Mục lục bài viết
1. Khái niệm bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, cái này khổng thể tồn tại thiếu cái kia. Về cơ bản, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau, bởi mỗi đối tượng đều là sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng và sự thống nhất đó được thê hiện ở chỗ, bản chất tồn tại thông qua hiện tượng còn hiện tượng phải là sự thể hiện của bản chất; bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng (Hêghen).
>> Xem thêm: Bản chất là gì? Ví dụ về bản chất? Mối quan hệ bản chất và hiện tượng
2. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Qua tìm hiểu định nghĩa về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, ta thấy hai phạm trù này đều tồn tại khách quan. Mối quan hệ giữa chúng là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập.
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Qua ví dụ đã nêu, ta thấy bản chất là cái bên trong chỉ được biểu hiện thông qua hiện tượng. Hay nói cách khác, hiện tượng luôn thể hiện một bản chất nhất định. Như vậy, không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào. Lê - nin khẳng định: “Bản chất hiện ra, hiện tương tường là có tính bản chất”.
Chính vì vậy, bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Chúng sẽ luôn tồn tại cùng nhau, nếu bản chất cũ mất đi thì các hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo. Ngược lại, khi bản chất mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra các hiện tượng phù hợp với nó.
- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Sự đối lập của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng được thể hiện thông qua các yếu tố sau:
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng.
+ Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.
+ Bản chất là cái tương đói ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
3. Vận dụng thực tiễn cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Vận dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng để phân tích lối sống của Sinh viên Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng sinh viên hiện nay rất năng động, sáng tạo và nhạy bén với cuộc sống. Nếu như trước đây, khi cuộc sống đang còn khó khăn, chúng ta chỉ thấy một lớp sinh viên học hành chăm chỉ cốt sao cho sau này ra trường sẽ xin được một công việc vào biên chế trong Nhà nước, từ đó cuộc sống cứ thế tiếp diễn.
Nhưng ngày nay cơ chế thị trường mở của, sinh viên đã có điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo do có đầy đủ thông tin, một cuộc sống chất lượng tốt hơn và chủ động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Tất cả những yếu tố đó làm cho sinh viên năng động hơn, ngày càng chiếm lĩnh những lĩnh vực mới lạ. Vì thế mà bốn bạn trẻ: Trịnh Xuân Hảo, Phạm Thị Hoàng lam, Trịnh Minh Khôi và Lê Nguyễn Vũ Bình (sinh viên ĐH GTVTTPHCM) đã có sự khởi đầu khá ngoạn mục: Khi đang là sinh viên năm thứ 3, họ đã hoàn thành công trình nghiên cứu “thiết kế bảng đèn thông tin điện tử” – đã đoạt giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường và đoạt giải ba Eureka 2002 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng Trung tâm Khoa học Công nghệ trẻ Thành đoàn TPHCM tổ chức.
4. Ví dụ về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
- Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
- Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
- Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Nhưng không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Vì bản chất chỉ là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
- Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Tức là, tổ hợp những quy luật quyết định sự vật động, phát triển của sự vật chính là bản chất của sự vật ấy. Lê-nin viết: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc), hay nói đúng hơn là cùng một trình độ…”
Ví dụ: Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này chi phối toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, quy luật này cũng là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản chất đó cho thấy chủ nghĩa tư bản luôn có mục tiêu sản xuất giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
- Tuy cùng trình độ, nhưng bản chất và quy luật không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật:
+ Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp lại, ổn định giữa các hiện tượng hay giữa các mặt của cùng một hiện tượng.
+ Còn bản chất là tổng hợp tất cả những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, tức là ngoài những mối liên hệ chung, nó còn những mối liên hệ riêng chỉ nó mới có.
5. Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một… đến bản chất cấp hai..."
Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra được bản chất của sự vật.
Còn trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.
- Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.
- Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
- Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định ta không bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật. Do vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật. Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trong bản chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu, không có điểm dừng. Cũng chính vì vậy, khi kết luận về bản chất của sự vật, chúng ta cần hết sức thận trọng.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng phân tích, vận dụng và ví dụ mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!