Mục lục bài viết
Để cảm tạ tổ tiên và tưởng nhớ những người đã khuất. theo phong tục của người Việt Nam thường viết sớ để tấu trình những điều lớn nhỏ xảy ra trong một năm của gia đình và mong tổ tiên phù hộ độ trì cho một năm mới an khang thịnh vượng.
1. Ý nghĩa sớ cúng gia tiên
Cúng gia tiên là nghi lễ thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với những người quá cố. Cúng gia tiên được thực hiện trong ba ngày Tết để thể hiện lòng tri ân tưởng nhớ của con cháu đối với tổ tiên. Việc cúng gia tiên không quá chú trọng ở hình thức với mâm cao cỗ đầy mà tập trung ở nội dung. Đó là tấm lòng thành kính, tri ân thương nhớ tổ tiên. Trong tâm thức của người Việt Nam luôn tin tưởng sự che chở phù hộ của tổ tiên. ông bà, cha mẹ, những người đã khuất và tin rằng họ luôn hiện diện xung quanh mình. Do đó mọi việc tốt xấu xảy ra trong nhà con cháu đều báo cáo gia tiên.
2. Cách viết sớ cúng gia tiên
Hiện nay có rất nhiều các mẫu sớ tùy thuộc vào mục đích của buổi lễ mà sử dụng các mẫu trạm hình khác nhau tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất là mẫu sớ Phúc Thọ. Sớ này dùng để đi lễ chùa, Đền, Phủ vào các ngày sóc, vọng hàng tháng, dịp đầu năm hoặc cuối năm.
Viết một lá sớ Phúc Thọ ta điền đầy đủ thông tin:
+ Phục dĩ Phúc Thọ Khang Ninh nãi Nhân Tâm Chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh: Đây là nơi chúng ta điền thông tin về nơi cư trú hoặc nơi ở của người đi lễ. Dòng này được viết theo quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếp nhỏ dần.
Ví dụ Nam Định tỉnh, Nghĩa Hưng huyện, Nghĩa Thành xã, Nếu bạn đang sinh sống ở nước ngoài thì viết: Việt Nam quốc hiện sinh cư tại hải ngoại + tên nước.
Cuối dòng này được kết thúc bằng hai chữ "đầu vu" có nghĩa là gửi tới hoặc hướng về. Nếu địa chỉ chúng ta quá dài viết một dòng không đủ, ta có thể chia làm hai dòng song song đây được gọi là viết xong cước.
+ Một điều lưu ý chúng ta cần phân biệt được tên tự và tên thường gọi. Tên tự là tên người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, căn cước công dân, bằng lái xe. Khác với tên tự. tên thường gọi thường là biệt danh, bút danh tên gọi hàng ngày và không có giá trị pháp lý.
+ Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ Thượng phụng, đặc biệt không ghi phía dưới. Nếu không nhớ rõ tháng ta ghi đương thiên hoặc đương tiết.
+ Tiến lễ ....giải hạn trong phần này bạn có thể điền Kim Ngân, Phù Lưu tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn.
+ Phần điền thông tin của bạn hoặc người đi lễ như tên năm sinh tuổi cung mệnh, các chữ đầu tiên của các dòng không được viết cao hơn chữ Phật.
+ Sớ đi lễ chỉ ghi ngày như hướng dẫn, trường hợp cần ghi rõ ngày lễ là khi cử hành các đàn lễ hịch hoặc Điệp được ghi bằng mực đỏ mang ý nghĩa gửi hỏa tốc.
3. Sớ cúng gia tiên
Phục dĩ
Tiên tổ thị hoàng bá dẫn chi công phất thế hậu côn thiệu dực thừa chi bất vong thoả kỳ sở.
Tôn truy chi nhi tự
Viên Hữu
Việt Nam quốc
Thượng phụng
Tổ tiên cúng dưỡng Thiên Tiến lễ gia tiên kỳ âm siêu Dương Khánh Quân Lợi nhạc sự kim thần.
Hiếu chủ....
Tiên dám phủ quất thân tình ngôn niệm kiền thủy khôn sinh ngưỡng hà Thai Phong chi ấm thiên kinh địa nghĩa thường tồn thốn thảo
Chi tâm phụng thừa hoặc khuyết vu lễ nghi tu trị hoặc sơ vu phần mộ phủ kim tư tích hữu quý vu trung
Tư nhân tiến cúng gia tiên
Tu thiết hương hoa kim ngân lễ vật phỉ nghi cụ hữu sớ văn kiền thân phụng thượng
Cung duy
Gia tiên.... tộc đường thượng lịch đại tổ tiên đẳng đẳng chư vị chân linh
Vị tiền
....tộc triều bà cô tổ chân linh
Vị tiền
.... tộc ông mãnh tổ chân linh
Vị tiền cung vọng
Tiên linh
Phủ thuỷ hâm nạp giám truy tu trí khôn dĩ diễn dĩ thừa thi phủ hữu tri âm công bảo năng trợ
Kỳ tử tôn nhi hữu lợi thuỳ tộ dận vu vô cương tông tự trường lưu hương hỏa bất mẫn thực lại
Tổ đức âm phù chi lực dã
Thiên vận... niên.... nguyệt.... nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.
4. Cách cúng gia tiên
Việc cúng gia tiên là một nghi lễ quan trọng cần được tiến hành trang nghiêm cúng gia tiên do gia trưởng làm chủ lễ. Khi cúng lễ thường có đồ lễ tùy từng vùng miền mà mâm cơm cúng gia tiên sẽ thay đổi theo phong tục tập quán hoặc điều kiện của gia chủ. Một mâm lễ thường gồm có trầu, rượu, hoa quả, vàng, hương và nước lạnh chủ yếu là lòng thành của gia chủ. Tùy vào hoàn cảnh gia chủ và quy mô của từng buổi lễ đồ lễ có thể thêm như xôi chè, chuối hoặc cỗ mặn. Đồ lễ được sắp đầy đủ và đặt lên bàn thờ. Chủ lễ khăn áo chỉnh tề thắp nén hương, cắm vào bình hương rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn trước bàn thờ Tổ. Chủ lễ phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống cùng với chú, bác, cô, dì anh chị em nội ngoại, tất cả những người đã khuất. Trước kia người ta thường dùng chữ nho để làm văn khấn, nhưng trong dân gian vẫn có những người dùng chữ Nôm đặc biệt là đối với những gia đình có vị trưởng lão qua đời thế hệ sau chưa biết khấn vái. Việc khấn vái trong gia đình do người phụ nữ có tuổi phụ trách. Trước khi khấn phải vái ba vái sau khi khấn xong chủ lễ, lễ 4 lễ thêm ba vái. Trước khi cúng cần phải thắp đèn hoặc nến hoặc đỉnh trầm, hương thắp trên bàn thờ phải được thắp theo số lẻ.
5. Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết
Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Con lạy chín phương trời mười phương chư phật chư phật mười phương con kính lạy Đức Đương Lai Hạ sinh Di Lặc Tôn Phật Con kính lạy các cụ tổ khảo tổ tỷ Bá thúc huynh đệ đường thượng tiên Linh và các Hương Hồ nội tộc Ngoại Tộc Họ Tiến chủ chúng con là ngụ tại nay theo thuế luật âm dương vận hành tới tuần Nguyên Đán đầu xuân năm mới con cháu tưởng nhớ ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng Hôm nay ngày mùng 1 tháng giêng năm tiếng chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật hương hoa nước quả Thắp nén hương thơm thành kính dâng lên trước án Tín chủ con có lời kính mời các cụ cao bằng tổ khảo cao tầng tổ tỷ Bá thúc đệ huynh cô Di tỷ muội nam nữ tử tôn nội ngoại Cúi xin các vị thương xót con cháu phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang mọi bề thuận lợi sự nghiệp Hanh Thông bốn mùa không hạng ách 8 tiết được hưởng điềm lành Tiến chủ con lại mời vong linh các vị tiền chủ hậu chủ ngủ trong đất này cùng về âm hưởng xin ban cho sức khỏe dồi dào vạn sự tốt lành Chúng con lễ bạc tâm thành Trước án kính lễ cuối xin dừng giám cùng hộ độ trì Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật
Trên đây là một số chia sẻ của luật Minh Khuê về cách viết sớ cúng gia tiên. Hy vọng đó là những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn.