Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn:
1. Chế tài hành chính
Trên nguyên tắc, chế tài hành chính chỉ được áp dụng để xử lí đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, muốn áp dụng chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực thuế, cần phải nhận diện rõ hành vi đó có phải là vi phạm hành chính hay không và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó như thế nào để áp dụng biện pháp chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền hay các biện pháp khác...) cho phù hợp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp chế tài hành chính (bao gồm biện pháp cảnh cáo, phạt tiền...) được áp dụng đối với các nhóm hành vi vi phạm hành chính về thuế như sau (Xem tại: Nghị định của Chính phủ số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế):
Thứ nhất, về nguyên tắc áp dụng các chế tài hành chính.
Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đoi với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tỉết giảm nhẹ và theo quy định phải áp đụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật thuế, trong đó mức phạt tiền có thể khác nhau đối với mỗi loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:
1) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: Mức phạt tiền tối đa không quả 200 triệu đồng đổi với người nộp thuế là tổ chức cõ hành vi vì phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính. Khi phạt tiền, chủ thể ra quyết định xử phạt hành chính phải xác định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế trôn cơ sở mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền. Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.
2) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: Mức phạt là 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân, hộ gia đình mà không có sự phân biệt giữa các chủ thể này.
3) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
4) Đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức tín dụng: Mức phạt tiền được xác định là tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
Thứ hai, về loại hành vi vi phạm và mức xử phạt cụ thể đối với từng loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:
1) Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuê so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định sô 129/2013/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày; không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế; không nộp hồ sơ đăng kí thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Đối vói hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối vói hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu ttên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu ttên hoá đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
- Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 7 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP; có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toần thuế.
3) Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
- Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
- Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh sổ thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
4) Đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường hợp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lí liên quan đến đăng kí thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông lin, tài liệu, ehứng từ, hoá đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng kí theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín đụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.
5) Đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thòi hạn 06 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế; cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tta thuế tại trụ sở người nộp thuế; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp làm căn cứ xác minh nghĩa vụ thuế; không kí vào biên bản kiểm tta, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản kiểm tra, thanh tra; không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh trạ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền.
6) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hình thức xử phạt và mức xử phạt cụ thể là: Phạt tiền bàng 20% tính ưên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế.
Theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:
a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu sô tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng sô thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tta thuế, kết luận thanh tra thuế.
c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tta thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế nhưng người nộp thuế vĩ phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.
d) Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế theo quy định.
7. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng kí thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 32 Luật quản lí thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 Luật quản lí thuế, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
b) Sừ dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hoá đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
c) Lập thù tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
d) Lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế.
đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế.
e) Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán cùa hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
g) Sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.
h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
i) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
k) Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.
i) Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
- Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế ttốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ttong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
Ngoài ra, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước nhưng không bị phạt chậm nộp đối với số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.
Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh ưa.
8) Đối với tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt phải nộp của người nộp thuế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì bị xử phạt vi phạm trong trường hợp: Tại thời điểm đó, tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa sọ với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người nộp thuế phải nộp theo quyết định cviỡng chế của cơ quan thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn phải trích tiền từ tài khoản theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, cơ quan thuế phải lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt đối với tổ chức tín dụng. Mức xử phạt tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế.
Tổ chức tín dụng không bị xử phạt trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật quản lí thuệ. Trường hợp này, cơ quan thuế vẫn phải thực hiện các biện pháp nhằm thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đối vói người nộp thuế.
9) Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế ưốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 12 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp vi phạm có dấư hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của người bào lãnh (chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt và các khoản khác đối với ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế - bên được bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh) thì bên bảo lãnh phải trả tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp và bị cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 18, Điều 19 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế áp dụng như đối với người nộp thuế bị cưỡng chế.
2. Chế tài hình sự
Trong quá trình áp dụng pháp luật thuế, nếu hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức, cá nhân cấu thành một hoặc nhiều tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự thì người vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự. về phương diện lí luận, chê tài hình sự là trách nhiệm pháp lí mà Nhà nước áp dụng đối vớí người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng hành vi này có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế. Những hành vi này đều có đặc điểm chung là do người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực thuế thực hiện một cách co ý hoặc vô ý nhằm xâm hại đến các lợi ích phát sinh ưong quan hệ về thuế được luật hình sự bảo vệ.
Về lí thuyết, việc áp dụng chế tài hình sợ đối với ngưỡi vĩ phạm pháp luật thuế, thực chát là giải quyết hai vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định hành vi vi phạm pháp luật thuế có phải là tội phạm hay không?
- Xác định những hình phạt nào sẽ áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó và cơ sở pháp lí (điều luật) được áp dụng?
Vậy, những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào trong lĩnh vực thuế sẽ được coi là tội phạm và phải chịu ttách nhiệm hình sự?
