Mục lục bài viết
Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì ông C có thể trở thành chủ sở hữu chiếc xe máy đó không? Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản được quy định như thế nào?
Cảm ơn luật sư và mong nhận được sự tư vấn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời :
1. Khái niệm và các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và quyền chiếm hữu tài sản
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật:
- Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 186 Bộ luật dân sự 2015).
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 189 Bộ luật dân sự 2015).
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản (Điều 192 Bộ luật dân sự 2015).
1.1. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định pháp luật
Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, theo đó:
- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thoả thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 237 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu, theo đó quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
- Chủ sở hữ từ bỏ quyền sở hữu của mình.
- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ.
- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
- Tài sản bị trưng mua.
- Tài sản bị tịch thu.
- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.
- Trường hợp khác do luật quy định.
1.2. Quy định pháp luật về chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật
Theo Điều 165 quy định về Chiếm hữu có căn cứ pháp luật, theo đó chiếm hữu có căn cứ pháp luật về việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
- Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân dự phù hợp với quy định của pháp luật;
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Quyền chiếm hữu chỉ chấm dứt khi quyền sở hữu chấm dứt. Theo đó, quyền chiếm hữu chấm dứt trong các trường hợp quy định tại Điều 237 Bộ luật dân sự 2015.
>> Tham khảo: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, ủy quyền doanh nghiệp mới
2. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản
Điều 187 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản như sau:
- Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
- Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 Bộ luật này.
Cụ thể, Điều 236 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật như sau:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, trong trường hợp này mặc dù ông C đã chiếm hữu chiếc xe máy của ông D 10 năm nhưng căn cứ theo Điều 187 Bộ luật dân sự 2015 thì ông C sẽ không thể trở thành chủ sở hữu đối với chiếc xe máy đó căn cứ theo thời hiệu chiếm hữu động sản vì ông C là người được ông D uỷ quyền quản lý chiếc xe máy. Như vậy, ông C chỉ có quyền thực hiện chiếm hữu chiếc xe máy trong phạm vi, cách thức và thời hạn do chủ sở hữu là ông D xác định.
Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến nội dung trên hoặc các lĩnh vực pháp lý khác, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ tới Luật Minh Khuê qua số tổng đài 19006162 để được đội ngũ chuyên viên phòng Hỗ trợ khách hàng của Chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Trân trọng./.