1. Đề thi lớp 4 môn Toán năm 2023 -2024  theo Thông tư 22 và đáp án chi tiết

Câu 1: Đọc, viết số.

a) Số 8 601 235 đọc là: ................................

b) Chín mươi sáu triệu một trăm bảy mươi lăm nghìn,bốn trăm hai mươi hai: .....................

Câu 2: Hãy khoanh vào trước câu kết quả đúng:

Chữ số 9 trong số 29654837 thuộc hàng nào? (M1)

A. Hàng trăm

B. Hàng nghìn

C. Hàng chục nghìn

D. Hàng triệu

Câu 3:  Tính nhẩm: 63 x 11= ……? 

A. 693

B. 639

C. 963

D. 936

Câu 4:

a) Số lớn nhất trong các số: 684 257; 684 275; 684 750; 684 725 (M2)

A. 684 257

B. 684 275

C. 684 750

D. 684 725

b) Trong các số sau số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là:

A. 36572

B. 44835

C. 50110

D. 55552

Câu 5: Kết quả của phép tính: 682419 + 145637

A.828056

B. 828456

C. 728056

D. 818056

Câu 6. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là 

a) Số thích hợp điền vào chỗ chấm: 5tấn 13kg = …………..kg?

A. 513 kg

B. 5130 kg

C. 5013 kg

D. 50013 kg

b) 3 giờ 10 phút =................phút

A. 190

B. 910

C. 109

D. 1029

Câu 7: Tìm trung bình cộng của các số: 35; 39 và 52

Câu 8: Đặt tính rồi tính A. 24753 + 49245 B. 864214 - 97065 C. 387 x 25 D. 8192 : 64

Câu 9 : Khối lớp Bốn xếp thành 17 hàng, mỗi hàng có 11 học sinh. Khối lớp Năm xếp thành 15 hàng, mỗi hàng cũng có 11 học sinh. Hỏi cả hai khối lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?

Đáp án chi tiết:

Câu 1:

a) tám triệu sáu trăm linh một nghìn, hai trăm ba mươi lăm. (0,5 đ)

b) 96 175422 (0,5 đ)

Câu 2:  D (0,5 đ)

Câu 3: A (0,5 đ)

Câu 4:

a) C (0,5 đ)

b) C (0,5 đ)

Câu 5: A (1 đ)

Câu 6:

a) C (0,5 đ)

b) ý A (0,5 đ)

Câu 7: (35 + 39 + 52) : 3 = 42 (1 điểm)

Câu 8: (2 điểm)

a) 73998

b) 767149

c) 9675

d) 128

Câu 9: (1điểm)

Số học sinh khối lớp 4 là: (0,1đ) 17 x 11 = 187 (học sinh) (0,2đ)

Số học sinh khối lớp 5 là: (0,1đ) 15x11 =165 (học sinh) (0,2đ)

Số học sinh cả 2 khối lớp có tất cả là: (0,1đ) 187 + 165 = 352 (học sinh) (0,2đ)

Đáp số: 352 học sinh (0,1đ)

 

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

A. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm một trong các bài sau đọc và trả lời 1 câu hỏi có trong bài đọc đó.

Ông Trạng thả diều

Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Vẽ trứng

Người tìm đường lên các vì sao

Văn hay chữ tốt

Cánh diều tuổi thơ

Trong quán ăn “Ba cá bống”

B. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài sau và làm bài tập:

 LẠC ĐÀ VÀ CHUỘT CỐNG

Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói:

- Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn!

Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống:

- Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi!

Chuột Công trả lời ra vẻ thản nhiên:

- Nhưng nước quá sâu.

Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống:

- Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi.

Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vừa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban đầu:

- Nhưng mà tôi chưa cao quá cái móng chân của anh, nói gì tới đầu gối. Hay là... hay là... xin anh chở tôi qua sông nhé?

Lúc này, Lạc Đà cười to:

- Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!

(Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới)

Câu 1 (0,5 điểm). Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường?

