Mục lục bài viết
1. Phương tiện bay vũ trụ
Quan niệm này cho phép phân biệt sự khác nhau giữa phương tiện bay vũ trụ (loại vật thể vũ trụ có nguồn gốc nhân tạo) với các vật thể vũ trụ tự nhiên, như Mặt Trăng và các hành tinh ... Luật vũ trụ quốc tế điều chỉnh các hoạt động có liên quan với các phương tiên bay vũ trụ, từ thời điểm phóng hoặc lắp đặt chúng trong khoảng không vũ trụ, kể cả trên các hành tinh. Đến trước thời điểm được quy định này, mọi hoạt động chế tạo và phóng phương tiện bay vũ trụ (vật thể vũ trụ nhân tạo) thuộc phạm vi điều chỉnh của luật trong nước nếu không có thoả thuận nào khác giữa các quốc gia, ví dụ như trong việc chế tạo và cùng phóng chung phương tiện bay vũ trụ của một nhóm quốc gia.
Mỗi phương tiện bay vũ trụ được đưa vào khoảng không vũ trụ phải được đăng ký. Công ước 1975 về đăng ký các phương tiện bay vũ trụ đã đưa ra nghĩa vụ đăng ký này tại quốc gia hữu quan và tại Liên hợp quốc. Việc đăng ký phương tiên bay vũ trụ làm phát sinh các hệ quả pháp lý nhất định. Đó là, phương tiện bay vũ trụ và phi hành đoàn (kể cả quốc tế), trong khi đang ở trên vũ trụ phải chịu sự kiểm soát và tuân thủ quyền lực của quốc gia đăng ký phương tiện bay vũ trụ. Quốc gia đảm bảo quyền chủ quyền của mình đối với phương tiện bay vũ trụ và phi hành đoàn vũ trụ cùa mình, bao gồm cả quyền sở hữu đối với phương tiên này.
Ngoài ra, quy chế pháp lý của phương tiện bay vũ trụ còn được quy định trong các hiệp định thành lập tổ chức quốc tế tiến hành hoạt động vũ trụ và các hiệp định về thành lập trạm vũ trụ quốc tế, như ISS. Các quy định loại này có tính chất bổ sung cho quy chế pháp lý của phương tiện bay vũ trụ. Trên bình diện lý luận đang có sự thảo luận tích cực về quy chế pháp lý của hệ thống vận tải hàng không vũ trụ trong thời gian đang ở trong khoảng không gian (môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không) cũng như trong thời gian đang ở trong khoảng không vũ trụ (môi trường hoạt động của phương tiện bay vũ trụ).
2. Phi hành đoàn vũ trụ
Trong Hiệp ước năm 1967 về vũ trụ, khi nhấn mạnh đến ý nghĩa nhân loại chung của sứ mệnh chinh phục vũ trụ mà các phi hành gia vũ trụ thực hiện, điều ước này đã khẳng định các phi hành gia vũ trụ là “sứ giả cùa nhân loại trong vũ trụ”. Chính vì vậy, họ có quyền được nhận sự trợ giúp của các quốc gia thành viên Hiệp ước trong trường hợp hỏng máy, gặp tai nạn kỹ thuật hoặc phải hạ cánh bắt buộc trên lãnh thổ của nước khác hoặc trên biổn quốc tế. Trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, các phi hành gia vũ trụ phải được đảm bảo an ninh và chuyển giao ngay cho quốc gia đăng tịch phương tiện bay vũ trụ. Trong quá trình hoạt động các phi hành gia vũ trụ có quyền đi lại trên Mặt Trăng và các hành tinh khác.
Luật vũ trụ quốc tế cũng đưa ra các nghĩa vụ dành cho phi hành đoàn, như nghĩa vụ không được thực hiện các hoạt động không phù hợp với quyền lợi của toàn thể nhân loại, nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau trong khi hoạt động tác nghiệp trong khoảng không vũ trụ và các hành tinh. Các điều ước quốc tế về vũ trụ còn điều chỉnh rất cụ thể các vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của phi hành gia vũ trụ.
3. Quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia trong hoạt động vũ trụ
Cơ sở pháp lý ghi nhân các quyền và nghĩa vụ pháp lý của quốc gia trong hoạt động vũ trụ là Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động vũ trụ của quốc gia năm 1967; Hiệp định về trợ giúp và trao trả phi hành gia vũ trụ và phương tiện bay vũ trụ được đưa lên khoảng không vũ trụ năm 1968; Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra năm 1972; Công ước về đăng ký phương tiện bay vũ trụ được đưa lên khoảng không vũ trụ năm 1976; Hiệp định về hoạt động của quốc gia trên mặt trăng và các hành tinh năm 1979. Ngoài ra còn bao gồm các nghị quyết có tính khuyến nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc, như Tuyên bố về các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động của quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ năm 1963; Các nguyên tắc về việc các quốc gia sử dụng vệ tinh nhân tạo Trái Đất để truyền hình trực tiếp quốc tế năm 1982, các nguyên tắc về sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ năm 1992...
