1. Các dòng quan điểm về tiền tệ

Từ khoảng 1650 đến 1776, thuyết Tiền tệ chủ yếu bao gồm hai dòng quan niệm. Một khẳng định “tiền tệ kích thích thương mại” và trong số nhiều người ủng hộ có John Law, Jacob Vanderlint, và (Giám mục) George Berkeley. Lập luận này nhấn mạnh tác dụng của tiền tệ đối với sản lượng và việc làm, phần lớn xem nhẹ mối quan hệ có thể có giữa tiền tệ và giá cả. Dòng quan niệm thứ hai là thuyết số lượng tiền tệ, tập trung vào mối quan hệ giữa tiền tệ và giá cả. Những người đóng góp quan trọng cho việc phát triển thuyết số lượng là John Locke, Richard Cantillon, và David Hume.

2. Tiền tệ kích thích thương mại

Giống như nhiều học thuyết ban đầu, lập luận tiền tệ kích thích thương mại là sự phỏng chừng hữu dụng đầu tiên. Làm nền tảng cho học thuyết là quan niệm cho rằng, dựa vào khối lượng thương mại, có một lượng tiền thích hợp cần thiết cho mục đích giao dịch. Tiền tệ là yếu tố quyết định quan trọng của chi tiêu tổng hợp, đến lượt chi tiêu tổng hợp xác định mức sản lượng và việc làm. Chuỗi lý thuyết ấy là yếu tố đúng đắn trong học thuyết tiền tệ kích thích thương mại. Nhưng thuyết ấy không đi quá xa, ít nhất trong hai khía cạnh tới hạn. Thứ nhất, như đã đề cập, thuyết ấy phớt lờ tác dụng có thể có của tiền tệ đối với mức giá. Thứ hai, thuyết ấy xem nhẹ vai trò của dự đoán trong tiến trình ra quyết định, vấn đề sau cùng phân biệt rõ nét Keynes với các lý thuyết gia tiền tệ kích thích thương mại trong thế kỷ 17 và 18. Không như các bậc tiền bối, Keynes không khẳng định tiền tệ là mấu chốt giải quyết việc làm. Thế nhưng, giống như họ, ông xem tiền tệ là mấu chốt giải thích nạn thất nghiệp.

3. Thuyết số lượng tiền tệ

David Hume (1711-1776), những người kiểm soát thuyết số lượng tiền tệ chọn loại phiên bản được chấp nhận phổ biến. Chính Hume cố gắng hòa giải thuyết Tiền Tệ Kích thích Thương mại với thuyết Số Lượng Tiền Tệ. Ngoài ra, chính tác phẩm kinh tế của Hume viết rằng khái niệm tiền tệ trung tính xuất hiện lần đầu tiên. Như Keynes quan sát:

“Hume có đến một chân rưởi trong thế giới cổ điển”. (The General Theory, trang 343n).

Richard Cantillon và Tác dụng của tiền tệ đối với Giá cả và Sản xuất

Bất kể cách xử lý ấn tượng của Cantillon với các nguyên tắc kinh tế cơ bản, lĩnh vực thuộc thuyết tiền tệ đã bộc lộ tài năng của ông một cách hoàn hảo. Ông bắt đầu cách tiếp cận thu nhập thuyết tiền tệ: phân tích chuỗi nhân quả liên kết những thay đổi trong kho dự trữ tiền tệ với thay đổi trong chi phí kết hợp, thu nhập, việc làm và giá cả. Phân tích của ông bắt đầu với cách giải thích “ba lợi thu được” - dòng chảy thu nhập và chi phí của khu vực nông nghiệp. Nông dân nộp tô cho người chủ, thực hiện chi phí thứ nhì về trả công lao động, nuôi gia súc và mua sắm hàng hóa công nghiệp, và thu được số còn dư (“lợi thu được” thứ ba) hình thành thu nhập ròng. Trong khu vực thứ hai, chúng ta sẽ hiểu khái niệm khá thô sơ về dòng chảy thu nhập này của khu vực được Franọois Quesnay một người Pháp theo phái Trọng nông chắt lọc ra sao trong tác phẩm Tableau Économique.

