Hiện nay, xét tuyển học bạ được nhiều trường đại học ưu tiên áp dụng nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh để làm giảm bớt áp lực thi cử. Tuy nhiên vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh việc thí sinh tốt nghiệp THPT từ các năm trước có được xét tuyển học bạ hay không? Tìm hiểu kĩ về vấn đề này sẽ giúp các thí sinh có thêm cơ hội đậu được vào trường đại học mình muốn.

 

1. Xét tuyển học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là hình thức tuyển sinh dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hay điểm trung bình của lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Phương thức tuyển sinh này tạo điều kiện cho các thí sinh giảm bớt được áp lực thi cử, ôn tập. Hiện nay, xét học bạ ngày càng phổ biến hơn ở các trường đại học.

Xét tuyển học bạ trung học phổ thông là phương thức tuyển sinh riêng của các trường hoàn toàn không phụ thuộc vào kết quả của kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Về phương thức này, ở mỗi trường sẽ có những điều kiện và thời gian xét tuyển khác nhau do trường đại học đó quy định. Có một số trường sẽ dùng điểm 3 năm cấp 3 để xét tuyển hay chỉ dùng điểm tổ hợp môn của năm học lớp 12 hay dùng điểm của 3 học kỳ để làm tiêu chí xét tuyển.

>> Xem thêm: Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay 

 

2. Điều kiện xét tuyển học bạ

Tùy thuộc vào nguyện vọng và ngành nghề mà các thí sinh lựa chọn, điều kiện đăng ký xét tuyển học bạ của các trường sẽ khác nhau. Hiện nay dựa vào quy định của từng trường, điều kiện xét tuyển học bạ tại các trường sẽ có thủ tục và thời gian linh hoạt cho các thí sinh đăng ký xét tuyển. 

Điều kiện quan trọng nhất trong đăng ký xét tuyển học bạ của các trường đại học là cần đảm bảo, tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều đó cũng là để đảm bảo được chất lượng đầu vào, đầu ra cho các trường. 

* Những điều kiện mà thí sinh cần lưu ý:

+ Dựa vào điểm số thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc dựa vào tổng điểm các môn của tổ hợp môn xét tuyển. 

+ Các môn được đánh giá qua các kỳ hoặc qua 6 kỳ, 5 kỳ, 3 kỳ, 2 kỳ, 1 kỳ của lớp 12; tùy vào điều kiện xét tuyển mà các trường đưa ra.

+ Hạnh kiểm yêu cầu từ loại khá trở lên.

Ngoài ra, điều kiện xét tuyển của các trường đại học cũng cần phù hợp với các quy định xét tuyển mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. 

>> Xem thêm: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT là như thế nào?

 

3. Những ưu và nhược điểm khi xét tuyển học bạ 

3.1. Những ưu điểm khi xét tuyển học bạ

 - Giảm áp lực thi cử: Xét tuyển học bạ dựa trên kết quả điểm học tập của 3 năm học tại trường trung học phổ thông hoặc chỉ xét riêng kết quả của năm lớp 12. Khi đối diện với kỳ thi đại học, học sinh thường áp lực về việc học hành, điểm số và thi cử. Điều này khiến các em học sinh trở nên căng thằng, mệt mỏi thậm chí là lo lắng cho kì thi quan trọng này. Đối với những thí sinh không gặp may mắn trong thi cử dẫn tới điểm số không được như ý muốn trong kỳ thi THPT quốc gia, thì phương thức xét tuyển đại học sẽ là " chìa khóa" tối ưu để các bạn có thể nắm chắc cơ hội được vào trường đại học mà mình mong muốn. 

- Tăng cơ hội trúng tuyển các trường đại học theo nguyện vọng: Hiện nay hầu hết các trường đại học đều áp dụng phương thức xét tuyển học bạ nhằm thu hút sự quan tâm và đáp ứng được các yêu cầu của thí sinh. Xét học bạ và xét điểm thi THPT quốc gia là 2 phương thức hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng đến nhau. Trong nhiều trường hợp, thí sinh lựa chọn xét điểm thi THPT quốc gia nhưng điểm không như ý muốn, vẫn có khả năng đỗ khi xét tuyển học bạ. Dù xét tuyển theo hình thức nào, quyền lợi của thí sinh và chương trình học cũng đều như nhau.

- Lựa chọn ngành nghề xét tuyển theo sở trường: Các trường đại học sẽ không giới hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển do đó các thí sinh nếu đã xác định trước ngành học phù hợp thì có thể đăng ký xét tuyển ngành học đó với hình thức xét tuyển học bạ. Đây là một lợi thế khiến các thí sinh không bị mất thời gian trong việc cân nhắc là lựa chọn ngành nghề.  

