Mục lục bài viết
- 1. Văn hóa giao thông
- 1.1 Khái niệm "Văn hóa giao thông"
- 1.2 Ý nghĩa của việc xây dựng "Văn hóa giao thông"
- 1.3 Giải pháp nâng cao "Văn hóa giao thông"
- 2. Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
- 2.1 Mẫu bài số 1
- 2.2 Mẫu bài số 2
- 2.3 Mẫu bài số 3
1. Văn hóa giao thông
1.1 Khái niệm "Văn hóa giao thông"
Trước khi tìm hiểu những hành vi, việc làm thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông, chúng ta cần hiểu "Văn hóa giao thông" là gì? Văn hóa giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông hiện nay. Cụ thể hơn, đó là ý thức, thái độ, các ứng xử đúng mực và cách giao tiếp với nhau của mọi người khi tham gia giao thông. Ngoài ra, văn hóa giao thông còn là một bộ phận của văn hóa công cộng, là cách ứng xử, chấp hành cách quy định của Luật Giao thông đường bộ. Các hành vi, ứng xử đó trước hết phải đặt tính tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, tôn trọng những người xung quanh và đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng khi tham gia giao thông. Theo Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc gia: “Văn hóa giao thông được thể hiện bằng hành vi đúng pháp luật, theo chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông”. Xem thêm: Văn hóa giao thông là gì? Văn hóa giao thông của học sinh, sinh viên hiện nay
Tóm lại, Văn hóa giao thông được hiểu là:
- Là ý thức, thái độ của mọi người khi tham gia giao thông
- Là một bộ phận của văn hóa công cộng
- Là tập hợp các cách ứng xử, chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ
- Là tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông
- Là tôn trọng những người xung quanh, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng khi tham gia giao thông
1.2 Ý nghĩa của việc xây dựng "Văn hóa giao thông"
Xây dựng văn hóa giao thông là một việc làm rất cần thiết không chỉ ở nước ta nói riêng mà cả các quốc gia trên thế giới nói chung. Việc xây dựng "Văn hóa giao thông" có ý nghĩa sau:
- Giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tai nạn khi tham gia giao thông phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của đất nước
- Tạo nên sự văn minh, thanh lịch giữa mọi người và một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn và nhân ái
- Tạo cơ sở vững chắc cho hệ thống giao thông phát triển hiện đại.
1.3 Giải pháp nâng cao "Văn hóa giao thông"
Có rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao thông. Tuy nhiên, có một số giải pháp chính sau đây:
Trước tiên, cần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, cần có những chế tài xử phạt vi phạm an toàn giao thông thật nghiêm minh, đúng tội để làm tấm gương và răn đe cho các trường hợp khác. Từ đó, nhắc nhở người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Thứ hai, tổ chức các chương trình giáo dục về giao thông tại các trường học cho học sinh, tại các cơ quan và các tổ dân phố cho người dân. Quan trọng nhất là kết hợp các tiết học về giáo dục về giao thông trong chương trình học của học sinh để ý thức về văn hóa giao thông được phổ biến và bồi dưỡng từ nhỏ.
Cuối cùng, các cán bộ, chiến sĩ công an giao thông và các lực lượng chức năng cần nghiêm minh, chính trực, sáng suốt trong quá trình điều hành giao thông nhằm đảm bảo các phương tiện lưu thông đúng luậ và văn minh trong cư xử.
2. Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
2.1 Mẫu bài số 1
Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm sau:
STT | HÀNH VI, VIỆC LÀM |
1 | Đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ về tốc độ, dừng, đỗ đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; không phóng nhanh, vượt ẩu; không lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang, rượt đuổi nhau trên đường. |
2 | Không uống rượu, bia và các đồ uống có cồn khác khi tham gia giao thông. |
3 | Đi đúng làn đường quy định; khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải bật đèn báo hiệu, nhìn trước và hỏi đường. |
4 | Không chở quá 02 người trên một xe (cả xe máy, xe đạp và xe đạp điện). |
5 | Không thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng. |
6 | Chấp hành tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu và vạch kẻ đường; chấp hành chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. |
7 | Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân mình và với mọi người, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. |
8 | Có hành vi ứng xử phù hợp, văn minh, lịch sự khi có va chạm giao thông xảy ra, nghiêm túc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về giao thông. |
9 | Giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông, nhất là người già, trẻ em và người khuyết tật |
10 | Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường; ném đất, đá lên xe; xả rác, nước thải ra đường,… |
11 | Khi đi từ trong ngõ, trong nhà, từ cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát cẩn thận. |
2.2 Mẫu bài số 2
Những hành vi, việc làm thể hiện học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông:
ĐẶC ĐIỂM | NỘI DUNG |
Những hành vi, việc làm thể hiện học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông |
|
2.3 Mẫu bài số 3
Theo ý kiến của em, những hành vi, việc làm sau thể hiện học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông, đó là:
- Tuân thủ các quy định của luật giao thông: học sinh cần có hiểu biết đầy đủ về các quy định của luật giao thông và tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.
- Sử dụng đèn chiếu, đèn báo hiệu khi cần thiết: học sinh cần sử dụng đèn chiếu, đèn báo hiệu đúng cách khi cần thiết. Đèn chiếu được sử dụng khi trời tối, còn đèn báo hiệu sử dụng khi chuyển hướng (rẽ trái, phải)
- Cẩn thận khi đi qua đường ưu tiên: khi đi qua làn đường ưu tiên cần quan sát cẩn thận và tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông
- Không sử dụng các thiết bị điện tử, di động khi đang tham gia giao thông: học sinh không được sử dụng điện thoại di đông, máy nghe nhạc, tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông để có thể tập trung tham gia giao thông, giảm thiểu rủi ro tai nạn cho mình và cho người khác
- Giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông: học sinh cần giúp đỡ người khác khi cần thiết, nhất là người già, trẻ em, người khuyết tật khi cần sang đường,...
- Không sử dụng các chất kích thích khi tham gia giao thông: các chất kích thích không được sử dụng là rượu, bia, thuốc lá, xì gà, ma túy…
- Có những hành vi an toàn cho bản thân và cho người khác: không lạng lách, đánh võng, dàn hàng hai, hàng ba, rượt đuổi nhau trên đường, không buông thả hai tay, không đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều, không bốc đầu,...
Trên đây, Luật Minh Khuê đã giải đáp câu hỏi "Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?". Hy vọng bài viết đã cung cấp đến các bạn các thông tin hữu ích. Luật Minh Khuê xin cảm ơn! Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác. Xem thêm: Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh