1. Sử dụng video để không vi phạm bản quyền như thế nào?

Xin kính chào các anh/chị luật Minh Khuê. Chúc công ty chúng ta ngày các phát triển. Em có một khúc mắc mong anh/chị giúp đỡ. Em muốn làm một web trong đó có một số video mà không phải do tự em làm mà em lên mạng download về sao đó đưa lên web mình. Em làm như thế nào để được phép sử dụng video đó mà không bị vi phạm luật bản quyền ?
Em mong sớm nhận được phản hồi của anh/chị. Em chân thành cám ơn!

Chiếu bóng đá, xem bóng đá World Cup 2018 ở nhà hàng, quán cafe có phải vi phạm bản quyền của FIFA và phải xin phép hay không?

Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ về bản quyền tác giả, gọi ngay: 1900.6162

 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, Luật sư Minh Khuê xin tư vấn như sau:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các trường hợp phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Theo đó, cần phải xét xem mục đích của bạn khi sử dụng những video đã công bố khi đăng tải lại trên web của bạn nhằm mục đích gì để xét xem bạn có vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ về bản quyền hay không.

Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, bao gồm:

+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Khi sử dụng các tác phẩm nhằm mục đích nêu trên thì bạn không cần xin phép, trả nhuận bút, thù lao nhưng phải đảm bảo việc bạn sử dụng sẽ không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Còn nếu bạn sử dụng vi deo không nhằm thực hiện các mục đích trên thì trong trường hợp này bạn phải trả tiền nhuận bút, thù lao, cụ thể Điều 26 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

"Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”

Do đó, để khẳng định được bạn có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chủ sở hữu các video hay không thì xét xem việc đăng tải video lên web của bạn có nhằm mục đích lợi nhuận hay không. Nếu có thì bạn cần phải liên hệ thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu video để thương lượng về việc sử dụng. Bằng không, việc bạn tự ý sử dụng các video đó sẽ được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Bản quyền là gì? Thế nào là vi phạm bản quyền? Ví dụ

 

2. Thúy Nga Paris có thể đóng cửa vì nạn vi phạm bản quyền

Thúy Nga Productions, vốn nổi tiếng với các ấn phẩm giải trí với tên gọi Paris by Nigh khá nổi tiếng và quen thuộc tại Việt Nam có thể phải đóng cửa vì nạn vi phạm bản quyền.

2.1 Đóng cửa vì nạn vi phạm bản quyền?

Thông tin trên được BBC dưa tin ngày 18-1-2010. Theo đó, người sáng lập ra trung tâm Thúy Nga là ông Tô Văn Lai cho biết nếu tình trạng băng đĩa giả tràn lan và vi phạm bản quyền vẫn tiếp diễn như hiện nay thì sau chương trình Paris by Night thứ 100 vào giữa năm 2010, công ty của ông có thể sẽ phải chuyển sang nghề khác.

Ông Lai nói: "Ước tính cả trong và ngoài nước, có tới 30 triệu người xem Paris by Night, nhưng chúng tôi chỉ bán được có 50.000 cuốn, còn lại là băng đĩa lậu. Chi phí sản xuất băng càng ngày càng cao, thế nhưng nạn in lậu và download lại ngày càng phổ biến. Nhất là công nghệ hiện đại khiến cho việc copy băng đĩa chỉ mất có vài phút đồng hồ cho cả 5 tiếng chương trình”.

Theo ông Lai, nơi DVD của Thúy Nga bị làm lậu nhiều nhất là Úc. Các nơi khác như Hoa Kỳ, châu Âu... đều có nạn làm giả. "Hầu như ai cũng xem, cũng khen, thế nhưng số người mua đĩa thì lại không là mấy."

MC Nguyễn Ngọc Ngạn, người dẫn chương trình chính của Paris by Night, nói rằng tâm lý của người Việt "rất kỳ". "Ăn cắp một ổ bánh mì mà bị người ta bắt gặp thì xấu hổ bỏ xóm mà đi, nhưng ăn cắp một sản phẩm tinh thần thì lương tâm không thấy nao núng gì hết."

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 0986.386.648

 

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Thúy Nga Paris còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Trung tâm Thúy Nga, Thúy Nga Productions - là nhà tổ chức biểu diễn và sản xuất các sản phẩm băng đĩa ca múa nhạc lớn nhất của người Việt ở hải ngoại.

Theo từ điển mở Wikipedia, ông Tô Văn Lai và vợ ông là bà Thúy Nga lập một hãng băng đĩa ở Sài Gòn vào năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, họ ở lại Sài Gòn. Năm 1976, họ vượt biên, sang Paris sinh sống. Ông Lai đi bơm xăng, bà Nga mở một cửa hàng băng đĩa nhỏ trong ngõ nhỏ ở Paris và sinh nhai bằng việc in sang các băng đĩa cũ một cách thủ công để đem đi bán.

Thúy Nga Paris, không như tên thường gọi, hiện lại có trụ sở chính ở Westminster, California ( Hoa Kỳ). Trung tâm này cũng có các chi nhánh hoạt động ở Paris (Pháp) và Toronto, Ontario (Canada).

Thúy Nga là công ty mẹ của một chương trình ca nhạc rất thành công có tên Paris by Night. Paris chính là nơi khởi lập và thành công rực rỡ ban đầu của Công ty Thúy Nga Productions, Ltd. ngày nay.

