1.Thực hiện tổng hợp hình trong TH phạm nhiều tội

>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi : 1900.6162

Thưa luật sư,X năm nay 16 tuổi X và đồng bọn đã thực hiện hành vi mua bán người trái phép để lấy nội tạng đã được toàn tuyên án và X đang phải chấp hành hình phạt của bản án này. Trong lúc đang thực hiện bản án này thì có đơn tố cáo X về tội trộm cắp tài sài . Vậy luật sư cho tôi hỏi việc tỏng hợp hình phạt với X được thực hiên như thế nào theo quy định của pháp luật ?

Trân trọng/

người gửi: carotnho04@gmail.com

Luật sư trả lời : Trong trường hợp này thì việc tổng họp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này, được thực hiện theo quy định tại Điều 55 (Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội) và Điều 56 Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án của Bộ luật Hình sự 2015, sủa đổi bổ sung năm 2017

Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Quy định về hình phạt chung đối với người dưới 18 tuổi phải chịu nhiều bản án

>> Xem thêm: Tình huống phạm tội là gì ? Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội

Chào luật sư, Con tôi năm nay 17 tuổi cháu đang phải chấp hành một bản án phạt tù 3 năm, cháu đã thực hiện hình phạt được 1 năm nhưng cách đây mấy ngày tôi được hay tin là bên phía cơ quan công an người ta điều tra được con tôi trước đấy đã phạm thêm tội cướp giật tài sản. Theo luật sư thì quy định về hình phạt chung đối theo quy định pháp luật là như thế nào ?

Luật sư trả lời :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được đội ngũ luạt sư của chúng tôi biên tập và trả lời bạn như sau ;

Căn cứ theo điều 104 Bộ luật hình sự 0215, sửa đổi bổ sung 2017 quy đinh như sau :

Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 của Bộ luật này.

Theo đó điều 103 quy định :

Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

2. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

3. Khung hình phạt cao nhất đối với người dưới 18 tuổi

>> Xem thêm: Những trường hợp nào phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát giải quyết ?

Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phải dựa theo độ tuổi, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Theo đó:

- Với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất:

+ Không quá 18 năm tù nếu phạm vào điều luật có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình.

+ Không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật áp dụng quy định tù có thời hạn

- Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mức phạt cao nhất:

+ Không quá 12 năm tù nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt chung thân hoặc tử hình

+ Không quá ½ mức phạt tù mà điều luật áp dụng quy định tù có thời hạn

Do đó, căn cứ quy định của pháp luật thì khung hình phạt cao nhất được áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội là không quá 18 năm tù.

Tuy nhiên, khi một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội và có hành vi thực hiện trước, có hành vi thực hiện sau 18 tuổi thì sẽ được quy định như sau:

+ Nếu hình phạt của hành vi phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nặng hơn thì không quá 18 năm tù

+ Nếu hình phạt của hành vi phạm tội sau 18 tuổi nặng hơn thì áp dụng khung hình phạt của tội sau 18 tuổi gây ra.

Trong trường hợp này, nếu một người thực hiện có hành vi phạm tội trước và sau khi đủ 18 tuổi, khung hình phạt áp dụng cho tội sau 18 tuổi gây ra là tử hình thì người này sẽ bị áp dụng khung hình phạt là tử hình.

4.Nguyên tắc tổng hợp hình phạt

>> Xem thêm: Cố ý giết người không thành thì phạt tù bao nhiêu năm? Thuê người khác giết người phạm tội gì?

Việc tổng hợp hình phạt phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, cụ thể là: Nguyên tắc thu hút, nguyên tắc cộng hình phạt và nguyên tắc cùng tồn tại.

* Nguyên tắc cộng hình phạt: Nguyên tắc này có hai trường hợp, nguyên tắc cộng toàn bộ và nguyên tắc cộng một phần.

Nguyên tắc cộng toàn bộ là nguyên tắc cho phép cộng toàn bộ các hình phạt thành hình phạt chung. Nguyên tắc này được áp dụng khi có thể và cần thiết phải cộng toàn bộ các hình phạt với nhau (hình phạt chung sau khi đã cộng không vượt giới hạn mà luật cho phép đối với loại hình phạt đó).

Nguyên tắc cộng một phần là nguyên tắc cho phép cộng hình phạt cao nhất với một phần hình phạt còn lại thành hình phạt chung. Nguyên tắc này được áp dụng khi, không thể cộng toàn bộ được vì mới cộng một phần với hình phạt nặng nhất đã đạt mức tối đa cho phép của loại hình phạt này.