A. Đuổi theo và cắn lấy dây thừng trên cổ Lạc Đà.

B. Cắn sợi dây thừng, chạy lên trước và huyênh hoang mình dắt được Lạc Đà.

C. Chạy lên trước và huyênh hoang là mình dắt được Lạc Đà.

D. Cắn sợi dây thừng để Lạc Đà kéo nó đi.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, thái độ của Lạc Đà như thế nào?

A. Lạc Đà tức giận, mắng Chuột Cống.

B. Lạc Đà không nghe thấy lời Chuột Cống nói.

C. Lạc Đà coi như không có chuyện gì xảy ra.

D. Lạc Đà dừng lại và không đi với Chuột Cống nữa.

Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao Lạc Đà cười to?

A. Vì Chuột Công không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở.

B. Vì Chuột Cống biết nói sự thật, không huyênh hoang nữa.

C. Vì sông cạn, nước sông chỉ tới đầu gối Lạc Đả.

D. Vì Chuột Cống bị đuối nước và khẩn khoản nhờ Lục Di cứu giúp.

Câu 4 (0,5 điểm). Qua câu chuyện, ta thấy bạn Chuột Cống là người:

A. Ba hoa, khoác lác

B. Chăm chỉ, nhanh nhẹn

C. Tự kiêu, ích kỉ

D. Hiền lành, thật thà

Câu 5 (1,0 điểm). Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên ta điều gì? ................................... 

Câu 6 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ được sử dụng trong câu chuyện trên. ................................

Câu 7 (1,0 điểm). Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé. Người bán vé trả lời: Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?

Câu 8 (1,0 điểm). Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

“Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.”

................................................................................................

................................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm). Cho các sự vật sau: đồng hồ, chú cún con.

Em hãy đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa các sự vật đã nêu trên ................................................................................................ 

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT

A. Chính tả (2 điểm)

Bài viết: Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

B. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề: Em hãy kể một câu chuyện nói về một người có ý chí, nghị lực mà em được biết hoặc em đã được nghe, được đọc.

Đáp án chi tiết

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút trong các bài tập đọc do HS bốc thăm.(2 điểm)

Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu 1. B

Câu 2. C

Câu 3. B

Câu 4. A

Câu 5. Qua câu chuyện tác giả muốn khuyên ta phải khiêm tôn, không nôn ba hoa, khoác lác

Câu 6. Chuột cống, lạch đà, dây thừng, sông, nước (các bạn có thể lựa chọn các danh từ khác)

Câu 7.  "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé"; "Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?"

Câu 8. Dấu gach ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

Câu 9.

- Bác đồng hồ làm việc chăm chỉ

- Chú cún con chơi đùa vui vẻ cùng các bạn cún khác

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)

I. Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)

1. Chính tả: 2 điểm

- HS nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ khoảng 80 chữ/ 20 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp: 1 điểm

- Viết đúng, không sai lỗi nào: 1 điểm

* Nếu viết sai 1 lỗi trừ 0.25 điểm, sai 2-3 lỗi: trừ 0.5 điểm, sai 4-5 lỗi: trừ 0.75 điểm

* Nếu viết sai trên 5 lỗi: 0 điểm 2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút)

* Phần nội dung: (6 điểm) kể được câu chuyện đúng yêu cầu, đầy đủ 3 phần

a) Mở bài: Giới thiệu được câu chuyện 1đ

b)Thân bài: 4 điểm (Biết kể đầy đủ nội dung câu chuyện)

c) Kết bài: 1 điểm

* Phần trình bày: (2 điểm)

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.

Sáng tạo (1 điểm): Bài viết có sự sáng tạo.Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

 

3. Một số lưu ý trong quá trình làm bài kiểm tra

- Các bạn học sinh cần đọc kỹ các câu hỏi trước khi làm bài

- Cần tập trung vào làm bài tránh sao nhãng trong quá trình làm bài thi

Trên đây là một số vấn đề về đề thi lớp 4 học kì 1 năm 2023-2024 theo Thông tư 22. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề có liên quan đến nội dung trên có thể tham khảo: Đề thi học kì 2 Toán lớp 4 có đáp án năm 2022 - 2023. Mọi thắc mắc liên hệ 19006162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để có được giải đáp chi tiết. Trân trọng!