Mục lục bài viết
Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014 (Luật sử đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng năm 2020); Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:
1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
2. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức.
3. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
Để hiểu rõ về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, Luật MinH Khuê phân tích chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan như sau:
1. Thiết kế xây dựng và nhiệm vụ của nó
Thiết kế xây dựng là việc tạo ra các bản vẽ, quy ước sáng tạo từ đó triển khai, xây dựng nên các công trình kiến trúc trong tương lai. Đây là cơ sở hoạt động thi công xây dựng nên đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu nhất định.
Thiết kế xây dựng bao gồm thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thị công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế. Trong đó:
- Thiết kế sơ bộ thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình kiến trúc, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, các thiết bị cơ sở xác định đầu tư thi công công trình;
- Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập dựa trên cơ sơ phương án thiết kế, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước tiếp theo;
- Thiết kế kỹ thuật là thiết kế chi tiết hóa các thiết kế cơ sở sau khi dụa án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu xây dựng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Một số yêu cầu đối với thiết kế xây dựng công trình, đó là:
- Đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, phù hợp với nội dung đầu tư xây dựng, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng;
- Nội dung thiết kế xây dựng phải tuân thủ yêu cầu theo từng bước thiết kế;
- Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật về vật liệu xây dựng, về công năng sử dụng, công nghệ ứng dụng;
- Đảm bảo tính an toàn, chịu lực trong vận hành, phòng cháy chữa cháy và các điều kiện an toàn khác;
- Đảm bảo mĩ quan, cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường;
- Giải pháp thiết kế phù hợp, chi phí xây dựng hợp lý, đồng bộ trong từng công trình liên quan;
- Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp pháp luật quy định;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ năng lực phù hợp với các loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
Theo đó, Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được quy định như sau:
- Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết;
- Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm: Mục tiêu xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng công trình; Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình; Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình;
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế để bảo đảm hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
>> Tham khảo: Nội dung nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình?
2. Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
- Thành phần hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh bản vẽ thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình dự án xây dựng (nếu có).
Trong đó,
- Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích thước, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xã nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;
- Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
Cụ thể, trong một hồ sơ thiết kế của công trình xây dựng hoặc một sự án xây dựng gồm các bước như thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình cụ thể mà công việc thiết kế được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước. Nếu dự án được thiết kế 2 bước hoặc 3 bước thì sẽ cần hồ sơ thiết kế cơ sở.
+ Hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Chủ yếu trình bày thuyết minh thiết kế: thông tin chung của dự án, tóm tắt địa điểm, quy mô, giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bằng, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng, kích thước khối lượng chính, mốc định vị, kết nối hạ tầng, ... ;
- Phối cảnh toàn bộ công trình;
- Phương án phòng cháy chữa cháy, phương án công nghệ;
- Diễn giải các tài liệu pháp lý liên quan.
Lưu ý: bản vẽ thiết kế ghi rõ kích thước, tỷ lệ. Thường bao gồm: các mặt cắt ngang, mặt cát dọc chính, mặt đứng , ... Sơ đồ mặt bằng, bố trí, kích thước kết cấu chịu lực chính nhưu nền, móng, sàn, cột, ... Hệ thống bên trong, bên ngoài công trình, phòng cháy chữa cháy, ...
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm:
- Thuyết minh thiết kế kỹ thuật: Căn cứ để lập thiết kế, danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, các yếu tố tác động tới thiết kế;
- Năng lực, công nghệ, biện pháp an toàn và giải pháp kiến trúc chi tiết;
- Bản vẽ phối cảnh chi tiết, bản vẽ chi tiết từng hạng mục, ...
- Dự toán xây dựng chi tiết tổng công trình và từng hạng mục. Các chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng ... Tổng chi phí không được vượt quá tổng chi phí đầu tư được duyệt.
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, cụ thể:
- Bản vẽ chi tiết mặt bằng, chi tiết từng hạng mục, chất lượng, quy cách, số lượng, ... của vật liệu, thiết bị. Các tiêu chuẩn đi kèm từng hạng mục. Thuyết minh chi tiết những nội dung mà bản vẽ không thể hiện được hết.
- Chỉ dẫn về phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường, quy định kỹ thuật bảo hành duy trì, ...
- Ước lượng dự toán chi phí xây dựng cho từng hạng mục.
Cần lưu ý, Chỉ dẫn kỹ thuật là một nội dung nằm trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Chỉ số kỹ thuật này được quy định cụ thể như sau:
+ Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng , làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.
+ Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng.
+ Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II.
Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.
- Cơ quan có thẩm quyền quy định về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng: Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách, nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.
- Quy định về các bước thiết kế xây dựng, như sau:
+ Tùy theo quy mô, tính chất của sự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết dịnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;
+ Nội dung của từng bước thiết kế xây dựng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xây dựng và phù hượp với mục đích, nhiệm vụ thiết kế xây dựng, đặt ra cho từng bược thiết kế xây dựng;
+ Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước. Trong quá trình lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, chủ đầu tư được quyết định việc điều chỉnh thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả và yêu cầu sử dụng khi không làm thay đổi về mục đích, công năng, quy mô, các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc tại quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt.
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thiết kế xây dựng trừ các bước thiết kế xây dựng được giao cho nhà thầu xây dựng lập theo quy định của hợp đồng.
3. Một số lưu ý về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
- Quy định về hình thức hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, bao gồm những điều sau đây:
- Hồ sơ phải được đóng thành tập (đóng cuốn);
- Hồ sơ phải được lập chỉ mục, đánh số thứ tự rõ ràng và đồng nhất để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng và bảo quản lâu dài;
- Trong từng bản vẽ phải có thông tin chi tiết về nhà thầu thiết kế, người kiểm tra, người thiết kế, người đại diện theo pháp luật, ... Thông tin này phải được hiển thị rõ ở khung tên;
- Để đảm bảo tỷ lệ cũng như độ sắc nét cho hồ sơ. Các bản vẽ khi in thường chọn in dưới bản vẽ khổ lớn như A0, A1, A2, A3, ... định lượng giấy từ 90 ~ 120 gsm. Đối với bản vẽ quy hoạch và bản vẽ phối cảnh, nên chọn in màu nét.
- Quy định về lưu trữ hồ sơ thiết kế công trình:
Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.
Việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau:
- Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện;
- Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
Lưu ý: Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.
>> Tham khảo: Khi nào thì chủ nhà được tự thiết kế xây dựng công trình nhà ở của mình theo Luật xây dựng hiện nay?
Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của công ty Luật Minh Khuê chúng tôi 1900.6162 để nhận được sự giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời đế từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!