1. Dàn ý bài phát biểu cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya

1.1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya”.

 

1.2. Thân bài

a. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét vẽ về  khung cảnh của đêm trăng núi rừng Việt Bắc.

- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya được gợi lên từ thanh âm: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, gợi lên vẻ đẹp thanh tĩnh, gần gũi và ấm áp với tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, len lỏi trong từng hơi thở của núi rừng.

+ Hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa đánh dấu sự cách tân mới mẻ trong thơ của Bác.

- Bức tranh đêm trăng hiện lên giàu chất tạo hình trong những nét vẽ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”:

+ Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.

+ Từ "lồng" được nhắc đi nhắc lại 2 lần trong câu thơ, nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng.

+ Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

=> Câu thơ gợi vẻ đẹp quyện hòa, đan cài của thiên nhiên.

b. Hình ảnh con người với tâm hồn thi sĩ

- Hình ảnh đó gợi lên từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ”, cho thấy cảnh đẹp thiên nhiên như bức tranh vẽ, khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động của tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của đêm trăng chốn núi rừng Việt Bắc.

+ Đứng trước vẻ đẹp nên thơ đó, khiến người xao xuyến không thể chợp mắt.

- Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi mở vẻ đẹp của phẩm chất người chiến sĩ:

+ Điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần đã tô đậm hơn nữa tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đối với nhân dân, đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chưa ngủ vì hai lí do, thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Thứ hai: chưa ngủ vì lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, lo cho độc lập tự do dân tộc, hạnh phúc ấm no của nhân dân. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước; ngược lại càng khơi dậy quyết tâm cứu nước cứu dân.

=> Tâm hồn thi sĩ hòa cùng tấm lòng người chiến sĩ, tạo nên nhân cách tuyệt đẹp mang tên Hồ Chí Minh.

- Nêu đánh giá về nội dung, giá trị của bài thơ “Cảnh khuya”

Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn tứ cùng với đó là sự kết hợp tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực.

 

1.3. Kết bài

Nêu cảm nhận về tác giả Hồ Chí Minh.

 

2. Bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya chọn lọc hay nhất

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Bác biết đến không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà còn là một nhà văn hoá kiệt xuất với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bác để lại cho đời rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa, tiêu biểu trong số đó là bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

Đến với hai câu thơ đầu tiên, là cảm nhận của Bác về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua những nét vẽ về khung cảnh của đêm trăng núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Vẻ đẹp của bức tranh cảnh khuya được gợi lên từ thanh âm: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, gợi lên vẻ đẹp thanh tĩnh, gần gũi và ấm áp với tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, len lỏi trong từng hơi thở của núi rừng. Hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa đánh dấu sự cách tân mới mẻ trong thơ của Bác.

Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Bức tranh đêm trăng hiện lên giàu chất tạo hình trong những nét vẽ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Ở đây, từ "lồng" được nhắc đi nhắc lại 2 lần trong câu thơ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng. Cảnh hùng vĩ hơn cùng với nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. Câu thơ này như gợi vẻ đẹp quyện hòa, đan cài của thiên nhiên. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình là tâm trạng thi sĩ đang thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác, đưa người đọc cảm nhận về tâm hồn thi sĩ quyện hòa cùng chất chiến sĩ của nhân vật trữ tình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hình ảnh đó gợi lên từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ”, cho thấy cảnh đẹp thiên nhiên như bức tranh vẽ, khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động của tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của đêm trăng chốn núi rừng Việt Bắc. Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Cảnh khuya đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Đứng trước vẻ đẹp nên thơ đó, khiến người xao xuyến không thể chợp mắt và câu thơ cuối cùng đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi mở vẻ đẹp của phẩm chất người chiến sĩ. Bác khéo léo khi sử dụng điệp từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần đã tô đậm hơn nữa tình yêu thiên nhiên quyện hòa cùng tình yêu đối với nhân dân, đất nước của mình. Người chưa ngủ vì hai lí do, thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Líc do khác Bác chưa ngủ vì lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, lo cho độc lập tự do dân tộc, hạnh phúc ấm no của nhân dân. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước; ngược lại càng khơi dậy quyết tâm cứu nước cứu dân. Quả thật, tâm hồn thi sĩ hòa cùng tấm lòng người chiến sĩ, tạo nên nhân cách tuyệt đẹp mang tên Hồ Chí Minh.

Ở bài thơ "Cảnh khuya", Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn tứ cùng với đó là sự kết hợp tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực. Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Minh Khuê về Bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya chọn lọc hay nhất, chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, cung cấp thêm tài liệu để các bạn ôn thi đạt khết quả tốt hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có những thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé. Trân thành cảm ơn bạn!