1. Mức phạt đi xe máy ượt vđèn đỏ ?

Theo quy định tại điểm e khoản 4 và khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền: 600.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện.

- Hình phạt bổ sung: áp dụng hình thứctước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Như vậy: Trong trường hợp này khi có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

2. Mức phạt đi xe máy không đội mũ bảo hiểm ?

Theo quy định tại điểm i, k Khoản 2 ĐIều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt với mức từ 200.000 - 300 000 đồng. Nhưng không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

 

3. Mức phạt nồng độ cồn (sử dụng rượu bia) khi lái xe máy ?

Về việc xử phạt khi tham gia giao thông nhưng có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở, theo quy định tại điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt thì tùy vào mức độ mà người vi phạm có thể bị phạt với các mức phạt theo quy định sau:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

 

Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm và điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở bị xử phạt theo quy định như trên.

 

4. Mức xử phạt xe vượt quá trọng tải ?

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

- Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau;

"- Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.

- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng."

 

5. Tạm giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Những lỗi có thể tạm giữ phương tiện giao thông là xe máy đã được liệt kê trong luật, bao gồm những lỗi sau:

- Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/ 1 lít khí thở;

- Không chấp hành yêu cầu về kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

- Điều khiển xe gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

 

6. Thời hạn tạm giữ phương tiện là bao lâu ?

1. Thời hạn tạm giữ theo quy định là 07 ngày và có thể kéo dài (nhưng ko quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có tính chất phức tạp). Như vậy thông thường là tạm giữ 07 ngày và có thể kéo dài khi có tính chất phức tạp.

2. Quyết định tạm giữ là 07 ngày.

Trường hợp cần gia hạn thì phải có văn bản (quyết định gia hạn tạm giữ).

3. Trường hợp này thời hạn tạm giữ là 07 ngày. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Sau thời hạn trên mà chưa thể xác định được danh tính, cần thời gian xác minh đối tượng vi phạm thì ra quyết định gia hạn tạm giữ.

Hết thời hạn gia hạn tạm giữ (thời hạn gia hạn ko quá 30 ngày), ko xác minh được chủ, chủ ko đến nhận thì Người ra quyết định phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai... Sau 30 người họ không đến nhận thì ra quyết định tịch thu để xử lý theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến.