1. Khái niệm phong trào công nhân

Phong trào công nhân là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại giai cấp tư sản, đây là những người "đào mồ chôn" giai cấp tư sản.

 

2. Quá trình hình thành giai cấp công nhân Việt Nam

Trước thế kỉ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá tuy nhiên đã có những tầng lớp thợ thủ công.

Từ thế kỉ XV, XVI xuất hiện "những người lao động làm thuê", tới đầu thế kỉ XIX ngành khai mỏ phát triển và có rất nhiều thợ mỏ làm việc trong các hầm mỏ khai thác, tuy nhiên đó chưa phải là công nhân hiện đại.

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp từ năm 1897 tới năm 1914, số lượng công nhân tăng nhanh rất nhiều lên tới 49.000 người.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa để bủ đặp những thiệt hại mà chiến tranh gây ra. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến làm số lượng công nhân tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở Hải Phòng, Nam Định.

Cuối năm 1929 số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của Pháp là hơn 22 vạn người. Hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã dẫn tới sự ra đời những phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, đó là điều kiện cơ bản xuất hiện giai cấp công nhân Việt Nam.

Công nhân nước ta đa số xuất phát từ nông dân. Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất kiên trung chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tuy còn non trẻ nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với Pháp. Các cuộc đấu tranh đa phần do tự phát, chưa có tổ chức lãnh đạo, đấu tranh với mục đích đòi tự do, cơm áo, gạo tiền...Tuy nhiên cũng có một số cuộc đấu tranh của công nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, biểu tình thả Phan Bội Châu, đưa tang Phan Chu Trinh.

Khi chủ nghĩa Mac lenin được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam, các cuộc bãi công ngày một tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong thế kỉ XX đã là điều kiện quyết định cho sự ra đời của các tổ chức Cộng sản, là nền tảng cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

 

3. Thời điểm phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát lên tự giác hoàn toàn

3.1. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929

Trước năm 1930 phong trào yêu nước ở Việt Nam đều nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại do không có đường lỗi lãnh đạo đúng đắn, đặt ra tình hình phải có một tổ chức lãnh đạo cách mạng.

Năm 1929, chủ nghĩa Mac-Lenin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam làm phong trào công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh dẫn tới sự ra đời liên tiếp của ba tổ chức Cộng Sản:

  • Đông Dương cộng sản Đảng (6/1929)

Tháng 3/1929 một số hội viên tiêu biểu của Hội Việt nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì đã tổ chức họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên. Tại kì họp Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc kì đề nghị thành lập Đảng nhưng không được chấp nhận nên đã bỏ về nước.

17/6/1929 tại số nhà 312 Khâm Thiên, Hà nội thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa Liềm, cử ra ban chấp hành Trung ương Đảng.

  •  An Nam Cộng Sản Đảng (8/1929)

Những cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ ở Nam kì thành lập An Nam cộng sản đảng với cơ quan ngôn luận là báo Đỏ.

  • Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929)

Một số thành viên tiêu biểu của Tân Việt thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

 

3.2. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3/2/1930

Với sự ra đời liên tiếp của ba tổ chức Cộng sản cuối năm 1929 dẫn đến tình trạng các tổ chức cộng sản này tranh giành sức ảnh hưởng của nhau, phân tán lực lượng. Vì vậy việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản này thành một chính đảng duy nhất là vô cùng cần thiết.

Dưới sự chỉ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam được tổ chức từ ngày 6/1 đến 7/2/1930 tại Cửu Long- Trung Quốc. Hội nghị đã thống nhất hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng có tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương văn tắt, sách lược văn tắt, đây chính là cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam đó là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và tư tưởng Mac lenin. Đảng ra đời là mốc son chói lọi trên con đường cách mạng của dân tộc ta. Đảng ra đời là sự kết hợp độc đáo của chủ nghĩa Mac-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Việc thành lập đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo đường lối lãnh đạo, từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản mà đội tiên phong là giai cấp công nhân. Đây là sự kiện đánh dấu chuyển mình của giai cấp công nhân từ tự phát sang tự giác hoàn toàn.

 

4. Câu hỏi củng cố về phong trào công nhân

Câu 1: Tháng 3/1929 tại số nhà 5D Hàm Long Hà Nội có sự kiện:

A. Chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập

B. Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C. Tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập tại Việt Nam

D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng

Đáp án: A

Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên.

Câu 2: Tiền thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn là tổ chức:

A. Tân Việt Cách mạng đảng

B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C. Việt Nam quốc dân đảng

D. Hội phục Việt

Đáp án: A

Do chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, xu hướng cách mạng trong nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng chiếm ưu thế, một bộ phận Đảng viên đã chuyển sang hoạt động cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, một bộ phận khác tích cực vận động thành lập một chính Đảng, 9/1929 cho ra đời Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Câu 3: Một trong những nội dung của hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đầu năm 1930:

A. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

B. Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam

C. Phê phán quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản và nêu chương trình của hội nghị.

D. Bầu ban chấp hành trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư

Đáp án: C

Nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 : Nguyễn Ái quốc phên phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản và nêu chương trình của Hội Nghị.

Câu 5: Văn kiện nào được Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam thông qua:

A. Đề cương văn hoá Việt Nam

B. Luận cương chính trị

C. Báo cáo chính trị

D. Chính cương vắn tắt

Đáp án: D

Hội nghị thành lập Đảng thông qua chính cương văn tắt, Sách lược văn tắt của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 6: Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác hoàn toàn?

A. Đảng cộng sản Ra đời năm 1930

B. Phong trào công nhân Ba Son

C. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản

D. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Đáp án: A

Đảng ra đời là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của giai cấp công nhân Việt Nam, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và có khả năng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, đánh dấu phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác hoàn toàn.

Câu 7: Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?

A. Chính cương văn tắt, sách lược văn tắt

B. Luận cương chính trị

C. Thư của Trung ương gửi các cấp đảng bộ

D. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng

Đáp án: A

Hội nghị thành lập đảng thông qua chính cương văn tắt, sách lược vắn tắt được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng, nội dung cương lĩnh xác định nhiệm vụ chống đế quốc được đưa lên hàng đầu.

Câu 8: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam:

A. Tự do và dân chủ

B. Độc lập và tự do

C. Ruộng đất dân cày

D. Đoàn kết với cách mạng thế giới

Đáp án: B

Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc kết hợp vấn đề dân tộc và giải phóng giai cấp, độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.

Câu 9: Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam:

A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Tinh thần đại đoàn kết

C. Sự phát triển của đất nước về mọi mặt

D. Sự giúp đỡ của lực lượng dân chủ thế giới

Đáp án: A

Sự kiện Đảng ra đời là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

Câu 10: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã chấm dứt:

A. Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản

B. Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

C. Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam

D. Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Đáp án: B

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ khuynh hướng vô sản đã chiếm ưu thế, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Trên đây là chia sẻ của Luật Minh Khuê về phong trào công nhân và sự kiện đánh dấu sự chuyển mình của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác hoàn toàn. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích giành cho bạn đọc.