Mục lục bài viết
1. Khái niệm tổ chức nước ngoài
Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật quốc tế.
Theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 (hiện nay đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020), tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
Khi một tổ chức nào đó hoạt động với tư cách là tổ chức nước ngoài tại một hay nhiều nước khác, tổ chức này sẽ được hưởng quy chế pháp lí dân sự do pháp luật nước sở tại quy định dành cho các tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ nước đó. Quy chế này bao gồm các quyền, nghĩa vụ pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau mà nước sở tại có thể dành cho các tổ chức nước ngoài. Ví dụ: quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh doanh; quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể thao; quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực đầu tư tài chính hay đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước sở tại... Các quyển nghĩa vụ này thường được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như luật thương mại, luật đầu tư, luật ngân hàng, luật đất đai, luật chứng khoán, luật bảo hiểm, luật môi trường, luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền...
2. Quốc tịch của tổ chức nước ngoài
Dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện tổ chức nước ngoài là vấn đề quốc tịch. Tuy nhiên, trong thực tế không phải mọi tổ chức nước ngoài đều được xác định dựa vào tiêu chí quốc tịch, bởi lẽ có những tổ chức nước ngoài hoàn toàn không có quốc tịch hoặc không thể xác định được quốc tịch nhưng không vì thế mà chúng không phải là tổ chức nước ngoài. Ví dụ: điển hình cho trường hợp này là các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IME)...
Không giống như các thể nhân, việc xác định quốc tịch của một tổ chức nói chung và tổ chức nước ngoài nói riêng là vấn đề phức tạp và được quan niệm rất khác nhau giữa các nước. Trên thực tế, đã từng có bốn quan điểm khác nhau về tiêu chí xác định quốc tịch của một tổ chức, trong đó bao gồm cả tổ chức nước ngoài:
- Thứ nhất, quốc tịch của một tổ chức được xác định theo nơi đặt trụ sở giao dịch chính của tổ chức đó. Nghĩa là, tổ chức có trụ trở giao dịch chính ở nước nào thì nó mang quốc tịch của nước đó. Quan điểm này đã từng được chấp nhận tại hầu hết các nước châu Âu lục địa như Pháp, Italia, Thuy Sĩ...;
- Thứ hai, quốc tịch của tổ chức phải được xác định theo nơi mà pháp nhân được thành lập hay đăng kí điều lệ. Quan điểm này được chấp nhận rộng rãi ở các nước theo truyền thống pháp luật chung (thông luật) như Anh, MI...; thứ ba, quốc tịch của tổ chức phải được xác định dựa vào nơi mà tổ chức có hoạt động chính. Quan điểm này được chấp nhận ở một vài nước thuộc khu vực Arập như Xiry, Ai Cập... Trên thực tế, quan điểm này cũng đã từng được án lệ Pháp sử dụng làm tiêu chuẩn để xác định quốc tịch của các công ti nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Pháp. Ví dụ: Cass, 12.5.1931, S. 1932,11, 53; thứ tư, quốc tịch của tổ chức phải được xác định dựa vào quốc tịch của các thành viên tổ chức hay của những người có quyền điều khiển tổ chức. Quan điểm này hiện nay ít được chấp nhận nhưng trên thực tế nó cũng đã từng được chấp nhận tại Pháp trong thời kì chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai và được thể hiện trong một số án lệ của Pháp.
Ví dụ: Cass, 27.5.1921, G.P. 1921, 11, 206.
Trong pháp luật Việt Nam, tuy không có điều luật nào quy định rõ về nguyên tắc xác định quốc tịch của tổ chức nhưng nhà làm luật có xu hướng chấp nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của tổ chức theo tiêu chí nơi tổ chức được thành lập.
Về bản chất, khái niệm “tổ chức nước ngoài" phản ánh mối quan hệ pháp lí giữa một tổ chức với một quốc gia cụ thể và tình trạng pháp lí của quan hệ này là tổ chức đó không có quan hệ quốc tịch với quốc gia mà nó đang quan hệ. Do có sự khác nhau như trên trong quan niệm của các quốc gia về tiêu chí xác định quốc tịch của tổ chức nên muốn biết một tổ chức nào đó có phải là tổ chức nước ngoài hay không, cần phải gắn với một quốc gia cụ thể và phải xuất phát từ quan niệm của quốc gia đó về vấn đề quốc tịch tổ chức để xác định. Chẳng hạn, muốn xác định một công ti đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có phải là tổ chức nước ngoài hay không thực chất là xác định xem công ti này có mối quan hệ về quốc tịch với Nhà nước Việt Nam hay không. Để xác định điều này cần phải xuất phát từ quan điểm của pháp luật Việt Nam về tiêu chí xác định quốc tịch của tổ chức, chứ không phải xuất phát từ quan điểm của pháp luật các nước khác về vấn đề quốc tịch.
3. Các loại tổ chức nước ngoài ở Việt Nam
Theo quy định tại Nghị định 75/2014/NĐ-CP ngày 28/07 của Chính phủ, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện cho các tổ chức quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;
– Văn phòng thường trú của cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;
– Tổ chức quốc tế, tổ chức Liên chính Phủ, Tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;
– Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính Phủ quy định về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
– Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chín, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.
4. Quy định của Việt Nam về việc tổ chức nước ngoài sử dụng lao động
Các tổ chức trên muốn sử dụng lao động Việt Nam phải thực hiện theo trình tự như sau:
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thì tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm tuyển chọn, giới thiệu người lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Hết thời hạn nêu trên mà tổ chức có thẩm quyền không lựa chọn được thì tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tuyển lao động.
4. Trong vòng 7 ngày sau khi ký hợp đồng lao động, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức quản lý lao động Việt Nam.
5. Tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 159 của Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
(1) Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
(2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Các tổ chức nước ngoài nêu trên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức:
(1) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
(2) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ
- Tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: Mua, thuê nhà, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
- Điều kiện tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức nước ngoài
Tổ chức nước ngoài có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phait tuân thủ các quy định sau đây:
- Tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân cư tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất ả các tòa chung cư này.
- Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án dầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:
+ Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà trong dự án đó.
+ Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2500 căn thì tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn.
+ Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà của mỗi dự án.
- Trường hợp được tặng cho, được thưuaf kế nhà ở không thuộc diện được sở hữu nhà ở hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.
Trân trọng./
Công ty luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)