Cảm nhận tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó hay nhất
Bài thơ "Tức cảnh Pác Pó" là một tác phẩm văn học đặc biệt, miêu tả cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong bài này, Bác Hồ được khắc họa là một người lạc quan và đầy nghị lực cho dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Tinh thần lạc quan của Bác trong bài thơ được thể hiện rất chân thực và truyền được tinh thần lạc quan này cho mọi người.
"Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Năm 1941, Bác đang hoạt động bí mật ở Côn Mình trở về nước, lãnh đạo trực tiếp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và chọn Pác Bó làm căn cứ hoạt động. Bài thơ "Tức cảnh Pác Pó" là một trong những bài thơ hay nhất về cách mạng như một minh chứng lịch sử.
Bác sống trong hoàn cảnh khó khăn, vất vở, thiếu thốn nhưng Bác không bao giờ cảm thấy khổ mà vẫn hết sức lạc quan, yêu đời với cuộc sống của mình, với cuộc sống của cách mạng. Sức khỏe của Bác không được tốt nhưng Bác phải sống trong hang ẩm ướt, tối tăm; ăn uống khổ cực, thức ăn hằng ngày lúc nào cũng là măng rừng và bột ngô. Dù thế nhưng hoàn cảnh vẫn không làm thay đổi được ý chí cách mạng của Bác. Cho dù trong hoàn cảnh như thế nào, Bác vẫn phải làm việc nhưng Bác làm việc ở đây chỉ là một phiến đá bên suối để dịch sử Đảng. Thế nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan để truyền được tinh thần này cho mọi người, để đất nước được tự do, để đất nước có được một tương lai tương lai.
Ba câu thơ đầu tiên, Bác đã nhắc đến những điều kiện, hoàn cảnh sống thường ngày của mình ở Pác Bó. Ở- ăn là những thứ không thể thiếu, là những thứ tất yếu trong cuộc sống. Thế nhưng với Bác đâu chỉ dừng lại ở ở và ăn, Bác còn nói thêm đến vấn đề công việc trong đời sống sinh hoạt của mình. Bởi lẽ với Bác, làm việc suốt đời, làm việc cho dân, làm việc để đất nước có một tương lai tươi sáng hơn. Điều đó lại làm cho ta cảm nhận được rằng Bác Hồ vĩ đại đến nhường nào. Làm việc quên thân mình để phục vụ vì dân, vì nước, làm việc với một lòng mong ước đất nước được tự do, độc lập, hạnh phúc.
Thử hỏi không biết Hồ Chủ tịch đã ăn, ở, làm việc như thế nào trong hoàn cảnh đó ư? "Sáng ra bờ suối tối vào hang" tưởng chừng như Bác cũng phải có một cuộc sống đầy đủ hơn. Thế nhưng không gian Bác sống lúc bấy giờ không phải là giường êm, nệm ấm mà là núi rừng hoang sơ. Bác đang sẵn sàng san sẻ những thiếu thốn trong hoàn cảnh khắc khổ của đất nước. Sự đối xứng trong câu thơ "sáng- tối", "suối- hàng", "ra- vào" đã càng nhấn mạnh hơn sự gian khổ của Bác. Thời gian và không gian đã khép lại câu thơ cho thấy cuộc sống của Bác hằng ngày sống trong hoàn cảnh gian khổ đến nhường nào. Điều kiện ăn của Bác cũng không khá hơn điều kiện sống là bao nhiêu "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng". Nhiều người đến đây thắc mắc vậy cháo bẹ là cháo gì? Cháo bẹ là cháo nấu từ bột Ngô, thức ăn hàng ngày của người dân tộc Việt Bắc. Rau măng là rau rừng, măng rừng. Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ là vậy đấy nhưng Hồ Chủ tịch vẫn sẵn sàng vì cách mạng, vì đất nước, vì cuộc sống của nhân dân. Bác là một nhà lãnh đạo thật cao cả khi lúc nào cũng nghĩ cho dân, cho nước đầu tiên rồi mới nghĩ cho mình.
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" cho thấy điều kiện thiếu thốn khi làm việc của Bác. Hình ảnh "bàn đá chông chênh" thể hiện đây chỉ là bàn đá ven suối nhưng ở thế không vững chắc, không vững vàng. Hình ảnh này vừa nói lên được sự gian khổ của Bác, vừa nói lên được tình cảnh của nước nhà lúc bấy giờ. Thế nhưng hình ảnh Bác vẫn làm việc trên bàn đá chông chênh đã nói lên tinh thần lạc quan của Bác, quan đó nói lên niềm tin mãnh liệt của Bác, của nhân dân khi nhìn thấy hình ảnh này của Bác. Cho dù bàn đá có như thế nào vẫn không nổi tình yêu của Bác dành cho cách mạng. Trong hoàn cảnh như thế nào, Bác vẫn dịch sử Đảng cho thấy tinh thần quyết tâm, quyết đoán của Bác khi làm việc. Qua đó cũng nói lên được con đường cách mạng là con đường vững mạnh, chắc chắn cho dù trong hoàn cảnh như thế nào, chỉ cần có tinh thần lạc quan, tinh thần quyết tâm thì sẽ làm nên mọi việc. Bác là người truyền tinh thần lạc quan ấy cho mọi người trong thời kỳ cách mạng và chính Bác cũng là người truyền lại tinh thần lạc quan ấy cho người đọc khi đọc bài thơ này.
Câu thơ cuối Bác kết thúc rất hay và độc đáo. Bác không để những xúc cảm của bài trôi theo sự gian khổ, thiếu thốn của hoàn cảnh. "Cuộc đời cách mạng thật là sang" chị thấy Bác không hề cảm thấy mình sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ mà Bác vẫn cảm thấy tự hào, cảm thấy có một cái gì đó thật là sang khi hoạt động cách mạng dù trong bất kì hoàn cảnh nào. "Cuộc đời cách mạng" chính là cuộc sống của Bác, thể hiện lên cuộc đời của Bác lúc nào cũng cống hiến cho cách mạng, cống hiến cho đất nước. Hai từ "thật là" thể hiện sự cảm thán của Bác, cứ nghĩ là sau chuỗi hoàn cảnh cuộc sống khổ cực kì, sau chữ thật là sẽ là một chữ nào đó cũng kể về cuộc sống như cuộc sống khổ cực, thiếu thốn kia. Nhưng không thật bất ngờ khi lại là "thật là sang" cho thấy tinh thần lạc quan của Bác trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Tinh thần ấy không bị phai mờ đi mà cho dù trong hoàn cảnh thiếu thốn như thế, tinh thần lạc quan ấy lại chính là động lực là Bác cũng những người chiến sĩ, người đồng chí vượt qua hoàn cảnh đó để lãnh đạo cách mạng để chiến đấu để đất nước có một tương lai tốt đẹp hơn. Chỉ với chữ "sang" mà đã nói lên được tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đấu của Bác, của các đồng chí chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ cuối khiến cho nhiều người đọc phải cảm nhận thật sâu sắc. Cho dù cuộc đời cách mạng có gian khổ, có khổ cực nhưng đối với Bác vẫn có tinh thần lạc quan, yêu đời và Bác nghĩ "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Cứu nước thành công hay không cần phải có sự đồng lòng của mọi người và phải có một người lãnh đạo tốt. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, Bác là người truyền lửa cho mọi người. Bác yêu nước, yêu dân, để nhân dân có một cuộc sống tự do, hạnh phúc trong tương lai mà Bác hi sinh thân mình. Bác không bao giờ ngại gian khổ, gian khó mà Bác chỉ cần đất nước có một tương lai tốt đẹp hơn, cứu nước chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của Bác trong cuộc đời cách mạng.
Bài thơ "Tức cảnh Pác Pó" là một trong những bài thơ viết về hoàn cảnh cuộc sống cách mạng hay và xuất sắc nhất. Qua đó nói lên được tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác và tình yêu của Bác dành cho nhân dân, dành cho đất nước. Bác là một người vĩ đại, cảm ơn Bác đã hi sinh thân mình, không ngại gian khó để bây giờ Việt Nam có một cuộc sống độc lập tự do, hạnh phúc như thế này.
Là một học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải có nghĩa vụ nối tiếp những nét đẹp này của Bác. Chúng ta phải có nhiệm vụ học tập thật tốt để sau này có cơ hội cống hiến cho cách mạng, cống hiến cho đất nước để giúp đất nước ngày một tốt đẹp hơn.
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến Tinh thần lạc quan của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó hay nhất. Nếu có vướng mắc liên quan đến pháp luật hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác hãy gọi 1900.6162 để được tư vấn qua tổng đài trực tuyến cũng như được đội ngũ luật sư tốt nhất của Luật Minh Khuê hỗ trợ kịp thời. Luật Minh Khuê rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách về mặt pháp lý. Cảm ơn vì đã đọc bà và theo dõi bài của Luật Minh Khuê.
Trân trọng cảm ơn!