Qua quy định cùa văn bản quốc tế nêu trên, có thể xác lập một danh mục các quyền dành cho quốc gia trong việc thực hiện hoạt động vũ trụ như sau:
- Quyền tiến hành nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ và các hành tinh mà không có sự phân biệt đối xử bất kỳ nào, dựa trên cơ sở bình đẳng trong việc tự do đi vào tất cả các khu vực của các hành tinh;
- Quyền tự dọ thực hiện các nghiên cứu khoa học trong khoảng không vũ trụ và các hành tinh;
- Quyền sử dụng trang thiết bị và phương tiện bất kỳ và nhân viên quân sự để nghiên cứu khoa học các hành tinh hoặc các mục đích hoà bình bất kỳ nào khác;
- Duy trì thẩm quyền tài phán và kiểm soát đối với phương tiện bay vũ trụ và phi hành đoàn vũ trụ được phóng lên, và cả quyền sở hữu đối với phương tiện bay vũ trụ không phụ thuộc vào địa điểm nơi có phương tiện bay vũ trụ;
- Quyền được thực hiên hoạt động tham vấn với quốc gia có kế hoạch nghiên cứu vũ trụ, khi có cơ sở cho rằng hoạt động này có thể gây thiệt hại cho hoạt động của quốc gia khác khi đang hoạt động nghiên cứu vũ trụ một cách hoà bình;
- Quyền được thu thập các mẫu khoáng vật và các mẫu khác trên Mặt Trăng và các hành tinh đồng thời chuyển các mẫu này về Trái Đất;
- Có quyền yêu cầu được dành cho các khả năng để quan sát các chuyến bay của phương tiện bay vũ trụ nước mình.
- Quyền thực hiện truyền hình trực tiếp với sự trợ giúp của vệ tinh nhân tạo và chuẩn y quyền thực hiện này cho pháp nhân và tổ chức thực hiên, đây là các chủ thể thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia.
Bên cạnh các quyền quan trọng nêu trên, các quốc gia phải có trách nhiêm tuân thủ các nghĩa vụ sau đây trong quá trình hoạt động vũ trụ:
- Nghĩa vụ thực hiện các hoạt động vũ trụ phù hợp với luật quốc tế, kể cả Hiến chương Liên hợp quốc, vì việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
- Giúp đỡ các phi công vũ trụ của nước khác trong trường hợp hỏng máy, gặp sự cố và phải trao trả họ ngay cho quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ;
- Thông báo nhanh chóng cho các nước khác hoặc Tổng thư ký Liên hợp quốc về các hiện tượng xuất hiện trong vũ trụ có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và sức khoẻ của phi công vũ trụ;
- Gánh chịu trách nhiệm quốc tế đối với các hoạt động trong vũ trụ của các cơ quan nhà nước và pháp nhân phi chính phủ của mình;
- Gánh chịu trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra;
- Trao trả cho quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ các phương tiện, vật thể vũ trụ được tìm thấy ở bất kỳ đâu nằm ngoài biên giói của nước phóng phương tiện bay vũ trụ;
- Quan tâm đến các quyền lợi phù hợp của nước khác trong nghiên cứu vũ trụ;
- Thông qua các biên pháp phù hợp để tránh làm ô nhiễm môi trường vũ trụ và thay đổi bất lợi môi trường Trái Đất
- Tiến hành các cuộc tham vấn quốc tế trước khi thực hiên các thí nghiêm chứa đựng hậu quả nguy hiểm;
- Trong mức độ khả năng có thể được thực hiện cao nhất, phải có nghĩa vụ thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, cộng đồng xã hội và cộng đồng khoa học quốc tế về tính chất, địa điểm, quá trình và các kết quả cùa hoạt động vũ trụ của mình;
- Đăng ký các phương tiên bay vũ trụ của mình được phóng lên vũ trụ và thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về từng phương tiện bay vũ trụ để đăng ký chứng vào danh mục quốc tế;
- Đảm bảo các hoạt động truyền hình trực tiếp phù hợp với luật quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế hữu quan nói riêng;
- Tích cực đáp ứng các chất vấn liên quan đến kế hoạch thí nghiệm có khả năng gây nguy hiểm trong vũ trụ, hoạt động truyền hình quốc tế trực tiếp và sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trên phương tiên bay vũ trụ;
- Giúp đỡ các quốc gia bị thiệt hại trong trường hợp phương tiện bay sử dụng năng lượng hạt nhân bị hỏng máy;
- Trong quá trình hoạt động nghiên cứu vũ trụ cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của các nước đang phát triển.
Trên đây là toàn bộ nội dung quyền và nghĩa vụ dành cho quốc gia trong hoạt động vũ trụ. Từ tổng thể các quy định này có thể cho phép phân chia được các nguyên tắc chuyên biệt của hoạt động vũ trụ và đây là bằng chứng đầy thuyết phục về sự hình thành của một ngành luật độc lập đặc biệt của hệ thống luật quốc tế, đó là luật vũ trụ quốc tế.
4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế
Trong quá trình loài người tiến hành các hoạt động vũ trụ, Liên họp quốc có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, các cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực này đã được thành lập và thực thi có hiệu quả các chức năng của mình. Bên cạnh Liên hợp quốc, còn hình thành một loạt các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như phi chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng vũ trụ vì lợi ích chung của nhân loại. Quyền lợi và nghĩa vụ của từng tổ chức quốc tế hữu quan này được ghi nhận trong điều lệ hay quy chế thành lập của mỗi tổ chức và tổng thể các quyền cùng nghĩa vụ được phân biệt phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của từng tổ chức.
Vào năm 1964, dựa trên cơ sở Hiệp định về các điều kiện tạm thời thành lập hệ thống vê tinh liên lạc thương mại toàn cầu, tổ chức quốc tế thông tin vệ tinh (INTERSAI) đã được thành lập. Vào năm 1971 đã ký Hiệp định thường trực về INTERSAI. Thành viên của tổ chức quốc tế này bao gồm ttên 130 quốc gia. Nhiệm vụ của INTERSAI là xây dựng và khai thác một hệ thống thông tin vệ tinh nhân tạo của Trái Đất dựa trên các nguyên tắc thương mại. Trụ sở của INTERSAI đặt tại Oasinhton (Hoa Kỳ).
Năm 1971 Tổ chức thông tin vũ trụ quốc tế (INTERSPUTNIK) đã được thành lập có nhiệm vụ phối hợp các cố gắng của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực chế tạo và khai thác hê thống thông tin liên lạc qua các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Trụ sở của tổ chức quốc tế này đóng tại Matxcơva (Cộng hoà Liên bang Nga). Vào năm 1997 Hiệp định về INTERSPƯTNIK đã được tu chính và thông qua.
Trong các lĩnh vực hoạt động vũ trụ chuyên biệt cần phải kể đến TỔ chức thông tin vệ tinh hàng hải quốc tế, được thành lập năm 1976. Thành viên của Tổ chức quốc tế bao gồm trên 60 quốc gia. Mục tiêu hoạt động của INMARSAI là đảm bảo các khu vực vũ trụ cần thiết để hoàn thiện thông tin liên lạc hàng hải, vì lợi ích nâng cao hệ thống thông báo về sự cố hỏng máy và đảm bảo sự sống của con người trên biển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của tàu thuyền, hoàn thiện hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc hàng hải của xã hội và khả năng phát thanh. Trụ sở của INMARSAI đặt tại Luân Đôn (Anh). Hiện naỹ đang tiến hành tu chính các văn bản thành lập của INMARSAT.
Trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế khu vực hoạt động trong lữih vực vũ trụ cần phải kể đến cơ quan vũ trụ châu Âu được thành lập vào năm 1975 bàng con đường hợp nhất tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu và tổ chức chế tạo tên lửa đẩỳ châu Âu đã tổn tại trước đó. Căn cứ theo văn kiện thành lập cơ quan vũ trụ châu Âu thì tổ chức này có nhiệm vụ hiệu chỉnh và phát triển sự hợp tác giữa các nước châu Âu ữong lĩnh vực soạn thảo và áp dụng khoa học và kỹ thuật vũ trụ chỉ duy nhất vì mục đích hoà bình. Trụ sở của cơ quan này được đặt tại Paris.
Bên cạnh các tổ chức quốc tế liên chính phủ nêu trên, cần phải chú ý tói vai trò quan trọng khồng nhỏ của các Tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động trong Bhh vực đặc thù này. Tổ chức vũ trụ quốc tế phi chính phủ có uy tín nhất là Uỷ ban nghiên cứu khoảng không vũ trụ và Liên đoàn vũ trụ học quốc tế. Uỷ ban nghiên cứu khoảng không vũ trụ được thành lập năm 1958, theo sáng kiến của Hội đồng liên minh khoa học quốc tế. Uỷ ban này có nhiêm vụ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trên phạm vi quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đêh sử dụng kỹ thuật vũ trụ. Trong thành phần của uỷ ban bào gồm các viện hàn lâm khoa học và các cơ quan nhà nước của khoảng 40 quốc gia cũng như trên 10 tổ chức khoa học quốc tế.
Liên đoàn vũ trụ học quốc tế chính thức được thành lập vào năm 1952. Nhiệm vụ của tổ chức này là góp phần phát triển vũ trụ học, truyền bá các thông tin về chứng, thúc đẩy quyền lợi vằ duy trì sự phát triển xã hội, triệu tập các Hội nghị hàng năm... Thành phần của Liên đoàn bao gồm các tổ chức vũ trụ học của các nước khác nhau, các tổ chức quốc tế phù hợp, các hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ. Liên đoàn có trên 110 thành viên.
Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)