Các cán bộ xã đã tự ý đưa một số hộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào danh sách được giao đất; thu tiền sử dụng đất(SDĐ) không đúng pháp luật. UBND xã B tự quyết định mức thu tiền SDĐ cao hơn 5 lần so với quy định của pháp luật đất đai. Nhiều hộ dân ngoài việc nộp tiền SDĐ theo quy định, còn phải nộp thêm 100 triệu đồng “tiền đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, của thôn”. Theo tìm hiểu , rất nhiều hộ trong danh sách cấp đất “giãn dân” theo quyết định của UBND xã B đã “mua” tên, tiêu chuẩn, vị trí, với giá gần 50 triệu đồng/ suất, rồi lập các văn bản để hợp thức hóa việc chuyển quyền sử dụng đất(QSDĐ). Phần lớn những người nộp tiền SDĐ không phải là người được cấp đất theo quyết định của UBND tỉnh H. Hơn nữa, việc bồi thường cũng được thực hiện không thỏa đáng, theo đó, các hộ gia đình cùng được cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại một thời điểm, nhưng khi thực hiện dự án thì có hộ được bồi thường, có hộ không được bồi thường. Thậm chí một số đối tượng SDĐ lấn chiếm trái phép năm 2010 khi Nhà nước thu hồi đất cũng được chính quyền địa phương đưa vào danh sách các hộ được bồi thường. Hỏi:
1.Vụ việc trên vi phạm những quy định nào của pháp luật đất đai?
2.Những hành vi trên đây phải xử lý như thế nào theo đúng quy định của PL hiện hành?
Em xin cảm ơn!
Người gửi: P.N
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật đất đai của công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn Luật đất đai gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc tới công ty Luật Minh Khuê chúng tôi. Với những thông tin mà bạn cung câp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
1: Những sai phạm mà UBND trong quá trình thực hiện đề án giãn dân
Vì bạn không nêu rõ quyết định giãn dân trên do UBND tỉnh nào ban hành nên rất khó xác định được từng sai phạm. Tuy nhiên, theo một số thông tin chi tiết bạn cung cấp thì thấy được những sai phạm của UBND cấp huyện trong việc bồi thường vì có hành vi: Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng. Việc UBND bồi thường cho những đối tượng sử dụng đất do lấn chiếm là sai so với quy định của pháp luật. Theo quy định của Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì để được bồi thường khi bị thu hồi đất thì người sử dụng đất cần phải có điều kiện sau:
Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
"1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp".
2. Vấn đề xử lý những sai phạm
Khi phát hiện những sai phạm, bạn có quyền tố cáo theo quy định tại điều 205 Luật đất đai
Điều 205: Giải quyết tố cáo về đất đai
"1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo"
Luật tố cáo 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:
Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
"1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp".
Như vậy, khi phát hiện ra những sai phạm liên quan đến việc thực hiện chính sách giãn dân trên địa bàn xã cũng như việc bồi thường trái pháp luật thì bạn có quyền tố cáo lên Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Trình tự, thủ tục tố cáo được quy định cụ thể tại Luật tố cáo 2011 cụ thể như sau
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, Chủ tịch UBND tỉnh phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày
- Thời hạn giải quyết tố cáo: Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
- Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi dành cho quý khách hàng, ý kiến tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật và thông tin mà kahcsh hàng cung cấp. Mục đích đưa ra sự tư vấn là để cá nhân, tổ chức tham khảo.
TRÂN TRỌNG./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI.