại về thành lập và hoạt động của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học.

 

4. Quy định về phân hiệu trường đại học

4.1 Điều kiện phân hiệu trường đại học hoạt động đào tạo

Theo quy định, việc thành lập phân hiệu giáo dục đại học sẽ được diễn ra với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam, nên điều kiện để thành lập 2 phân hiệu này cũng được quy định khác nhau:

Thứ nhất, điều kiện để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo

– Một là cơ sở giáo dục đại học phải có đất đai ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Đồng thời phả có thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. không những thế mà phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập phân hiệu đã cam kết.

– Hai là, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam phải có giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định và điều quan trọng hơn hết đó chính là có chương trình đào tạo đối với các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.

– Ba là, phẩm chất và trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục

- Bốn là, cơ sở giáo dục đại học phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của phân hiệu

- Năm là, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam phải có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của phân hiệu.

Thứ hai, đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Giáo dục đại học thì phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam sẽ hoạt động theo quy định đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục. Do đó, theo quy định của Luật Giáo dục đại học thì phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động phải thực hiện một số quy định cụ thể sau đây:

– Một là điều kiện về cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải đang hoạt động hợp pháp, bảo đảm chất lượng theo quy định của nước sở tại.

– Hai là, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam vốn đầu tư ít nhất là 500 tỷ đồng Việt Nam

– Ba là, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải có chương trình đào tạo tại phân hiệu là chương trình có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Bốn là, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện khác về thành lập, hoạt động và thực hiện thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

– Năm là, phân hiệu cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam được giải thể, đình chỉ hoạt động giáo dục của thực hiện theo quy định hiện hành về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

4.2 Thủ tục để phân hiệu trường đại học hoạt động đào tạo

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 93 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP thì thủ tục để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo được thực hiện như thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo theo quy định tại Điều 90 Nghị định này. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo và hồ sơ đề nghị thực hiện hoạt động đào tạo bao gồm các nội dung sau đây:

“Điều 90. Thủ tục để trường đại học hoạt động đào tạo

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo;

b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường;

c) Chương trình đào tạo;

d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:

- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý;

- Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục;

- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.”

Trình tự thực hiện:

- Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học.

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!