Ví dụ: A bị Toà án tuyên phạt 20 năm tù về tội cướp tài sản, 15 năm tù về tội cướp giật tài sản. Trong trường hợp này, hình phạt chung mà bị cáo A phải chấp hành là 30 năm tù. Tổng cộng hình phạt đúng ra A phải chịu mức tù là 35 năm nhưng vì hình phạt chung không được quá 30 năm nên Toà án chỉ có thể cộng 20 năm tù của tội cướp tài sản với 10 năm tù của tội cướp giật tài sản thì đã đạt mức tối đa cho phép là 30 năm.

* Nguyên tắc thu hút: Theo nguyên tắc thu hút, hình phạt chung là hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên. Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp không thể cộng hết các hình phạt lại với nhau do có một trong các hình phạt đã tuyên là hình phạt nặng nhất trong hệ thống hình phạt hay do các hình phạt không thể cùng chấp hành.

Ví dụ 1: Bị cáo A phạm tội hiếp dâm và tội giết người. Toà án tuyên tử hình đối với tội giết người và 10 năm tù với tội hiếp dâm. Hình phạt chung trong trường hợp này là tử hình.

Ví dụ 2: Bị cáo A phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác và tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Toà án tuyên hình phạt tù chung thân đối với tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác “và 5 năm tù với tội “huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Trong trường hợp này, hình phạt chung là tù chung thân.

* Nguyên tắc cùng tồn tại: Nguyên tắc cùng tồn tại được áp dụng khi không áp dụng được hai nguyên tắc trên. Tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc này sẽ không có hình phạt chung cho tất cả các tội mà chỉ có việc phải chấp hành đồng thời các hình phạt.

Ví dụ: Bị cáo A phạm tội buôn lậu và tội chống người thi hành công vụ. Toà án tuyên phạt 50 triệu đồng về tội “buôn lậu” và phạt 3 năm tù về “tội chống người thi hành công vụ”. Trường hợp này bị cáo phải chấp hành đồng thời cả hai hình phạt trên.

5.Xác định và áp dụng tổng hợp hình phạt

>> Xem thêm: Tội giết người với lỗi cố ý nhưng phạm tội chưa đạt thì xử lý thế nào ?

Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, ngoài những căn cứ quy định tại các Điều 98, 99, 100, 101, 102, 103 để xác định và áp dụng hình phạt.

Điều 103 BLHS quy định tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, điều luật có sự phân biệt giữa tội phạm được thực hiện khi người chưa thành niên dưới 18 tuổi và tội phạm được thực hiện khi người người đó đủ 18 tuổi.

Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 BLHS.

Ví vụ: Lê Anh C phạm tội “Giết người” theo khoản 1 Điều 123 BLHS và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự, trong đó tội giết người được thực hiện khi Lê Anh C mới 17 tuổi, thì hình phạt chung cho cả hai tội đối với Lê Văn C không được vượt quá 18 năm tù.

Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung được áp dụng như đối với người thành niên phạm tội quy định tại Điều 55 BLHS.

Ví dụ: Thái Tăng D phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo khoản 2 Điều 260 BLHS và tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo điểm a khoản 3 Điều 170 BLHS, trong đó tội “Cưỡng đoạt tài sản” do Thái Tăng D thực hiện khi đã đủ 18 tuổi, nên Tòa án đã áp dụng Điều 55 BLHS mà không áp dụng Điều 103 BLHS để tổng hợp hình phạt đối với Thái Tăng D.

Việc xác định tội nào nặng nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng hợp hình phạt áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội hay áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định tội nào là tội nặng nhất cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất: Cơ sở để xác định tội nào nặng nhất căn cứ vào hình phạt cụ thể mà Tòa án đã tuyên đối với từng tội. Tội nào có mức hình phạt cao nhất thì đó là tội nặng nhất.

Quan điểm thứ hai: Cơ sở để xác định tội nặng nhất là căn cứ vào hình phạt tối đa của khung hình phạt cao nhất, nhưng trường hợp không thể xác định tội nặng nhất nếu hình phạt tối đa của khung hình phạt cao nhất của hai tội bằng nhau và mức khởi điểm của khung hình phạt cao nhất cũng bằng nhau, thì tội nặng hơn là tội có khung hình phạt nhẹ nhất nặng hơn. Nếu khung hình phạt nhẹ nhất của hai tội có mức hình phạt tối đa bằng nhau thì tội nặng hơn là tội có mức hình phạt khởi điểm của khung hình phạt nhẹ nhất cao hơn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới tổng đài: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê