Giọt nước mắt có lẽ là chi tiết được xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm văn học đương thời. Nổi bật trong đó là hai tác phẩm Vợ Nhặt và Chiếc Thuyền Ngoài Xa.

 

1. Dàn ý cảm nhận chi tiết giọt nước mắt trong tác phẩm Vợ Nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa

A. Mở bài

Giới thiệu tác giả tác phẩm

 

B. Thân bài

- Giọt nước mắt trong tác phẩm Vợ Nhặt chính là sự buồn tủi, xót xa của người mẹ nghèo khổ cho những đứa con của mình. Đồng thời cũng là sự thương thay cho thân phận nghèo khó của mình

- Giọt nước mắt trong Chiếc thuyền ngoài xa chính là tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, đồng thời cũng là sự bất lực trước những bế tắc của cuộc sống

- Điểm giống: đều lên án xã hội đương thời, đồng thời là tiếng nói nhân đạo sâu sắc

- Điểm khác: Giọt nước mắt của bà cụ Tứ Tuy đau khổ nhưng lại là mở ra một tương lai tươi sáng còn giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài lại là phía trước tăm tối.

 

C. Kết bài

Nêu khái quát cảm nhận.

 

2. Cảm nhận chi tiết dòng nước mắt trong tác phẩm Vợ Nhặt và Chiếc Thuyền Ngoài Xa

 Trong vô vàn những tác phẩm văn học Việt Nam, đề tài người nông dân, người mẹ trong những hoàn cảnh gian khổ nghèo đói luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn nhà thơ. Và Vợ Nhặt của Kim Lân cùng chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm tiêu biểu thuộc đề tài đó. Hai tác phẩm của hai tác giả ở hai hoàn cảnh, hai thời điểm khác nhau tưởng chừng không có sự liên quan nhưng lại cùng gặp nhau ở một chi tiết đó là giọt nước mắt.

Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mặt sau này. Còn mình thì... trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắtthằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà làm rỏ xuống những dòng nước mắt.

Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo nhân văn. Đó cũng là những điểm sáng trong sự nghiệp văn học của hai tác giả. Hai tác phẩm đều khắc họa tình người, tình mẹ và chi tiết dòng nước mắt chính là một phương tiện để biểu hiện.

 Vợ Nhặt là những trang văn mà Kim Lân kể về số phận cuộc đời của những người nông dân nghèo trước cách mạng. Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, cao tuổi chỉ còn cậu con trai duy nhất là anh cu Tràng. Gia cảnh của bà cũng như biết bao gia đình khác, đó là sự đói kém, nghèo khổ đến cùng cực. Vậy mà trong hoàn cảnh ấy đứa con trai  của bà đã nhặt được một cô vợ.

 Ban đầu bà ngạc nhiên rồi bất ngờ lắm. Nhưng khi nghe lời giới thiệu của cậu con trai thì bà bỗng hiểu ra cơ sự. Và rồi trong suy nghĩ chậm chạp vì tuổi tác bà cụ Tứ đã phải thốt lên những tiếng than và trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Dòng nước mắt chính là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận. Con lấy vợ vào giữa ngày đó kém, bà lão vừa mừng, vừa tủi và hơn hết bà lo lắng vô cùng.

Bà cụ Tứ đã ở cái tuổi gần đất xa trời, cuộc đời đã rất nhiều đau khổ khi chồng và con gái mất, chỉ còn lại mẹ góa con côi. Anh con trai lại chẳng sáng sủa để mong lấy được vợ. Bà chỉ có mong mỏi lớn nhất là hi vọng gây dựng được gia đình cho con. Mong ước đơn giản ấy sao thật xa vời, khi cảnh đói nghèo cứ bám lấy cuộc sống của hai mẹ con bà. Vậy mà bỗng nhiên anh cu Tràng lại đưa về một người phụ nữ, không lễ nghi, không thủ tục nhưng hai đứa con đáng thương ấy nên vợ nên chồng. Bà cụ Tứ ngổn ngang, tâm trạng mừng vì người ta gặp bước khó khăn này mới lấy con mình nhưng lại tủi bởi người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi. Giá như bà cụ có thể làm được dăm ba mâm thì có lẽ đỡ tủi hờn vơi đi phần nào.

Với những suy nghĩ ngổn ngang của bà cụ Tứ, tác giả đã để cho dòng nước mắt ấy rỉ ra hiếm hoi. Bởi cả đời những năm tháng khốn khổ dường như bà cụ đã cạn khô nước mắt rồi. Có thể nói chi tiết dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Chỉ dòng nước mắt của bà cụ Tứ nhưng ta có thể thấy được tình cảnh xã hội những năm trước cách mạng trong nạn đói 1945. Đặc biệt đó còn là sự cảm thông, thương xót những người nông dân khốn khổ, là sự tố cáo xã hội tố cáo giai cấp thống trị để nén, áp bức người dân. Nhưng đặc biệt ở đây chính là ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ mà Kim Lân dành nhiều tâm huyết và ngòi bút của mình. Chi tiết dòng nước mắt còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc. Dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải rất lớn, diễn tả chân thực sinh động nội tâm nhân vật.

