1. Phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn

Tương tự như ở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn, phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn cũng được tiến hành theo trình tự đơn giản, nhanh chóng, quyền bảo vệ và quyền tranh tụng của các đương sự cũng được bảo đảm hạn chế hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, các đương sự, kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị tòa án xét xử vắng mặt. Trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.

Về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm cũng được tiến hành đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường như thủ tục bắt đầu phiên tòa, trình bày, tranh luận, đối đáp được rút gọn so với thủ tục phúc thẩm thông thường và không có thủ tục nghị án. Cụ thể:

- Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.

- Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

2. Quyền hạn của thẩm phán giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn

Theo quy định tại khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán khi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn có các quyền hạn sau đây:

- Giữ nguyên bản án, quyểt định của tòa án cấp sơ thẩm

Thấm phán không chấp nhận kháng cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ và tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.

- Sửa bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm

Nếu qua việc xét xử phúc thẩm, thẩm phán thấy tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn không đúng pháp luật thì thẩm phán có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 316, khoản 6 Điều 324 và Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm nếu tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong những trường hợp sau đây.

+ Việc chứng minh và xác định chứng cứ đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;

+ Việc chứng minh và xác định chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

Với những chứng cứ được xem xét ở giai đoạn sơ thẩm và chứng cứ được bổ sung ở phúc thẩm thì thẩm phán nhận thấy tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không đúng pháp luật. Hay nói ! cách khác, tòa án cấp sơ thẩm đã có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật nội dung để giải quyết vụ án. Đây là các sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng như 1 không áp dụng điều luật trong trường hợp cần áp dụng, áp dụng vãn bản pháp luật đã hết hiệu lực hoặc áp dụng không đúng các điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật (ví dụ: Tòa án sơ thẩm quyết định mức bồi thường không tương xứng với mức độ thiệt hại xảy ra...).

- Huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 316, khoản 6 Điều 324 và Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn trong các trường họp sau đây:

- Việc chứng minh và xác định chứng cứ không theo đúng quy định của pháp luật hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;

- Thẩm phán thuộc một trong các trường trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 52, 53 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc có vi nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây là những vi phạm khác về thủ tục tố tụng phải đến mức nghiêm trọng tức là làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền vằ lợi ích hợp pháp của các đương sự. |Còn những vi phạm về thủ tục tố tụng không làm ảrih hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bản án sơ thẩm của tòa án đã giải quyết đúng về nội dung thì không coi là căn cứ để thẩm phán huỷ bản án, quyết định và xét xử lại như vi phạm về thời hạn xét xử...

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục thông thường nếu vụ án không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.

- Huỷ bản án sơ thẩm và đình chi giải quyết vụ án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 316, khoản 6 Điều 324 và Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 316, khoản 6 Điều 324 và Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Các bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê