Mục lục bài viết
Phân tích nhân vật "tôi" trong Tôi đi học chọn lọc hay nhất
Nhân vật tôi trong truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh có được khắc hoạ rất hay và sâu sắc. Nhân vật tôi thể hiện diễn biến tâm trạng nhiều khung bậc cảm xúc qua từng thời gian, thời điểm. Việc nhân vật này có chuyển biến tâm trạng như thế nào mà lại được khắc hoạ sau sắc đến thế?
Đầu truyện ngắn, tác giả miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi khi trời đã chuyển sang thu. Đó cũng là thời gian tựu trường và cũng là lúc khiến nhân vật tôi nhớ lại những kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên của buổi tựu trường. Truyện ngắn này miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong lúc trên dường đến trường, lúc đã đến trường có sự khác nhau rõ rệt. Tâm trạng nhân vật tôi trên đường đến trường có cảm giác thật khó tả, vừa cảm thấy trang trọng, vừa cảm thấy bồi hồi, lo sợ. Không phải vì lần đầu tiên bước vào cổng trường như những tác phẩm văn học khác, mà ở đây tác đã đã khắc hoạ lại nhân vật cho dù con đường quen thuộc nhưng buổi tựu trường vẫn cảm giác thấy lạ lẫm, hồi bồi như lần đầu tiên đi học vậy.
"Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học".
Trong đoạn văn trên, nhân vật chính là người viết, người miêu tả lại những cảm xúc và ký ức của mình về buổi tựu trường đáng nhớ của mình. Nhân vật này cảm thấy nao nức và hoang mang khi nhớ lại kỷ niệm đó, nhưng cũng rất vui mừng và tưng bừng khi nhìn thấy các bạn cùng trang lứa đến trường như mình. Nhân vật tôi này cũng mô tả về mẹ của mình, người đã dẫn đưa và âu yếm nắm tay đi đến trường trong buổi tựu trường này. Từ sự miêu tả này, có thể thấy rằng mẹ của nhân vật này là người rất yêu thương và quan tâm đến con của mình. Ngoài ra, đoạn văn cũng thể hiện sự tiếc nuối của nhân vật tôi khi không ghi lại được những ý tưởng và cảm xúc của mình vào thời điểm đó, và bây giờ nhân vật tôi không thể nhớ hết được những kỉ niệm đó. Điều này cho thấy một phần nào đó sự tiếc nuối của thời học sinh trong sáng, một phần nào đó khi nhớ lại chính nhân vật tôi cũng cảm thấy hạnh phúc vì những cảm xúc của mình lúc đó.
Cảm giác bồi hồi, lạ lẫm khi tới trường cũng là cảm giác bắt đầu kỉ niệm này. Không phải là lần đầu tiên nhiên vật tôi đi trên con đường này nhưng nhân vật lại cảm thấy những cảnh vật xung quanh có sự lạ lẫm, bồi hồi như tâm trạng của nhân vật vậy. Tác giả đã miêu tả: “con đường ấy tôi đã đi lại nhiều lần”. Thế nhưng, vào buổi tựu trường đầu tiên, tất cả mọi thứ trở nên lạ lẫm, con đường đi dường như dài hơn, hoa cỏ đầy sức sống hơn, hay những tán lá cứ xoè ra như trên đùa cậu vậy. Vì tâm trạng của nhân vật lúc này cũng háo hức đến trường nên cảm thấy cảnh vật xung quanh cũng như vậy, tất cả mọi thứ đều tươi mới một cách lạ thường.
Khi đứng trước cổng trường, nhân vật tôi cảm thấy bồi hồi, bỡ ngỡ và ngạc nhiên. Nhân vật cảm thấy trường mình vừa oai nghiêm nên lại lo sợ vẩn vơ vì sự to lớn, trang nghiêm của ngôi trường lúc bấy giờ. Cũng vì sự lo sợ, bỡ ngỡ đó mà nhân vật tôi hay chính cả những học trò khác cũng chỉ đứng khép nép bên người thân. Tác giả miêu tả những cô cậu học trò này như những con chim đang muốn giang cánh bay lên bầu trời nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Họ cũng muốn được vui chơi, thoải mái như những học trò cũ để đỡ phải rụt rè bên người thân. Tâm trạng nhân vật lại có sự chuyển biến khi đứng trước cổng trường. Lúc này, cậu cảm thấy lạ lẫm, cũng là sân trường đó, cũng là ngôi trường đó, cũng là những lớp học đó mà bây giờ có cái gì đó trở nên oai nghiêm lạ thường. Nhìn mọi thứ thật nghiêm trang nên lúc này tâm trạng nhân vật chuyển sang tâm trạng lo sợ. Lo sợ rằng không biết tự mình làm mọi thứ khi rời xa vòng tay của mẹ có được không. Lo sợ như những chú chim đang muốn rời tổ, muốn giang cánh bay để tìm hiểu về bầu trời rộng lắm nhưng lo sợ không biết mình có làm được không. Dù cậu biết rõ sau buổi học này cậu sẽ trở về nhà nhưng cậu vẫn cảm giác lo sợ, cảm giác xa mẹ không biết mình sẽ như thế nào. Tim như muốn ngừng đập, hai chân không thể đứng vững là những cụm từ miêu tả tâm trạng của cậu lúc này khi được gọi tên vào lớp. Lúc này cảm giác như chính mình quay lại thời học sinh vậy, cảm giác bồi hồi, lo sợ khi gặp bạn bè mới, thầy cô mới, không biết mình có thích nghi được không. Nhưng những suy nghĩ đó chỉ hiện lên trong đầu thoáng qua, cậu đã lấy lại được bình tĩnh và bước vào lớp.
Đoạn tiếp theo miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật khi trống trường vang lên.
"Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp".
Tâm trạng đầu tiên của nhân vật tôi khi nghe thấy tiếng trống trường vang lên chính là cảm giác thấy mình bơ vơ, vụng về, lúng túng không biết làm gì. Bồi hồi hơn hết đó chính là lúc nhân vật nghe ông đốc học đọc tên từng người. Lúc này, nhân vật cảm thấy vừa xúc động vừa hồi hộp đến độ quả tim như ngừng đập, giật mình lúng túng đến nỗi quên cả mẹ đứng sau mình.
Ngay lúc này, điều khiến cho nhân vật tôi và những học trò khác cảm thấy yên tâm hơn đó chính là hình ảnh của thầy hiệu trường. Thầy hiệu trưởng lúc này được miêu tả rất hiền từ và dịu dàng. Hình ảnh thầy như người mẹ hiền thứ hai dẫn dắt những đứa con của mình trong trường. Tác giá miêu tả "bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước" khiến cho nhân vật tôi tự tin hơn bước về phía trước, không cảm thấy e dè, lúng túng nữa. Tác giá miêu tả một cách chân thực nhất những khoảng khắc trong sách ấy, những giọt nước mắt, những tiếng khóc khi phải rời xa vòng tay bố mẹ.
“Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy trong tâm trí thôi. Nhưng tiếng phấn của thày gạch mạnh trên bảng đen đưa tôi về cảnh thật”. Một dòng suy nghĩ thoáng chốc nhưng trong sáng và đáng nhớ của nhân vật tôi khi đưa bút biết vào tập: Tôi đi học. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi qua truyện ngắn này, vừa đơn giản nhưng vừa xúc động, khắc hoạ chân thực đến nỗi mình có cảm giác như mình quay trở lại buổi đầu tiên đi học vậy.
Thanh Tịnh là một trong những nhà văn xuất sắc về viết truyện ngắn. Những truyện ngắn của tác giả khắc hoạ lại tâm trạng nhân vật một cách chân thực nhất. Qua phân tích nhân vật tôi trong truyện ngắn "Tôi đi học", chính bản thân mình cũng cảm giác như được sống lại tuổi thơ, chính cảm thân mình cũng sống lại khoảnh khắc bồi hồi ấy một lần nữa. Từ đó, cảm giác biết quý trọng từng khoảnh khắc trong cuộc đời mình hơn.
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến Phân tích nhân vật tôi trong Tôi đi học. Nếu có vướng mắc liên quan đến pháp luật hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác hãy gọi 1900.6162 để được tư vấn qua tổng đài trực tuyến cũng như được đội ngũ luật sư tốt nhất của Luật Minh Khuê hỗ trợ kịp thời. Luật Minh Khuê rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách về mặt pháp lý.
Trân trọng cảm ơn!