1. Thành phần kinh tế là gì?

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất từ đó thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, căn cứ vào quan hệ sản xuất để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.

Thành phần kinh tế là sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và kỹ thuật, chính là mặt xã hội và mặt tự nhiên của một nền sản xuất cụ thể. Ngày nay thuật ngữ "thành phần kinh tế" ít được sử dụng mà thay vào đó người ta thường sử dụng thuật ngữ khu vực kinh tế với ý nghĩa tương tự.

>> Xem thêm: Thành phần kinh tế là gì? Thành phần kinh tế qua các bản Hiến pháp Việt Nam

 

2. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

 Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 

 

2.1. Thành phần kinh tế Nhà nước

Kinh tế quốc doanh (hay kinh tế nhà nước) là thành phần kinh tế có tính chất xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở chế độ sở hữu toàn dân: tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, “xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ nhân dân”. Kinh tế Nhà nước có vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

 

2.2. Thành phần kinh tế tập thể

Thành phần kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, áp dụng những phương thức quản lý, vận hạnh và sản xuất tiên tiến. Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thị trường. Đây là thành phần kinh tế có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa, được hình thành từ hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Bởi vì, trong thành phần kinh tế này, “nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần dùng, hoặc để bán những thứ mình sản xuất không phải kinh qua các người con buôn, không bị họ bóc lột”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thông qua hình thức tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Đó cũng là sự thống nhất với quan điểm của V.I.Lênin về tổ chức hợp tác xã: đảm bảo tính dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, chú trọng lợi ích của hội viên và phù hợp với điều kiện từng địa phương.

 

2.3. Thành phần kinh tế tư nhân

Đối với thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước luôn khuyến khích thành phần này phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản... với các loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân, hộ tiểu - thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ...), chủ trang trại, hộ tiểu chủ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản ngoài nước), tập đoàn tư bản. "Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế...". Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến của thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày nay, phân công lao động đã phát triển theo chi tiết sản phẩm, do đó doanh nghiệp không cần quy mô lớn vẫn có thể áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, với công nghệ kỹ thuật số, mạng Internet, máy tính điện tử, robot, trí tuệ nhân tạo... có thể kết nối để tạo thành sự hợp tác ở quy mô lớn trong việc sản xuất sản phẩm, mà không cần tập trung đông lao động vào một địa điểm.  

 

2.4. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò tham gia vào chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đây là thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nước ta. Làm tăng của cải và sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước.

Trong các thành phần kinh tế được liệt kê ở trên kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển còn các thành phần kinh tế khác bình đẳng được pháp luật bảo vệ.

>> Xem thêm: Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

 

3. Ví dụ về các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Thành phần kinh tế nhà nước: quản lý kinh tế nhà nước, trạm kiểm soát, ngân hàng, ...

Kinh tế tập thể : lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể,  coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.

Ví dụ: Một tổ hợp sản xuất đồ gỗ được thành lập bởi một nhóm thợ mộc tại một khu vực nghèo của thành phố. Trong tổ hợp sản xuất đồ gỗ, các thợ mộc cùng nhau đầu tư vốn, tài sản và lao động để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ như ghế, bàn, tủ và các sản phẩm trang trí khác.

Kinh tế tư nhân: là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình như nhà thuốc bán lẻ, trường học...

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài :các công ty xuyên quốc gia, công ty tư nhân, công ty một thành viên...

>> Xem thêm: Vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước: Dự báo về xu hướng phát triển của nó ở Việt Nam

 

4. Vai trò của các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Giữa các thành phần kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các thành phần kinh tế đều có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau và gần tương đương nhau; nhưng thành phần kinh tế công với các doanh nghiệp Nhà nước "tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần khác không đầu tư", thì thành phần kinh tế công giữ vị trí, vai trò then chốt, thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế công cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế có tính tự chủ cao. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cùng hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật, cùng nhau huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước với mục tiêu chung "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Các thành phần kinh tế là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất đều bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật. Giữa các thành phần kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các thành phần kinh tế đều vận động, phát triển trên nền tảng chung là các nguồn lực (đất đai, vùng biển, đảo, vùng trời và các tài nguyên gắn với chúng; ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác mà Nhà nước huy động được, các quỹ dự trữ; các nguồn lực trí tuệ...) thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước được Nhân dân ủy quyền đại diện chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hiệu quả vì mục tiêu phát triển đất nước.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay? Ví dụ và vai trò mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!