Mục lục bài viết
1. Tổng quan về các phương thức xét tuyển đại học
Theo quy định của pháp luật tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1957/BGDĐT - GDĐH nêu rõ danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:
- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024: Đây là phương thức phổ biến nhất dựa trên điểm thi các môn trong tổ hợp xét tuyển của thí sinh.
- Xét tuyển theo kết quả học bạ trung học phổ thông: sử dụng điểm thi trung bình các môn trong học bạ trung học phổ thông của thí sinh theo quy định của từng trường đại học.
- Xét tuyển thẳng: Áp dụng cho các đối tượng thí sinh có thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa hoặc giải thưởng cao theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc trường đại học.
- Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy: Dựa trên điểm thi các bài đánh giá năng lực, tư duy do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức.
- Xét tuyển theo chứng chỉ tiếng anh quốc tế: Sử dụng điểm thi các chứng chỉ tiếng anh quốc tế theo quy định của từng trường đại học.
- Các phương thức xét tuyển khác: Bao gồm xét tuyển theo kết quả thi năng khiếu, xét tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao, xét tuyển vào chương trình liên kết quốc tế và nhiều hơn nữa.
2. Quy định chi tiết về phương thức xét tuyển
Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn số 1957/BGDĐT - GDĐH 2024 nêu rõ danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học 2024 do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định như sau:
Mã 100: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Mã 200: Xét kết quả học tập cấp trung học phổ thông (học bạ)
Mã 301: Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo
Mã 302: Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án và các phương thức khác
Mã 303: Xét tuyển thẳng theo Đề án của cơ sở đào tạo
Mã 401: Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức để xét tuyển
Mã 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển
Mã 403: Thi văn hóa do cơ sở đào tạo tổ chức để xét tuyển
Mã 404: Sử dụng kết quả thi văn hóa do Cơ sở đào tạo khác tổ chức để xét tuyển
Mã 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với điểm thi năng khiếu để xét tuyển
Mã 406: Kết hợp kết quả thi học tập cấp trung học phổ thông với điểm thi năng khiếu để xét tuyển
Mã 407: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả học tập cấp trung học phổ thông để xét tuyển
Mã 408: Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để đánh giá
Mã 409: Kết hợp kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển
Mã 410: Kết hợp kết quả học tập cấp trung học phổ thông với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển
Mã 411: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài
Mã 412: Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển
Mã 413: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với phỏng vấn để xét tuyển
Mã 414: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với phỏng vấn để xét tuyển
Mã 500: Sử dụng phương thức khác
Mã phương thức xét tuyển là một hệ thống mã gồm 3 ký tự được tự định nghĩa bởi các cơ sở đào tạo nhưng phải tuân thủ theo mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định hoặc sử dụng mã phương thức xét tuyển được quy định tại Phụ lục I của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc kết quả học tập cấp trung học phổ thông bao gồm cả việc sử dụng mã tổ hợp như trong phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông thì sẽ áp dụng mã tổ hợp xét tuyển do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Trong trường hợp các tổ hợp này bao gồm các môn năng khiếu thì mã tổ hợp cho các môn năng khiếu là NK1, NK2 sẽ được quy định bởi cơ sở đào tạo.
Với các phương thức xét tuyển khác mà mã tổ hợp sẽ gồm 3 ký tự và được quy định bởi cơ sở đào tạo.
Mỗi phương thức xét tuyển đều đi kèm với các quy định chi tiết về điều kiện, yêu cầu hồ sơ, quy trình xét tuyển và điểm chuẩn để trúng tuyển. Thí sinh cần phải tham khảo thông tin về tuyển sinh từng trường đại học để hiểu rõ về những quy định cụ thể này. Việc tham khảo thông tin tuyển sinh của từng trường là vô cùng quan trọng để thí sinh có thể chuẩn bị và nộp đúng hồ sơ, đáp ứng đủ các yêu cầu của trường. Đồng thời, việc hiểu rõ về quy trình xét tuyển và điểm chuẩn sẽ giúp thí sinh có kế hoạch hợp lý cho quá trình xét tuyển của mình.
3. Lưu ý khi lựa chọn phương thức xét tuyển
Khi quyết định về con đường học vấn thì thì sinh cần tính đến một loạt các yếu tố, từ năng lực đến học tập cho đến sở thích và dự định về nghề nghiệp. Việc chọn lựa phương thức xét tuyển phù hợp nhất là một bước quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và suy xét kỹ lưỡng. Để đảm bảo sự phù hợp thì thí sinh cần dành thời gian để tìm hiểu cẩn thận về các trường đại học, các ngành học và các phương thức xét tuyển mà mình quan tâm trước khi bắt đầu quá trình đăng ký nguyện vọng. Bằng cách này thì họ có thể tự tin và chuẩn bị tốt nhất cho những bước tiếp theo trong hành trình học tập của mình.
4. Một số nguồn thông tin hữu ích
Sau đây là một số nguồn thông tin hữu ích mà bạn có thể tìm kiếm để nắm bắt thông tin về giáo dục:
- Website chính thức của Bộ Giáo dục và đào tạo: cung cấp thông tin đa dạng về các chính sách giáo dục, thông tin về các cuộc thi học bổng và các tài liệu hướng dẫn về giáo dục và đào tạo.
- Website của các trường đại học là một nguồn thông tin quan trọng để tìm hiểu về các ngành học, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và các dịch vụ hỗ trợ học viên. Bạn có thể tìm thấy thông tin về các khóa học, các hoạt động ngoại khóa cũng như thông tin về các sự kiện và dự án nghiên cứu của trường thông qua cổng website này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các nguồn thông tin khác như diễn đàn trực tiếp, blog giáo dục và các tạp chí chuyên ngành để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về lĩnh vực giáo dục.
Lưu ý về trách nhiệm của cơ sở đào tạo:
- Từ năm 2023 phải xây dựng quy chế tuyển sinh để chi tiết hóa các điều của quy chế này đối với hình thức đào tạo và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
- Phải tổ chức tuyển sinh dựa trên đề án và quy chế ban hành, tuân thủ đầy đủ quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật cũng như chịu trách nhiệm giải trình trước Bộ giáo dục và đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng về công tác tuyển sinh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ và giải quyết mọi rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh; cũng như xử lý đơn thư phản ánh, khiếu nại và tố cáo theo quy định của quy định pháp luật liên quan.
- Cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học trên hệ thống trong vòng 30 ngày sau khi thí sinh hoàn thành thủ tục nhập học; Bảo quản dữ liệu và lưu trữ tài liệu liên quan đến tuyển sinh suốt thời gian đào tạo theo quy định của danh sách phòng thi.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau:Đối tượng ưu tiên, điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh đại học
Bài viết trên luật MInh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Quy định về phương thức xét tuyển đại học mà thí sinh cần biết? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết về nội dung bài viết trên.