1. Tín dụng đen được hiểu như thế nào?  

1.1 Tín dụng đen là gì?

Nhắc đến tín dụng đen có lẽ không ai là không biết đến đấy là một hình thức vay tiền cực kỳ phổ biến hiện nay bởi ưu điểm của nó là thủ tục vay tiền cực kỳ đơn giản, dễ dàng, không mất nhiều thời gian, không cần chứng minh thu nhập, không cần chứng minh điều kiện vay vốn ,khả năng chi trả mà chỉ cần cung cấp một số các thông tin cá nhân như giấy tờ tuỳ thân  hay giấy tờ cư trú, giấy phép lái xe... là có thể hoàn tất thủ tục vay và được giải ngân một cách nhanh chóng. Mặc dù thủ tục vay tiền rất dễ nhưng lãi suất của các app vay tiền này rất cao có những nơi cho vay với những mức lãi suất có thể lên đến 300-400%/ năm dẫn đến rất nhiều người vay tiền xong không có khả năng chi trả, lãi mẹ đẻ lãi con, lãi chồng lãi, cho đến khi không còn khả năng để chi trả cho khoản vay đó nữa.

Trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định cụ thể nào về định nghĩa " Tín dụng đen" là gì, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng tín dụng đen được coi như là một hình thức cho vay nặng lãi không được pháp luật công nhận bởi đây là là hình thức vay tiền giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tổ chức không thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính được nhà nước cấp phép với mức lãi suất vượt quá mức lãi suất mà nhà nước cho phép là trên 20% một năm.

>> Xem chi tiết: Tín dụng đen là gì? Hoạt động tín dụng đen có phạm luật?

 

1.2 Một số hình thức vay tín dụng đen phổ biến hiện nay

Ngày nay,  khoa học công nghệ phát triển nên có rất nhiều hình thức vay tiền khác nhau, bên cạnh những hình thức vay tiền hợp pháp được nhà nước công nhận thì có rất nhiều đối tượng lợi dụng vào sự phát triển của công nghệ thông tin để tổ chức cho vay tiền dưới nhiều hình thức bất hợp pháp . Điển hình là một số hình thức cho vay tín dụng đen sau

Một là, cho vay tiền qua các app vay tiền bằng giấy tờ tuỳ thân

Với hình thức này, những đối tượng cho vay núp bóng dưới các công ty cho vay tài chính tạo ra những app cho vay tiền để thông qua những đường link gửi cho người có nhu cầu vay để người cần vay thông qua đường link không hợp pháp đó tải về những app cho vay tiền với mức lãi suất rất cao rơi vào 10% thậm trí 20%, 30% trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần. Để vay được qua đây thì người vay cần phải chụp ảnh giấy tờ tuỳ thân của mình như chứng minh thư, căn cước công dân, bằng lái xe, và ảnh chụp chân dung của mình cùng với một trong những loại giấy tờ tuỳ thân đó để vay.

Hai là, không thể không nói đến hình thức cho vay tiền bằng bảng lương, hợp đồng lao động

Với hình thức này, các đối tượng cho vay bằng cách in tờ rơi và dán bất hợp pháp lên tất cả những gì mà họ có thể dán được như bảng tin của khu dân phố, cột điện, tường nhà của người dân... với phương pháp này các đối tượng cho vay sẽ cho vay với những mức lãi suất cũng rất cao dưới một số cụm từ hay bắt gặp như cho vay với lãi suất 10 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày...

Ngoài ra còn một số hình thức cho vay tiền khác có thể kể đến như vay tiền theo sao kê ngân hàng, vay tiền thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, vay tiền qua sổ bảo hiểm xã hội, vay tiền bằng bằng đại học... và rất nhiều hình thức vay tiền khác. 

>> Xem thêm: Đường dây nóng tố cáo tín dụng đen qua app gọi số nào?

 

2. Bùng nợ tín dụng đen có vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Bùng nợ tín dụng đen được hiểu đơn giản là việc một cá nhân, tổ chức đi vay tiền thông qua những hình thức vay tiền không hợp pháp với những mức lãi suất cao dẫn đến việc vượt quá khả năng chi trả, không còn khả năng để thanh toán khoản nợ đó cho những bên cho vay và có ý nghĩ sẽ không trả tiền cho những đối tượng cho vay bất hợp pháp đó. Với ý định này dường như người đi vay đang có những ý định chiếm đoạt tài sản của các đối tượng cho vay không hợp pháp và không được nhà nước công nhận.

Tuy nhiên cần phải hiểu một điều rằng, việc bùng nợ không có ý định muốn trả nợ, quỵt nợ kể cả là khoản tiền đó người cho vay đang cho người đi vay với những mức lãi suất vượt quá mức lãi suất quy định thì đó cũng được coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có thể cấu thành một trong những hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định tại bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi và bổ sung năm 2017 đã quy định về các hành vi chiếm đoạt tài sản như: 

- Người nào đi vay, đi mượn hay đi thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng, rồi sau đấy sẽ dùng các thủ đoạn gian dối hoặc là bỏ trốn, cắt đứt liên lại với bên cho vay, cho mượn, bên giao tài sản để nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền đã nhận được 

- Người nào đi vay, đi mượn, đi thuê hay nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, khi đến thời hạn phải trả lại tài sản cho người cho vay, cho mượn, người giao tài sản thì cố tình không trả, mặc dù có khả năng trả nhưng không trả

- Người nào vay mượn tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác nhưng sau đấy xử dụng số tài sản nhận được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng để có thể trả được số tiền đã vay, đã mượn hoặc số tiền đã nhận được.

Thì sẽ được coi là hành vi trái pháp luật, việc thực hiện các hành vi nêu trên và chiếm đoạt số tiền của người khác với những mức tiền nhất định theo quy định của từng hành vicó thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tôi: Tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...

Nên nếu trong trường hợp chưa có khả năng để trả nợ, thì người đi vay có thể xin gia hạn thời hạn trả nợ, xin khất nợ để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong những hành vi liên quan đến tội phạm chiếm đoạt tài sản, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi việc cá nhân tổ chức nào cho vay nặng lãi, có mức lãi suất không phù hợp với quy định họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình, nhẹ chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính còn số tiền lãi mà họ thu lợi bất chính đó sẽ được hoàn trả lại cho người vay nếu người đi vay đã trả đủ cả lãi và gốc cho bên cho vay theo mức mà pháp luật cho phép, hoặc sẽ được trừ trực tiếp vào khoản nợ gốc nếu người đi vay chưa thanh toán đủ cho bên cho vay, còn nặng hơn bên cho vay họ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự theo quy định tại điều 201 của Bộ luật hình sự năm 2015 được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP mà có hiệu lực từ ngày 24/12/2021.

Như vậy, có thể khẳng định rằng trong trường hợp số tiền mà bên cho vay nếu là họ có được một cách hợp pháp, thì việc những người vay tiền qua tín dụng đen có ý định quyt nợ, bùng tín dụng đen để nhằm mục đích để chiếm đoạt tài sản của những bên cho vay theo nhiều hình thức khác nhau được cọi là hành vi phạm pháp, vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của của pháp luật.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật Minh Khuê về hành vi bùng nợ tín dụng đen có vi phạm pháp luật hay không. Nếu anh chị có bất kỳ vướng mắc nào về nội dung bài viết hoặc cần tư vấn chi tiết hơn các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật miễn phí của công ty luật Minh Khuê theo số điện thoại 1900.6162 hoặc qua email. Xin chân thành cảm ơn!