1. Các khoản tiền nhà trường được phép thu. 

Các khoản tiền mà nhà trường được phép thu luôn là vấn đề nhận được nhiều quan tâm từ phía các phụ huynh học sinh. Bởi lẽ vì hiện nay có rất nhiều đơn vị giáo dục đã tiến hành thu các khoản thu không hợp lệ , dẫn đến thu lạm dụng quá các khoản tiền không cần thiết phải đóng. Theo đó mà chi phí học tập của các địa phương cũng tăng không hề nhẹ. Điều này đã gây bức xúc cho rất nhiều bậc phụ huynh và họ cảm thấy là việc thu các khoản thu như thế là không cần thiết và bất hợp lý. 

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh biết về các khoản thu mà nhà trường được phép thu như sau:

Học phí

Căn cứ theo khoản 2 điều 9 nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về khung học phí năm học 2022- 2023. Có quy định về khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như bảng thống kê dưới đây. 

Đơn vị: Nghìn đồng/học sinh/ tháng. 

Vùng Nầm non Tiều học  Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Thành thị từ 300.000 đồng đến 540.000 đồng từ 300.000 đồng đến 540.000 đồng Từ 300.00 đồng đến 650.000 đồng Từ 300.000 đồng đến 650.000 đồng
Nông thôn Từ 100.000 đồng  đến 220.000 đồng Từ 100.000 đồng đến 220.000 đồng Từ 100.000 đồng đến 270.000 đồng từ 200.000 đồng đến 330.000 đồng
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi  Từ 50.000 đồng đến 110.000 đồng Từ 50.000 đồng đến 110.000 đồng Từ 50.000 đồng đến 170.000 đồng Từ 100.000 đồng đến 220.000 đồng

 

Theo đó thì hội đồng nhân dân cấp tỉnh họ sẽ căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí. 

Bảo hiểm y tế. 

Theo quy định của pháp luật thì bảo hiểm y tế bây giờ là khoản đóng bắt buộc đối với toàn dân, và toàn dân phải tham gia đóng bảo hiểm y tế, chứ không giống như trước đây là có hai hình thức tham gia là tự nguyện hoặc bắt buộc. Đối với bảo hiểm y tế thì ngày nay chỉ có bảo hiểm y tế bắt buộc. Tham gia bảo hiểm y tế là trách nhiệm của toàn dân. 

Theo quy định của luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 và căn cứ theo quy định của nghị định 146/2018/NĐ-CP thì quy định về mức đóng của bảo hiểm y tế của đối tượng học sinh như sau:

Đối với học sinh thì mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5 % mức lương cơ sở nhân với số tháng tham gia tương ứng với thời hạn sử sụng thẻ bảo hiểm y tế. 

Học sinh là đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế. 

Hiện tại thì quy định về mức đóng cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng căn cứ theo nghị định 38/2019/ NĐ-CP

Tóm lại mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh là : mức lương cơ sở x mức đóng của học sinh x nhà nước hỗ trợ x 12 tháng 

Cụ thể như sau: Mức đóng bảo hiểm của học sinh = 1.490.000 x 4,5% x 70 % ( nhà nước hỗ trợ 30%) x 12 tháng = 563.220 đồng/học sinh/ năm

Tiền quần áo, đồng phục học sinh.

Căn cứ theo điều 9, thông tư 26/2009/TT- BGDĐT thì kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, sự đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc là từ các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. 

Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Căn cứ theo điều 7 thông tư 17/2012/ TT- BGDĐT thì khoản tiền thu này do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. 

Tiền phụ vụ bán trú như là tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú được quy định tại quyết định 51/2013/QĐ -UBND của UBND TP Hà Nội thì từng địa phương thì có những quy định khác nhau. Thì đối với Hà Nội thì tiền ăn do thỏa thuận với cha mẹ học sinh; chăm sóc bán trú tối đa sẽ là 150.000 đồng trên một tháng đối với một học sinh; Trang thiết bị phục vụ bán trú thì ở mầm non tối đa là 150.000 đồng trên một học sinh trên một năm học, tiểu học và Trung học cơ sở tối đa 100.000 đồng trên một học đối với một năm học. 

Tiền viện trợ, quà, biếu tặng, cho:  căn cứ theo quy định của thông tư 16/2018/TT- BGDĐT thì nhà trường được phép vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung như là trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dụng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại sở giáo dục. Hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó thì phía nhà trường sẽ không được phép thực hiện vận động tài trợ để chi trả thù lao giảng dạy, các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ, thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh, thù lao duy trì vệ sinh lớp học, cũng như là tiền khen thưởng cho các cán bộ quản lý, giáo viên hoặc là nhân viên; cũng như không được vận động tiền hỗ trợ để chi trả các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục. 

Ngoài ra thì phía nhà trường còn được phép thu một số khoản thu khác nữa như là thu tiền nước uống học sinh, học phẩm cho học sinh mầm non, tiền  học 2 buổi / ngày,... các tiền này thì thu tùy theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh của mỗi tỉnh là khác nhau. 

Ví dụ như đối với Hà Nội thì các khoản thu đối với nước uống cho học sinh là nhà trường được phép thu tối đa 12.000 đồng trên một tháng theo quyết định 51/2013 của UBND thành phố Hà Nội. Hay là đối với với học phầm cho học sinh mầm non thì ở Hà Nội quy định là nhà trường được phép thu tối đa là 150.000 đồng đối với một học sinh trong một năm học. Còn đối với tiền học 2 buổi/ ngày thì ở địa bàn Hà Nội có quy định đó là mức thu tối đa ở tiểu học là 100.000 đồng trên một học sinh một tháng, học sinh trung học cơ sở sẽ là tối đa 150.000 đồng trên một học sinh, một tháng. 

>> Tham khảo: 8 khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh năm 2023 - 2024

 

2. Các khoản tiền mà nhà trường không được phép thu của học sinh. 

Căn cứ pháp lý: Thông tư 55/2011/TT- BGDĐT

Theo như thông tư 55/2011 của bộ giáo dục và đào tạo thì ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản tiền như sau:

Đầu tiên là không được phép thu của học sinh hoặc cha mẹ học sinh các khoản tiền ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện

Tiếp theo là các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh như là các khoản thu bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, đảm bảo an ninh nhà trường. Khoản trông coi phương tiện tham gia giao thông của họ sinh. Tiền vệ sinh lớp học, vệ sinh trường. Khoản tiền khen thưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tiền mua sắm máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên nhà trường. Tiền hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục. Và tiền sữa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. 

Như vậy ngoài các khoản tiền mà nhà trường được phép thu thì còn một số khoản mà nhà trường không được phép thu của học sinh.

 

3. Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản sau

Căn cứ pháp lý:  Tại khoản 1 điều 10 Thông tư 55/2011/TT- BGDĐT: có quy định là ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 02 khoản như sau:

Một đó là kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp

Thứ hai là các khoản thu phục vụ kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trường trích từ kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh theo lớp và thực hiện theo đề nghị tại cuộc họp toàn thể các trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh diễn ra vào đầu năm học. 

Như vậy thì theo quy định của pháp luật thì ban đại diện cha mẹ học sinh cũng chỉ được phép thu hai khoản như trên theo quy định của pháp luật cụ thể là quy định tại khoản 1 điều 10 thông tư 55/2011/TT-BGDĐT

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho các bạn có liên quan đến các khoản tiền mà nhà trường được phép thu của học sinh. Để cho các bậc phụ huynh và các em học sinh có thêm những căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến các khoan thu của nhà trường thì các bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162. Để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng  và kịp thời hơn.