Mục lục bài viết
1. Quyền tác giả được hiểu như thế nào?
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tácphẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 , 2019 quy định. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa theo khoản 1 điều 3 Luật sỏ hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009,2019.
- Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Tại điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009,2019 quy định cụ thể như sau:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: Tác phẩm văn học, hoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự gọi chung là tác phẩm điện ảnh; Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật nhân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định như trên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tácphẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Các tác phẩm liên quan đến những vấn đề trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản hác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó
- QUy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu
- Những đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bao hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ điều 37 đến điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi bổ sung 2009,2019 cụ thể như sau: Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả; Chủ sổ hữu quyền tác giả là các đồng tác giả; Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ chi tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; Chủ sở hữu quyền tác giả là những người thừa kế; Chủ sở hữu quyền tác giả là người được hưởng chuyển giao quyền; Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỹ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính
- Thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với chương trình máy tính: Căn cứ để phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ thì thời điểm để căn cứ phát sinh, xác lập bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính là kể từ lúc chương trình đó được định hình dưới dạng vật chất nhất định mà hông phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ và không cần phải tiến hành bất kỹ một thủ tục công bố hay đăng ký bảo hộ nào. Quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định" Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương iện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký,..."
- Quy định quyền tác giả đối với chương trình máy tính: Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
- Chương trình máy tính là tập hipwj các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể dụng sử nhưng không được chuyển giao cho tổ chúc, cá nhân khác.
- Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác Việc bảo hộ quyển tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
- Theo đó, quyền tác giả đối với chương trình máy tính của tác giả và chủ sở hữu bao gồm: Thỏa thuận bằng văn bản về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính; Sưu tập dữ liệu là tập hơp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả chương trình máy tính
- Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn
- Tác phẩm chương trình máy tính có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hơp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
Lưu ý:- Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó. Ngoài ra, đối với tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó vị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.
- Không tự động hóa bảo hộ nội dung và dữ liệu đi kèm chương trình máy tính: Khi đăng ký bảo hộ chương tình máy tính đó là nội dung và dữ liệu của chương trình máy tính sẽ không được tự đọng bảo hộ đồng thời với việc bảo hộ Chương trình máy tính.
- Tính toàn vẹn của chương trình máy tính: Một chương trình máy tính được bảo hộ khi nó được thể hiện một cách hoàn thiện, hoàn chỉnh và có khả năng làm cho máy tính đọc được, thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể liên quan đến đặc điểm này nhiều công ty phát triền phần mềm hay doanh nghiệp công nghệ đã từng đặt câu hỏi răng đối với Chương trình máy tính đã được đăng ký bảo hộ trường hợp mà doanh nghiệp họ phát triển nâng cấp Chương trình máy tính đó lên phiên bản mới hơn thì có phải đăng ký lại không? Chương trình máy tính được bảo hộ theo cơ chế tự động maf không cần bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào. Do vậy kể cả khi Doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ đối với phiên bản cập nhật thì vẫn được công nhận là chủ sở hữu tácphẩm đó. Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì việc chứng minh quyền sở hữu chương trình máy tính sẽ rất khó khăn, tốn thời gian, công sức khi tranh cấp xảy ra. Do đó, các bên nên quy định một cách rõ ràng trong hợp đồng, thỏa thuận bằng văn bản về quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính khi nâng cấp, cập nhật từ chương trình máy tính ban đầu
Bài viết trên Luật Minh Khuê đã gửi tới khách hàng về nội dung vấn đề bảo hộ chương trình máy tính và những lưu ý khi đăng ký bảo hộ chương trình máy tính. Trong bài viết, nếu có phần nào chưa rõ quý khách hàng có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Xin trân trọng cảm ơn