- Tạo sự công bằng cho các thí sinh: Với hình thức xét tuyển học bạ, những thí sinh có năng lực học trung bình vẫn có được cơ hội rèn luyện phát triển bản thân ở những bậc học cao hơn. Thậm chí là những ngành nghề có điểm tuyển sinh top đầu. Việc xét tuyển học bạ cũng khiến các thí sinh yên tâm hơn khi không phải quá lo lắng về chuyện thi cử hay điểm số. 

 

3.2. Những nhược điểm khi xét tuyển học bạ 

- Không đánh giá chính xác khả năng thực tế của thí sinh: Chỉ dựa vào kết quả học tập trên học bạ không thể đánh giá học lực thực tế của các thí sinh. 

- Khó khăn trong việc so sánh điểm số: Do phương pháp đánh giá của mỗi trường là khác nhau dẫn tới vấn đề so sánh điểm số giữa các học sinh từ các trường khác nhau trở nên khó khăn hơn. 

- Gian lận điểm số: Bảng điểm của các thí sinh có thể bị chỉnh sửa và làm giả vì vậy việc xét tuyển học bạ rất dễ bị gian lận điểm số.

- Chỉ tiêu xét tuyển thấp: Nhiều trường công lập có chỉ tiêu xét tuyển thấp, chiếm khoảng 20 - 40% tổng chỉ tiêu.

>> Xem thêm: Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm nay là mấy điểm?

 

4. Những lưu ý khi xét tuyển học bạ

- Mặc dù đã đăng ký xét tuyển học bạ những các thí sinh phải đảm bảo đủ điều kiện tốt nghiệp THPT.

- Hai phương thức xét tuyển là xét tuyển nguyện vọng và xét tuyển theo học bạ là hai hình thức khác nhau. Vì vậy các thí sinh vẫn có thể lựa chọn việc đăng ký các hình thức xét tuyển tại cùng một trường. 

- Mỗi trường đại học sẽ có những điều kiện để xét tuyển học bạ riêng, do đó các thí sinh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo thông tin trước khi đăng ký và quyết định nộp học bạ vào đâu. 

- Thí sinh cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nếu không đáp ứng đủ thì khả năng bị loại rất cao.

- Phụ thuộc vào thông tin tuyển sinh đại học của từng trường mà việc xét tuyển học bạ có chỉ tiêu nhất định.

- Các thí sinh nên nộp hồ sơ sớm để có khả năng trúng tuyển cao hơn vì số lượng hồ sơ đăng ký bằng phương thức xét tuyển học bạ tại các trường thường rất nhiều. Tổng số hồ sơ có thể đủ chỉ tiêu ngay trong đợt thực hiện đăng ký xét tuyển học bạ đầu tiên. 

- Các thí sinh có thể đăng ký xét học bạ vào một ngành với tổ hợp môn khác nhau dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.

 

5. Hồ sơ xét tuyển học bạ

Thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký xét tuyển (Có mẫu của từng trường)
  • Bản photo học bạ công chứng
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo chứng thực)
  • Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân (Bản photo chứng thực)
  • Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
  • Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ thông tin như họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển
  • 04 ảnh 3x4
  • Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường)

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục giấy tờ, thí sinh gửi hồ sơ bằng đường bưu điện hoặc tới trực tiếp địa điểm nhận hồ sơ của trường. Thời gian xét tuyển học bạ tại mỗi trường sẽ linh động, hầu hết được chia thành hai đợt nhận hồ sơ. 

 

6. Thí sinh tốt nghiệp THPT các năm trước có xét học bạ năm nay được không?

   Các trường hợp xét tuyển học bạ dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hay điểm trung bình của lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Việc sử dụng học bạ để xét tuyển không phân biệt thí sinh tốt nghiệp năm nào (trừ trường hợp trường xét tuyển có ghi điều kiện phải nộp học bạ tốt nghiệp năm năm nhất định)

Tuy nhiên hầu hết các trường khi xét tuyển học bạ đều không phân biệt năm tốt nghiệp. Ví dụ: Trường Công nghệ TP.HCM, Văn Hiến,....

=> Kết luận: Thí sinh tốt nghiệp THPT các năm trước vẫn có thể được xét học bạ năm nay.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung các bài viết liên quan của Luật Minh Khuê để hiểu rõ hơn về vấn đề:

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan tới vấn đề: Thí sinh tốt nghiệp THPT các năm trước có xét học bạ năm nay được không? Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu giải đáp, hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6262 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.