1. Khi nào xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm viết

Theo Luật Sở hữu trí tuệ mới thì Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ tự động, không phải đăng ký, không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm, chống lại hành vi sao chép tác phẩm, không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm. Như vậy, khi bạn dự định dịch thuật sách, truyện của một người khác để kinh doanh bạn sẽ phải chú ý đến quyền tác giả của tác phẩm này dù tác giả hoặc chủ sở hữu hiện tại của tác phẩm có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả.

Vậy, tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết?

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm viết là quan trọng vì nó cung cấp cho tác giả một loạt các quyền pháp lý bảo vệ công bằng và khuyến khích sáng tạo. Dưới đây là một số lý do chính vì sao đăng ký bản quyền tác giả là quan trọng:

Về Bảo  vệ pháo lý: Bản quyền tác giả là cơ chế pháp lý giúp bảo vệ tác phẩm của bạn khỏi việc sao chép trái phép, sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng từ phía người khác.

Về quyền sở hữu: Bản quyền cung cấp quyền sở hữu tác phẩm cho tác giả, cho phép họ kiểm soát cách sử dụng, phân phối và tái sử dụng tác phẩm.

Về quyền kinh doanh: Bản quyền tác giả cũng cho phép tác giả tận dụng kinh doanh từ tác phẩm của mình, bao gồm việc bán quyền sử dụng, tạo ra sản phẩm phụ thuộc vào tác phẩm chính và nhiều hơn nữa.

Về đảm bảo sự uy tín: Bản quyền tác giả cung cấp một cơ chế công nhận chính thức cho tác giả, giúp tăng uy tín và giá trị của tác phẩm.

Về ngăn chặn hững hành vi xâm phạm: Bằng cách đăng ký bản quyền tác giả, bạn cũng tạo ra một lời nhắc nhở cho người khác về quyền sở hữu của bạn đối với tác phẩm, từ đó làm giảm nguy cơ xâm phạm bản quyền.

Về điều kiện chứng minh quyền của tác giả khi xảy ra các tranh chấp: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp pháp lý liên quan đến tác phẩm, việc có bản quyền tác giả đăng ký có thể là một yếu tố quan trọng trong việc chứng minh quyền sở hữu và yêu cầu bồi thường.

Tóm lại, đăng ký bản quyền tác giả là một cách quan trọng để bảo vệ và tận dụng tác phẩm viết của bạn, đồng thời cung cấp cho bạn nhiều quyền lợi pháp lý và kinh doanh quan trọng.

2. Thủ tục đăng ký bản quyền sách 2024 như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền sách 2024 sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền sách

Chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền sách

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền sách

Chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền sách đã được chúng tôi trình bày ở nội dung bên dưới

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sách

Chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu sót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sách

Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách cho chủ sở hữu.

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền sách năm 2024

Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:

- 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

- 01 Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả/các tác giả.

- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (với công ty là chủ sở hữu) hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân trong trường hợp cá nhân là chủ sở hữu

- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại của tác giả/các đồng tác giả;

- Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả;

- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;

- Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu được quy định (Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn);

- Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm.

Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty):

- 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố để đăng ký bản quyền;

- 01 Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký;

- 01 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả tác phẩm;

- Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);(trường hợp nhận chuyển nhượng quyền từ bên khác)

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)

- Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;

- Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;

- Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

4. Tóm tắt sách có vi phạm bản quyền không?

Xuất hiện trên thế giới hơn 10 năm nay, sách tóm tắt ngày càng phổ biến bởi những tiện ích đem lại cho người dùng. Cùng với đó, quá trình chuyển đổi số trong ngành xuất bản đã góp phần thúc đẩy sách tóm tắt đến gần hơn với người dùng. Thực tế cho thấy, các ứng dụng công nghệ tóm tắt sách không ngừng phát triển và đổi mới, cho phép người dùng có thể nghe và nắm bắt nội dung chính trong thời gian ngắn.

Tiết kiệm thời gian, nắm được nội dung cốt lõi là những ưu điểm mà sách tóm tắt đem lại. Để tạo nên một phiên bản tóm tắt sách đúng nghĩa, các đơn vị làm sách phải đọc sách gốc và viết lại nội dung một cách khách quan, sao cho những nội dung này không trở thành tác phẩm phái sinh. Để làm được điều đó, các đơn vị tóm tắt sách phải liên tục đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về chuyên môn lẫn trình độ công nghệ.

Tại Việt Nam, song song với các lợi ích mà mảng tóm tắt nội dung sách mang lại cho người dùng, điều này cũng tạo ra thách thức với các đơn vị sản xuất về vấn đề bản quyền. Bởi lẽ, đây là một trong những mảng mới nên việc định nghĩa về sách tóm tắt vẫn chưa thống nhất hay có quy định cụ thể. Chính vì vậy, các đơn vị làm sách tóm tắt dễ vi phạm bản quyền trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị và cá nhân tham gia vào mảng sách tóm tắt nên chất lượng là điều đáng lưu ý. Việc rút gọn nội dung sách không kỹ lưỡng dễ dẫn đến sai lệch ý chính, làm cho người dùng có nhận định không đúng về sách gốc hoặc thậm chí là tiếp thu sai kiến thức.

Trên đây, Luật Minh Khuê đã hướng giải đáp cho quý khách hàng về tóm tắt sách có được coi là vi phạm bản quyền không. Nếu còn có vướng mắc nào hãy gọi 0986.386.648 hoặc gửi thư đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp.