Thưa luật sư,Tôi được biết ngành in thì là ngành kinh doanh có điều kiện, nhưng trong bộ luật của Việt Nam thì ngành nghề làm biển quảng cáo nói chung có phải là ngành nghề kinh doanh có diều kiện không ?Và nếu là ngành nghề có điệu kiện thì tôi phải có những hồ sơ giấy tờ gì thì đủ điều kiện để bắt đầu kinh doanh. Và tôi phải bắt đầu từ đâu?

Người hỏi: LM

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

- Nghị định số 60/2014/NĐ/CP Quy định về hoạt động in

- Quyết định số 337/QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

2. Nội dung phân tích

 

Căn cứ theoQuyết định số 337/QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, có quy định như sau:

“18: IN, SAO CHÉP BẢN GHI CÁC LOẠI

Ngành này gồm:

In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, thiếp chúc mừng, các mẫu văn bản thương mại và các tài liệu khác và thực hiện hoạt động hỗ trợ như đóng sách, dịch vụ làm đĩa và tạo hình. Hoạt động hỗ trợ kể ở đây là phần không thể thiếu của ngành in ấn và sản phẩm (đĩa in, bìa sách hoặc đĩa máy tính hoặc file).

Các quá trình được sử dụng trong hoạt động in ấn bao gồm một loạt các phương pháp chuyển một hình ảnh từ đĩa, màn hình hoặc file máy tính sang các phương tiện khác như giấy, nhựa, kim loại, sản phẩm dệt hoặc gỗ. Điểm nổi bật nhất của các phương pháp này là việc chuyển hình ảnh từ đĩa hoặc màn hình sang các phương tiện như in thạch bản, in bản kẽm, in nổi). Thông thường một file máy tính được sử dụng trực tiếp máy in để tạo hình ảnh hoặc tĩnh điện học và các loại thiết bị khác (in kỹ thuật số hoặc in phi tác động).

In ấn và xuất bản có thể được thực hiện bởi cùng một đơn vị (ví dụ như báo).

Ngành này cũng gồm: tái xuất bản các bản ghi âm thanh, như đĩa compact, đĩa video, phần mềm trên đĩa hoặc băng, bản ghi.

Loại trừ: Hoạt động xuất bản được phân vào ngành 58 (Hoạt động xuất bản). 181: In ấn và dịch vụ liên quan đến in

Nhóm này gồm: In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, các mẫu văn bản thương mại, thiệp chúc mừng và các tài liệu khác, cùng các hoạt động hỗ trợ như đóng gáy sách, dịch vụ làm đĩa và hình ảnh. In có thể được thực hiện bằng cách kỹ thuật khác nhau và trên các vật liệu khác nhau.”

Ngoài ra, theo định nghĩa tại khoản 2, 3, Điều 2, Nghị định số 60/2014/NĐ/CP Quy định về hoạt động in thì:

“2.In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.

3. Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.”

Như vậy, ngành làm biển quảng cáo của bạn vẫn thuộc ngành in mà ngành in là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho nên để có thể kinh doanh ngành nghề này thì bạn phải đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định đối với ngành in ấn cụ thể : bạn phải có giấy phép hoạt động ngành in do Sở Thông tin và truyền thông – Cục xuất bản cấp và giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự do công an huyện, thành phố cấp.

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây về thủ tục thành lập doanh nghiệp: Thành lập doanh nghiệp

3. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Hiện nay, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và LĨNH VỰC mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm việc “đáp ứng” đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động.

- Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

- Hiện nay danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với Nhà đầu tư nước ngoài) được đăng tải trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng.

- Đồng thời có thể tham khảo tại Phụ lục 4 của Luật số 03/2016/QH14. Việc đăng ký các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ được thực hiện theo danh mục này.

Điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như  ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.

4. Những điều kiện gì để doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện?

Giấy phép kinh doanh.

- Giấy phép kinh doanh (hay còn được gọi là “giấy phép con”) là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đáp ứng các điều kiện ràng buộc.

- Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tuy nhiên, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành thì sau khi có Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xin thêm Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó thì mới được tiến hành tổ chức đi vào hoạt động.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh : Sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.

Chứng chỉ hành nghề Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định

- Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có Chứng chỉ hành nghề.

- Yêu cầu Giám đốc và người khác phải có Chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp. Và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề.

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.

 

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.

- Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bản xác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh,…

Một số điều kiện khác

- Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc;

- Phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty để bắt đầu kinh doanh.

- Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.

Mọi cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp giấy phép. Hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối.

Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép. Hoặc thực hiện các điều kiện đối với trường hợp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản. Doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện

Quy trình thành lập doanh nghiệp cũng được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ – CP, ngày 14/9/2015 theo hướng tập trung tại một cơ quan đầu mối. Đó chính là Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư.

– Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp; lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

– Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông).

– Lựa chọn đặt tên công ty.

– Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

– Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh;

– Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty;

– Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh là sở kế hoạch đầu tư hoặc nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử.

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Sau khi làm xong thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp phép họat động đối với những nghành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đã xin phép

Hy vọng, với những tư vấn trên có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm, xin vui lòng gọi vào số 1900.6162gặp tư vấn viên để được hỗ trợ thêm.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp