Mục lục bài viết
1. Cách nhận biết Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ đơn giản
Lý thuyết và Phương pháp giải
Glucozơ
– Glucozơ là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146oC (dạng α) và 150oC (dạng β).
– Dễ tan trong nước.
– Có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía, Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, … và nhất là trong quả chín.
– Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).
Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Dạng mạch hở
Bằng thực nghiệm cho thấy:
– Khử hoàn toàn glucozơ thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.
– Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.
– Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.
– Glucozơ tạo este chứa 5 gốc CH3COO, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH.
Suy ra công thức phân tử glucozo dạng mạch hở:
CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O
Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO
Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các dữ kiện thực nghiệm khác đều cho thấy hai dạng tinh thể đó ứng với hai dạng cấu trúc vòng khác nhau.
Nhóm -OH ở C5 cộng vào nhóm >C=O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β:
α – glucozơ (≈ 36 %) dạng mạch hở (0,003 %) β – glucozơ (≈ 64 %)
– Nếu nhóm -OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α-, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β-
– Nhóm -OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH- hemiaxetal
Fructozơ
+ Có tính chất của rượu đa ⇒ dùng Cu(OH)2 để nhận biết
+ Ngoài ra trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên fructozơ bị oxi hóa bởi phức bạc – amoniac (phản ứng tráng bạc) hay Cu(OH)2 đun nóng.
Saccarozơ
+ Có tính chất của rượu đa chức (làm tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam).
+ Không tham gia phản ứng tráng bạc (nên gọi là đường không khử).
+ Tuy nhiên saccarozơ bị thủy phân tạo ra glucozơ và fructozơ nên sản phẩm thủy phân tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/to
Mantozơ
+ Có tính chất của rượu đa (làm tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam)
+ Có tính khử tương tự glucozơ (phản ứng tráng bạc; tác dụng với Cu(OH)2/to).
+ Bị thủy phân tạo ra glucozơ
Ví dụ minh họa
Bài 1: Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và saccarozo.
Lời giải:
Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucozo, chất còn lại là saccarozo.
Bài 2: Phân biệt dung dịch các hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học: Saccarozo, mantozo, glixerol, andehit axetic.
Bài 3: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học.
a) Glucozo, glixerol, etanol, axit axetic.
b) Fructozo, glixerol, etanol.
c) Glucozo, fomanđehit, etanol, axit axetic.
Lời giải:
a. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên.
- Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
- Ba mẫu thử còn lại không có hiện tượng.
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử còn lại
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
- Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+) Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
+) Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
b. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Cho Cu(OH)2 và một ít kiềm lần lượt vào các mẫu thử trên và đun nhẹ
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol.
- Mẫu thử vẫn có màu xanh là glixerol.
- Mẫu thử ban đầu có màu xanh, sau đó tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là fructozo.
c. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch chứa các chất trên, dung dịch nào chuyển màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic. Sau đó, cho Cu(OH)2 vào 3 mẫu thử còn lại.
- Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là glucozo.
- Hai mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là: HCHO và C2H5OH
Đun nóng hai mẫu thử này , mẫu thử tạo kết tủa đỏ gạch là HCHO còn lại là C2H5OH
2. Bài tập trắc nghiệm nhận biết Glucozo, Saccarozo, Tinh bột, Xenlulozo
Bài 1: Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
A. Dung dịch AgNO3 trong NH3
B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
C. Dung dịch nước brom
D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc
Đáp án C
Chỉ glucozo làm mất màu dd Br2, còn fructozo thì không
Bài 2: Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao(CaSO4 . 2H2O), bột đá vôi (CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch I2 (cồn iot)
D. Dung dịch quì tím
Bài 3: Cho bốn ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây nhận biết chúng?
A. Cu(OH)2 trong kiềm đun nóng.
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Kim loại natri
D. Dung dịch nước brom
Đáp án A
Cho Cu(OH)2 lần lượt vào 3 mẫu thử
Mẫu thử không có hiện tượng gì là etanol
Hai mẫu thử còn lại tạo dung dịch màu xanh, sau đó đun nhẹ hai dung dịch này:
+ Dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch là glucozo.
+ Dung dịch vẫn màu xanh là glixerol.
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O đỏ gạch
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu xanh
Bài 4: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?
A. Qùy tím và AgNO3/NH3
B. CaCO3/Cu(OH)2
C. CuO và dung dịch Br2
D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
Đáp án D
AgNO3/NH3 nhận biết anđehit axetic.
CH3CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Cu(OH)2 phân biệt được glucozo và glixerol khi đun nhẹ.
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3→ 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu xanh
Bài 5: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt tất cả các dung dịch nào sau đây?
A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, andehit axetic.
B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancoletylic
C. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol
D. Saccarozơ, glixerol, andehit axetic, ancol etylic
Đáp án B
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự nhận biết
Do etylic ancol không phản ứng với Cu(OH)2
Glucose + Cu(OH)2/NaOH Cu2O (đỏ gạch)
C6H12O6 + 2Cu(OH)2 → C6H12O7 + Cu2O + 2H2O
Glixerol + Cu(OH)2 phức màu xanh lam
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H5(OH)2O)2Cu + 2H2O
Lòng trắng trứng + Cu(OH)2 phức tím
3. Một số bài tập về Saccarozo tinh bột và zenlulozo
Bài 1: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam.
B. 360 gam.
C. 300 gam.
D. 270 gam.
Lời giải chi tiết
ntinh bột =
Nếu hiệu suất là 100%: nglucozơ = ntinh bột = 2 mol
→ mglucozơ = 2.180 = 360 gam
Với hiệu suất 75% thì mglucozơ =
Chọn D.
Bài 2: Cho 32,4 gam xenlulozơ đem thủy phân trong môi trường axit thu được 27 gam glucozơ. Hiệu suất của quá trình thủy phân là
A. 50%.
B. 75%.
C. 80%.
D. 40%.
Lời giải chi tiết
→ nglucozơ theo lý thuyết = 0,2 mol
→ mglucozơ theo lý thuyết = 0,2.180 = 36 gam
Mà mglucozơ theo thực tế = 27 gam
=> H =
Chọn B.
Bài 3: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất là 60%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 6,480.
B. 2,592.
C. 0,648.
D. 1,296.
Lời giải chi tiết
Nếu H = 100%: nAg = 4nsaccarozơ = 0,04 mol
→ mAg = 0,04.108 = 4,32 gam
Với hiệu suất là 60%:
Chọn B.
Xem thêm bài viết: Glucozo là gì? Công thức, cấu tạo, tính chất hóa học và ứng dụng của glucozo. Khi có thắc mắc về quy định pháp luật, quý khách hàng hãy liên hệ đến hotline 19006162 hoặc gửi thư yêu cầu tư vấn đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp quý khách hàng nhiều điều hữu ích