Chứng tỏ có khuynh hướng thực nghiệm vốn là đối thủ với quan điểm của Petty, Cantillon xây dựng trên khái niệm ba lợi thu được bằng cách ước tính số tiền dự trữ cần thiết để hoạt động kinh tế trơn tru. Khi làm thế ông cung cấp giải thích đầu tiên thật rõ ràng về tốc độ tiền tệ:

“Trong một nước tình trạng tiền tệ khan hiếm thường xảy ra nhiều sự đổi chác hơn trong những nước tiền tệ dồi dào, và sự lưu thông càng nhanh hơn và ít chậm chạp hơn trong những nước tiền bạc không khan hiếm như thế. Vì thế điều luôn cần thiết là phải dự tính số tiền lưu thông để tính đến sự nhanh chóng của sự lưu thông tiền tệ”. (Essai, trang 130).

Thế nhưng, sau cùng chính phân tích của Cantillon về tác dụng thay đổi trong lượng tiền dự trữ đã xác lập tên tuổi của ông. Dẫn chứng “thuyết số lượng” của John Locke, Cantillon tuyên bố: “Mọi người đồng ý sự dồi dào tiền tệ hay sự gia tăng tiền tệ trong trao đổi làm nâng giá mọi thứ. Số lượng tiền tệ được mang từ Mỹ sang châu Âu trong hai thế kỷ qua chứng minh sự thật này là đúng theo kinh nghiệm, vô cùng khó khăn... [tuy nhiên], bao gồm việc biết cách nào và tỉ lệ nào việc gia tăng tiền tệ làm nâng giá cả”. (Essai, trang 160).

Cantillon tô điểm nguyên tắc phân tích của ông bằng nghiên cứu theo thực nghiệm. Về cơ bản Cantillon cho rằng quan hệ giữa tiền tệ và giá cả không đơn giản và trực tiếp như những người trung thành thuyết số lượng lúc đầu thường nghĩ. Ông không gặp khó khăn nào trong việc phân biệt giữa giá tương đối và mức giá, ông lập luận chính xác rằng tác dụng của sự thay đổi tiền tệ đối với giá tương đối phụ thuộc vào nơi tiền tệ mới đi vào nền kinh tế và đầu tiên chuyển vào trong tay ai. Nếu tiền tệ gia tăng rơi vào tay người chi tiêu, thì họ sẽ nâng mức chi phí cho một số hàng hóa, đẩy giá những mặt hàng này lên cao. Vì một số hàng chắc chắn có nhiều người mua hơn những hàng khác:

“Theo khuynh hướng của những người nắm giữ tiền”, giá tương đối nhất định sẽ thay đổi. Thay vào đó, nếu sự gia tăng tiền tệ ban đầu rơi vào tay những người tiết kiệm họ dùng để tăng lượng ngân quỹ có thể cho vay thì lãi suất hiện hành sẽ được giảm xuống, ceteris paribus, và thành phần tổng sản lượng sẽ được thay đổi ủng hộ cho đầu tư (Essai, trang 214).

Khái niệm này cung cấp mầm mống của thuyết chu kỳ kinh doanh của một người Áo nổi tiếng tên Friedrich von Hayek phát triển sau đó vào những năm 1930.

Cũng nên lưu ý, Cantillon từ chối không tách thuyết tiền tệ ra khỏi thuyết giá trị. Ông ủng hộ thuyết lãi suất đối với ngân quỹ cho vay, lập luận rằng:

“Tiền lãi trong một Nước được ấn định bằng số tỉ lệ giữa người cho vay và người đi vay... như giá cả hàng hóa ấn định trong những cuộc cò kè giá cả trên thị trường... bằng số tỉ lệ giữa người mua và người bán” (.Essay, trang 198).