Paris by Night là một chương trình ca nhạc tạp kỹ bao gồm hầu hết các thể loại như nhạc nhẹ, nhạc cổ truyền, múa, hài kịch... Hai MC nổi tiếng và đã gắn bó lâu năm với chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Nguyễn Ngọc Ngạn là một trong những nhà văn nổi tiếng với nhiều cuốn sách bán chạy, còn Nguyễn Cao Kỳ Duyên được biết đến trước hết là vì cô là ái nữ của ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên Phó tổng thống Việt Nam cộng hòa cũ.

Mặc dù về mặt giấy phép, Thúy Nga chưa phát hành chính thức tại Việt Nam. Tuy nhiên, tổng số đĩa của trung tâm này hàng năm tiêu thụ ở Việt Nam là rất lớn và cái tên của trung tâm này khá quen thuộc với nhiều người dân, song đại đa số là các đĩa in sang lậu.

Ở hải ngọai, tình trạng sang băng lậu và lưu truyền trên internet cũng làm các trung tâm điêu đứng, tạo khó khăn tài chính, đến nỗi Nguyễn Ngọc Ngạn phải nói thẳng thắn "Khán giả phụ Thúy Nga, chứ Thúy Nga không phụ lòng khán giả!...

Sự kiện này thêm một lần nữa cho thấy tâm lý thích "chôm tác quyền" của người Việt mình vẫn còn quá nặng nề và thật đáng chê trách.

(MKLAW FIRM sưu tầm & biên tập)

 

3. Chiếu và xem bóng đá ở nhà hàng, quán cafe có phải vi phạm bản quyền hay không?

FIFA có quy định rất chặt chẽ về việc phát sóng các trận đấu World Cup 2018 ở nơi công cộng. Vậy việc chiếu bóng đá, xem bóng đá World Cup 2018 ở nhà hàng, quán cafe có phải vi phạm bản quyền của FIFA và phải xin phép hay không?

Khi Nói Chiếu Bóng Đá Ở Các Quán Cafe, Nhà hàng Phải Xin Phép VTV hay FIFA là sai so với quy định hiện hành của FIFA. Trên trang chủ của FIFA, vào ô tìm kiếm và gõ từ khóa "public viewing", bạn nhấp vào kết quả thứ hai sẽ hiện ra một file pdf với đầy đủ các quy định về việc tổ chức sự kiện phát sóng tại các tụ điểm công cộng các trận đấu của World Cup 2018. Theo bảng quy định này, thì một sự kiện được xem là "phát sóng tại tụ điểm công cộng" có nghĩa là nơi phát sóng không phải là tại nhà hoặc chốn riêng tư của khán giả. Quy định cũng đưa ra ví dụ cụ thể về "tụ điểm công cộng" bao gồm: quán bar, nhà hàng, sân vận động, bãi đất trống, văn phòng, khu công trường, mỏ dầu, tàu thủy, xe buýt, tàu lửa, các cơ sở vũ trang, cơ sở giáo dục và bệnh viện. FIFA coi những hình thức chiếu trên là: Chiếu nơi công cộng và chia rõ từng loại để biết loại nào phải xin phép, loại nào không xin phép. Cụ thể như sau:

#Loại1: Chiếu nơi công cộng có mục đích thương mại thì phải xin phép (Commercial Public Viewing Event: Công chiếu công cộng có quảng cáo)

#Loại2: Chiếu nơi công cộng ko có mục đích thương mại thì không phải xin phép (Non-Commercial Public Viewing Event: Công chiếu công cộng không quảng cáo)

#Loại3: Chiếu nơi công cộng ko có mục đích thương mại dạng đặc biệt thì phải xin phép (Special Non-Commercial Public Viewing Event: Công chiếu công cộng đặc biệt không quảng cáo. Dành cho những sự kiện có hơn 5.000 người tham dự)

Trong số này, các sự kiện Công chiếu có quảng cáo hoặc Công chiếu đặc biệt biệt không quảng cáo bắt buộc phải liên hệ để xin giấy phép từ FIFA.

Thậm chí các sự kiện có quảng cáo sẽ phải trả một khoản kinh phí để phát sóng trận đấu. Số tiền thu được từ các sự kiện này sẽ được đóng góp vào một trong các quỹ từ thiện của FIFA.

Theo đó, các quán cà phê, nhà hàng, quán bar sẽ được xếp vào #Loại 2 nếu:

+ Không Thu Phí Vào Cửa dù gián tiếp hay trực tiếp, có hoạt động tài trợ. Tóm lại, nếu chỉ thu tiền dịch vụ ăn uống như bình thường là được;

+ Không quá 5000 người xem.

Vì vậy, mọi người vẫn có thể thoải mái thưởng thức bóng đá ở quán ăn, quán cafe, nhà hàng ... vì FIFA không yêu cầu xin giấy phép nhưng vẫn phải tuân theo các quy định của FIFA về việc công chiếu công khai.

(Điểm b, Khoản 2 Quy định của FIFA về Chiếu Bóng Nơi Công Cộng - File đi kèm)

>> Xem thêm: Vi phạm bản quyền facebook là gì? Vi phạm bản quyền facebook có bị sao không?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0986.386.648 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.