Trên nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế, nếu có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất cao đến mức không thể chỉ dừng lại ở việc xử lí hành chính thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để xử lí bằng biện pháp hình sự nhằm trừng phạt thoả đáng đối với người vi phạm và răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm mới. Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị coi là tội phạm thường xảy ra khá đa dạng và phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể được thực hiện bởi người nộp thuế hoặc người có liên quan trong việc thu thuế như công chức ngành thuế, hải quan, nhân viên kho bạc nhà nước... Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế vẫn là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hối lộ, hành vi lạm quyền trong khi thị hành công vụ, hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lí tài chính trong lĩnh vực thuế. Trên thực tế, các hành vi này đều được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Hiện nay áp dụng bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 để xử lý hành vi này) và đều cố thể bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật này, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi vi phạm.
2.1 Việc áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi trốn thuế
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi trốn thuế có thể bị xử lí hành chính hoặc hình sự tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế.
Về phương diện lí thuyết, hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm, có những dấu hiệu cơ bản sau đây:
Một là chủ thể của tội phạm chủ yếu là người nộp thuế và trong một số trường hợp, nếu hành vi trốn thuế của người nộp thuế được thực hiện cùng với những người khác trong vai trò là người “xúi giục”, “giúp sức” hay “tổ chức” thì những người này cũng được coi là chủ thể của tội trốn thuế với tính chất là những đồng phạm. Trong thực tế, người nộp thuế có hành vi trốn thuế tuy bao gồm cả tổ chức và cá nhân nhưng do pháp luật hình sự nước ta hiện nay quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân nên chủ thể cùa tội trốn thuế được hiểu chỉ bao gồm cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này của pháp luật hình sự Việt Nam về chủ thể của tội trốn thuế, có thể xem là thiếu sót so với thực tiễn đấụ tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế hiện nay đồng thời là rào cản đối vợi tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
Hài là trong mặt khách quan của tội trốn thuế thì hành vi trốn thuế là yếu tố cơ bản nhất, cốt lõi nhất. Được coi là hành vi trốn thuế và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế
khi cá nhân thực hiện những hành vi thoả mãn đầy đủ các điều kiện như sau:
- Vi phạm các quy định pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
- Giá trị số tiền thuế trốn lậu từ 50.000.000 đồng ưở lên hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hay một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Theo quy định của pháp luật, thời điểm xác định cá nhân có hành vi trốn thuế là thời điểm người đó đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân đó. Mặt khác, pháp luật cũng quy định rõ số tiền thuế trốn là số tiền thuế được phát hiện thêm ngoài số tiền thuế được thể hiện trong tờ khai thuế, quyết toán thuế và sổ kế toán của người nộp thuế.
Ba là trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế luôn là lỗi cố ý. Mặt khác, người thực hiện tội phạm trốn thuế thường xuất phát từ động cơ cá nhân, mục đích thu lợi bất chính mà biểu hiện cụ thể của khoản lợi ích bất chính này là sổ tiền thuế mà họ cố ý trốn lậu.
Bốn là khách thể của tội ưốn thuế là quyền sở hữu nhà
nước đối với tài sản (tiền thuế), trong đó số tiền thuế bị chiếm đoạt chính là đối tượng xâm hại của hành vi phạm tội.
Theo quy định của Bộ luật hình sự, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế mà người phạm tội trốn thuế có thể bị áp dụng các hình phạt chính như phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế trốn lậu, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm. Ngoài ra, người phạm tội trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ một đến ba lần số thuế trốn lậu.
2.2 Việc áp dụng chế tài hình sự đối với các hành vi vi phạm hình sự khác trong lĩnh vực thuế
Ngoài tội trốn thuế với tính cách là loại tội phạm phổ biến nhất trong lĩnh vực thuế, vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế còn có thể bao gồm các hành vi phạm tội khác như tham ô tài sản (Điều 278), nhận hối lộ (Điều 279), lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281), lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282), đưa hổi lộ (Điều 289)... Các loại tội phạm này có thể được thực hiện bởi cá nhân là người nộp thuế hoặc cá nhân là công chức nhà nước đang công tác trong các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập để thực hiện chức năng hành thu thuế như cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính các cấp.
Có thể hiểu rõ hơn về các loại tội phạm này qua những ví dụ sau đây:
- Tội tham ô tài sản: A là nhân viên Kho bạc nhà nước, sau khi tiếp nhận số tiền thuế do người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước, đã có hành vi chiếm đoạt số tiền thuế này làm của riêng. Hành vi này của A có thể cấu thành tội tham ô tài sản.
- Tội nhận hối lộ: B là công chức ngành thuế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một nhân viên thu thuế, nhận tiền của người nộp thuế để tính và thông báo cho người nộp thuê số tiền thuế ít hơn so với nghĩa vụ thuế theo luật định đối với người nộp thuế.
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: c là cán bộ thuế, do mâu thuẫn với T là người nộp thuế nên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật đối với người nộp thuế, gây thiệt hại về tài sản cho ngwời này.
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: D là nhân viên hải quan cảng H, được giao công vụ kiểm tra và định giá hàng hoá nhập khẩu, tuy không có thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu nhưng do có mối quan hệ cá nhân với người nộp thuế từ trước nên đã kí quyết định miễn, giảm thuế cho người nhập khẩu, vượt quá thẩm quyền do pháp luật quy dịnh...
Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm này mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt chính như cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và đồng thời có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền hay cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phạm.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)