Khi bàn về giá tương đối, Cantillon khảo sát tác động của tiền tệ mới đối với lãi suất và kết luận thêm một lần nữa rằng những khía cạnh nhu cầu cụ thể đều quan trọng:

“Nếu sự dồi dào tiền tệ trong một nước rơi vào tay những kệ cho vay thì chắc chắn sẽ làm giảm lãi suất hiện hành vì sự gia tăng số người cho vay, nhưng nếu tiền tệ rơi vào tay những người tiêu dùng thì hoàn toàn có tác dụng trái ngược và sẽ làm nâng lãi suất vì sự gia tăng số nhà doanh nghiệp tìm thấy hoạt động qua sự tiêu dùng gia tăng này và họ sẽ cần vay thêm để mở rộng xí nghiệp của mình dành cho từng loại khách hàng”. (Essai, trang 214).

Kết quả, Cantillon nhận thấy rất rõ vấn đề mà nhiều tác giả trong thế kỷ tiếp theo sau vẫn chưa nhìn thấy, nghĩa là dòng quý kim tràn vào tác động theo hai cách. Sản lượng của hầm mỏ có thể được vay - có khuynh hướng làm giảm lãi suất - hay có thể tiêu xài - trực tiếp kích thích sản xuất, gia tăng nhu cầu cho vay trong sự dự đoán tạo ra lợi nhuận, và gia tăng lãi suất mà người ta muốn trả cho những khoản vay như thế.

4. Tiền tệ thế kỷ 18

Thái độ của thế kỷ 18 đối với tiền tệ không thể hiểu được nếu không nắm bối cảnh lịch sử. Thế kỷ mở đầu bằng thí nghiệm tiền tệ của John Law, “người được truyền cảm hứng bằng quan điểm cho rằng tiền tệ dồi dào là con đường vương giả dẫn đến của cải”. (Rist, History of Monetary and Credit Theory, trang 103). Sau khi hệ thống của Law sụp đổ, hầu hết những người thức thời trong giai đoạn này - từ Cantillon đến Hume, từ Quesnay và Turgot đến Smith, và trong thế kỷ sau, từ Thornton đến Ricardo - đều không nhân mạnh đến tầm quan trọng của tiền tệ, nhất mực cho rằng lao động và tài nguyên thiên nhiên là nền tảng của của cải. Thật nghịch lý, cộng đồng kinh doanh vẫn tin tuyệt đối vào tiền tệ kim loại ngay cả khi nhiều lý thuyết gia lên tiếng phản bác.

Thế kỷ 18 là thế kỷ trong đó châu Âu bị chiến tranh tàn phá, do đó có nhiều áp lực đè lên nhiều nền kinh tế ở châu Âu để mở rộng cung cấp tiền tệ. Tiền giấy chắc chắn là không được chính thức hóa ở nước Anh vào cuối thế kỷ, khi mọi người bắt đầu cân nhắc phương cách và phương tiện trở lại với tiền kim loại càng sớm càng tốt. Có một số bài học đối với hiện tại trong kinh nghiệm quá khứ này. Adam Smith rõ ràng đã dạy rằng vấn đề duy nhất là tính đến sự thúc đẩy của cải là tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho những thay đổi này chỉ có thể bị ảnh hưởng sau một thời gian gián đoạn, đưa ra một số tính không chắc chắn về tương lai. Hàng hóa cung cấp khả năng tốt nhất nhằm bảo vệ những tính không chắc chắn của thời gian là món hàng quý báu, hiếm có, lâu bền, không thể phá hủy, chẳng hạn như vàng. Vì thế những món hàng như thế nhất thiết đóng vai trò quan trọng trong tất cả xã hội con người trong đó tương lai là một thực thể.

