Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào về tác phẩm điện ảnh
Tác phẩm điện ảnh là một trong những loại hình tác phẩm nghệ thuật được đầu tư cực kỳ công phu, kỹ lưỡng; là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau để tạo thành tác phẩm hoàn thiện. Việc bảo vệ quyền tác giả cho loại tác phẩm này là vấn đề vô cùng quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, thu lợi nhuận từ giá trị của tác phẩm khi công bố.
Tác phẩm điện ảnh được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh hiện hành như sau:
“Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.”
Bởi tính chất đặc biệt để tạo nên loại hình tác phẩm này, các quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được pháp luật hướng dẫn tương ứng cho các tác giả góp sức sáng tạo, cũng như chủ sở hữu tác phẩm.
Việc hình thành nên một tác phẩm điện ảnh là hoạt động sáng tạo tổng hợp nhiều công đoạn, quá trình khác nhau kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng khác nhau để tạo nên một tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm điện ảnh còn là sản phẩm của hoạt động tư duy sáng tạo của nhiều chủ thể hợp thành. Khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định các chủ thể được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm như: đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim,… Vì vậy, tác phẩm điện ảnh được tạo ra do một tập thể, nhóm người, nên mỗi cá nhân sáng tạo của loại hình này đều có vị trí, vai trò và sự đóng góp riêng biệt trong quá trình hình thành tác phẩm điện ảnh. Kết quả lao động sáng tạo của tác giả được pháp luật và Nhà nước bảo hộ thông qua hệ thống pháp luật, khi Luật sở hữu trí tụệ đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh cho tập thể tác giả về quyền nhân thân và quyền tài sản. Pháp luật quy định, trước khi khai thác tác phẩm cần có sự đồng ý, cho phép của tập thể tác giả và trả nhuận bút, thù lao để đảm bảo sự tôn trọng đối với tác giả cũng như ghi nhận thành quả, công sức của họ, tiếp thêm động lực để họ tiếp tục có những kết quả lao động sáng tạo về sau.
Tác phẩm mang đặc tính vô hình, nên việc chiếm hữu tác phẩm cũng không thể là một trong các yếu tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm.
Tác phẩm điện ảnh có thể là tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm khác, là sáng tạo mới dựa trên tác phẩm gốc đã có theo phương thức chuyển thể, cải biên từ các nguồn tư liệu khác nhau đang được bảo hộ quyền tác giả hoặc đã hết thời hạn bảo hộ. Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền làm tác phẩm phái sinh là một độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên để tạo ra một tác phẩm điện ảnh là tác phẩm phái sinh mới đòi hỏi người sáng tạo phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả.
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm trí tuệ mang tính nguyên gốc, mang đặc trưng riêng biệt vốn có của người sáng tạo. Theo quy định pháp luật, tác phẩm bảo hộ phải là tác phẩm gốc, tác phẩm gốc được ghi nhận là tác phẩm được hình thành một cách trực tiếp từ quá trình lao động của tác giả mà không phải là sự sao chép từ các tác phẩm khác đã có. Việc xác định tác phẩm gốc trong từng lĩnh vực dựa trên các căn cứ liên quan đến quá trình lao động sáng tạo của tác giả, kết quả của tác phẩm sẽ có dấu ấn riêng biệt.
2. Có những loại hình tác phẩm điện ảnh nào?
3. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Theo quy định của Điều ước quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, chủ thể sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh cũng là đối tượng nhận được sự bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được bảo hộ đầy đủ như quyền tác giả đối với tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật khác
4. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh?
5. Thời hạn bảo hộ tác phẩm điện ảnh có phụ thuộc vào thời điểm công bố hay không?
Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện hành có quy định về thời hạn mà quyền tác giả bảo hộ đối với tác phẩm. Mục đích chính là nhằm bảo vệ toàn vẹn nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả. Thời hạn mà quyền tác giả bảo chính là khoảng thời gian mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định. Trong khoảng thời gian đó các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đều được bảo đảm.
Với mỗi loại hình tác phẩm sẽ có thời hạn bảo hộ quyền tác giả khác nhau tùy theo bản chất và từng trường hợp cụ thể. Tác phẩm điện ảnh cũng như thế, bản chất của tác phẩm này cũng sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt. Vì vậy mà thời hạn quyền tác giả bảo hộ đối với loại hình này cũng sẽ khác biệt.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ và theo quy định tại điều luật này thì có thể xác định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) là vô thời hạn. Trong khi đó quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản đối với tác phẩm tùy từng trường hợp mà có thời hạn bảo hộ khác nhau.
Nếu trường hợp tác phẩm điện ảnh đó đã được công bố thì thời hạn sẽ là 50 năm kể từ thời điểm công bố. Còn nếu trường hợp tác phẩm không được công bố thì thời hạn sẽ được tính từ thời điểm tác phẩm đó được định hình.
Như vậy thời hạn bảo hộ của quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh không quá phụ thuộc vào yếu tố có được công bố hay không tùy theo từng trường hợp cụ thể mà thời hạn này sẽ được xác định cụ thể.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.
Trân trọng./.
Công ty luật Minh Khuê (biên tập)