Trái ngược với bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, giọt nước mắt trong Chiếc thuyền ngoài xa lại nói về cuộc đời của người dân sau thời kỳ cách mạng, thời còn nhiều u tối khó khăn. Phùng một nghệ sĩ luôn tìm kiếm cái đẹp đã vô tình bắt gặp và rồi đắm say trước hình ảnh một chiếc thuyền mờ ảo hiện trên sông. Nhưng anh đâu biết rằng đằng sau đó là một bi kịch bạo lực của một gia đình. Người đàn bà hàng chài này phải gánh chịu những trận đòn dã man của người chồng. Người chịu áp lực mưu sinh nuôi sống cả một gia đình và rồi Thằng Phác con trai chị đã xông đến đánh chính cha mình để bảo vệ cho mẹ. Để rồi nhận lại hai cái bạt tai. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà làm rỏ xuống những giọt nước mắt.

Nếu chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ là biểu hiện của nỗi khổ tủi phận, xót xa thì dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài là biểu hiện của sự đau đớn. Hoàn cảnh gia đình bế tắc, gia cảnh nghèo khó, đông con, khó khăn chồng chất khó khăn khiến người đàn bà càng bế tắc. Điều đó làm người chồng phải tìm cách giải tỏa. Nhưng lại giải tỏa bằng cách đánh vợ, bạo lực gia đình. Một cảnh bạo lực không lối thoát, không biết bao giờ có thể kết thúc. Bởi chỉ khi nào ra đình ấy thoát khỏi nghèo, tìm hướng đi riêng cho mình thì mới hy vọng thoát khỏi cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, dòng nước mắt một lần nữa là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng. Chị khóc vì thương con. Khi chồng đánh chị không hề có bất kỳ phản ứng nào, không chạy trốn, không chống trả. Chị  đứng im chịu đòn, cam chịu. Thế nhưng trước hành động của thằng con, nó lao đến bố mình như một viên đạn, rồi đánh bố mình và sau đó nhận lại hai cái bạt tai của bố. Chị như sự thức tỉnh, hành động của thằng con như một viên đạn xuyên qua tâm hồn người đàn bà ấy để thức dậy nỗi đau tận cùng. Chị khóc, chị mếu máo vái lạy con. Chị không chỉ cảm thấy thương xót cho con mà còn thấy có lỗi với con nữa. Thân là một người mẹ, nhưng chị chẳng thể che chắn, bảo vệ cho con, mang đến cho chúng tuổi thơ trong trẻo, yên bình. Những cảnh bạo lực gia đình cứ tàn nhẫn ăn sâu vào ký ức hàng ngày của chúng. Con mắt nhân đạo của Nguyễn Minh Châu được thể hiện qua sự cảm thông, thương xót cho số phận của người đàn bà hàng chài hay cũng như biết bao người phụ nữ đáng thương, tội nghiệp như vậy trong xã hội đương thời. Bên cạnh đó ông còn dùng ngòi bút của mình cất lên lời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ. Trong nỗi đau, người mẹ vẫn cam chịu, nhẫn nhịn, chấp nhận cho chồng đánh đề chồng giải tỏa phần nào áp lực. Cuộc sống đói nghèo để tiếp tục bươn chải mưu sinh.

Chi tiết giọt nước mắt của cả hai tác phẩm đều có những điểm chung. Đó là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ. là giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Bên cạnh đó, hai chi tiết đều góp phần thể hiện giá trị nội dung và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Phản ánh hiện thực xã hội trong những thời điểm khác nhau, thể hiện tấm lòng thương cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả.

 Giọt nước mắt của bà cụ Tứ là ai oán, xót xa, thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho thân phận của mình. Nhưng phía trước của bà cụ là ánh sáng hạnh phúc nhen nhóm. Còn giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài chan sứa sự ngang trái, éo le, phía trước chị lại là một màu xám đen bế tắc.

 Chi tiết giọt nước mắt ở hai tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đều đạt thành công với cả nội dung và nghệ thuật. Tất cả là tiếng nói hiện thực sâu sắc để người đọc tìm đến văn học, tìm đến hiện thực, tìm đến các giá trị nhân văn.

 Trên đây là mẫu cảm nhận dòng nước mắt trong hai tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Vợ Nhặt Luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.