Nói chung, phân tích kinh tế đánh giá không đúng mức vị trí của tương lai trong hoạt động kinh tế. Quan điểm về tương lai không hề vượt khỏi tâm trí của nhà Tư bản công nghiệp, thương gia và giới kinh doanh. Họ liên tục tập trung tầm nhìn của mình vào tương lai như giá cả, thị trường và nguồn cung cầu. Tiền ổn định là cầu nối quan trọng giữa hiện tại và tương lai. Chỉ do bởi đồng tiền ổn định (hoặc sự khiếm diện của qúy kim ổn định và đáng giá khác) con người có thể chờ đợi, dự bị những chọn lựa của mình, và tính toán những cơ hội của mình. Không có nó, họ hoàn toàn bồng bềnh trên biển một cách bấp bênh.

5. Tính “trung tính” hay “không trung tính” của tiền

Trong thời hiện đại, hiếm khi xảy ra tranh luận về “tiền cứng” so với tiền giấy, mặc dù vấn đề này đang thay đổi. Như một vấn đề lý thuyết, cuộc tranh luận về tính “trung tính” hay “không trung tính” của tiền kéo dài khá lâu. Tính trung tính của tiền ám chỉ thực tế những thay đổi trong kho tiền tệ không có tác dụng đối với giá tương đối. Với sự nhiệt tình của họ làm mất uy tín quan điểm Trọng thương cho rằng tiền tệ tạo ra của cải, các lý thuyết gia tiền tệ ban đầu tạo dấu ấn cho rằng tiền tệ là bức màn che giấu những tác động thực của năng suất, chỉ riêng điều này thôi cũng đủ giải thích của cải kinh tế thực sự. Tất cả những thay đổi tiền tệ làm thay đổi mức giá theo tỉ lệ thay đổi trong tiền tệ. Giải thích của Hume về quan điểm này mang tính cổ điển:

“Nếu chúng ta xét bất kỳ tự thân một vương quốc nào, điều hiển nhiên là dù tiền tệ có dồi dào hơn hay kém dồi dào hơn đều không quan trọng; vì giá cả hàng hóa luôn tỉ lệ với sự dồi dào tiền tệ... Đây là câu châm ngôn tự nó hầu như hiển nhiên, giá cả mọi thứ tùy thuộc vào tỉ lệ giữa hàng hóa và tiền tệ, và sự thay đổi đáng kể ở cả hai đều có cùng tác dụng như nhau, cả hai đều làm tăng hay giảm giá cả...” (Writings on Economics, trang 33, 41).

Đây là một vấn đề nhằm tách các tác dụng thay đổi tiền tệ đối với mức giá khi phớt lờ các tác dụng đồng thời đối với giá tương đối, nhưng hoàn toàn là tác dụng khác khi phủ nhận rằng những cú sốc tiền tệ dù gì cũng có tác dụng nào đó đối với giá tương đối. Không phải tất cả những lý thuyết gia tiền tệ ban đầu đều ngây thơ trong khía cạnh này. Cantillon hoàn toàn nhận ra tác dụng của tiền tệ đối với giá tương đối, còn Hume cũng phát triển cơ cấu điều chỉnh trong nước mô tả tác dụng ngắn hạn cũng như dài hạn về sự thay đổi ở tiền tệ. Ông quan sát việc tăng hay giảm lượng tiền cung cấp đều ảnh hưởng đến việc làm, sản lượng và năng suất cũng như giá cả (Mayer, David Hume and Monetarism, trang 573).

Sau cùng, Gary Becker và William Baumol hầu như không tìm thấy sự ủng hộ nào dành cho quan điểm mà các lý thuyết gia tiền tệ ban đầu dứt khoát tán thành “luận điểm tiền tệ trung tính”. Do đó họ kết luận rằng toàn bộ quan điểm về cơ bản là một “hình nộm” được tạo ra cho thuận tiện đối với các lý thuyết gia Tân cổ Điển (“The Classical Monetary Theory,” trang 376).

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)