Mục lục bài viết
- 1. Khái quát Bộ luật hình sự Việt Nam đầu tiên
- 2. Những lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
- 3. Những đặc điểm chủ yếu của Bộ luật hình sự (năm 1985)
- 4. Phân tích cụ thể về các lần sửa đổi Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam
- 5. Đặc điểm về sự ghi nhận hình phạt của Bộ luật hình sự đầu tiên của Đất nước Việt Nam
1. Khái quát Bộ luật hình sự Việt Nam đầu tiên
Luật hình sự Việt Nam là luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiệm vụ của Bộ luật hình cự nói chung là: Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Việc phân tích những vấn đề liên quan đến cấu trúc, tức là cả về hệ thống và cơ cấu (về hình thức) của Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên cho phép chỉ ra các đặc điểm chung cơ bản.
Bộ luật Hình sự của năm 1985, với tư cách là văn bản lập pháp hình sự lớn và quan trọng đầu tiên mà trong đó chứa đựng hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa của Nhà nước Việt Nam thống nhất sau 40 năm kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945) và sau 10 năm kể từ khi đất nước đã được thống nhất và thu về một mối (năm 1975) thì trong suốt 14 năm áp dụng Bộ luật Hình sự của năm 1985 (nếu tính đến năm 1999 khi có Bộ luật Hình sự thứ hai) như là nguồn trực tiếp duy nhất của pháp luật hình sự thực định nước nhà sau pháp điển hóa mà trong đó lần đầu tiên đã có sự phân chia rõ ràng giữa các quy phạm của Phần chung và Phần riêng với cơ cấu gồm 12 chương và được phân chia thành 280 điều để kịp thời điều chỉnh về mặt pháp lý hình sự các quan hệ xã hội đang tồn tại và đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong suốt 14 năm từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX (1985-1999).
Bộ luật Hình sự nói riêng chính là đạo luật quan trọng nhất của nước ta quy định về tội phạm và hình phạt nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trên mọi mặt của xã hội, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Vào năm 1985 Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó. Bộ luật hình sự đầu tiên (năm 1985) này với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt. Để đáp ứng và phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, luật hình sự buộc phải có những thay đổi mang tính phát triển. Sự phát triển này được thể hiện trước hết và chủ yếu trong những sửa đổi, bổ sung của Bộ luật hình sự.
2. Những lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
Sau khi có hiệu lực thi hành (kể từ ngày 01/01/1986), nếu tính đến khi thông qua Bộ luật Hình sự của năm 1999 thì Nhà nước đã ban hành 04 đạo luật để sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1985) vào các năm 1989 (liên quan đến 36 điều, bổ sung 01 điều), năm 1991 (liên quan đến 25 điều, bổ sung 01 điều), năm 1992 (liên quan đến 21 điều) và năm 1997 (bổ sung 22 điều, trong đó 17 điều hoàn toàn mới, 02 điều bị bãi bỏ và được thay thế bằng 05 điều mới).
Vào ngày 27/6/1985, sau gần 10 năm được soạn thảo (bắt đầu từ cuối năm 1975) Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986 với tư cách là nguồn trực tiếp duy nhất của pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa tại thòi điểm đó.
Về cơ bản Phần chung Bộ luật Hình sự này đã thừa kế và tiếp tục phát triển (ở cấp độ cao hơn) nhiều chế định thuộc Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ 40 trước đó (kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất).
Chính Bộ luật Hình sự đầu tiên này đã kịp thời điều chỉnh về mặt pháp lý hình sự các quan hệ xã hội tồn tại và đáp ứng yêu cầu của công cuộc phòng và chống tội phạm trong suốt 14 năm nó được thi hành (từ đầu năm 1986 đến hết năm 1999), qua 04 lần sửa đổi, bổ sung bằng 04 đạo luật vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997 vối tổng cộng tất cả là 301 điều (sau lần sửa đổi, bổ sung cuôì cùng vào năm 1997).
3. Những đặc điểm chủ yếu của Bộ luật hình sự (năm 1985)
Việc phân tích các quy phạm về hệ thống và cấu trúc (cơ cấu) của Bộ luật Hình sự (vào năm 1985) cho thấy nội hàm đầu tiên của nó thể hiện qua những nét chung chủ yếu với các đặc điểm cơ bản dưới đây:
a. Với tư cách là một văn bản pháp luật hình sự thực định mang tính tổng hợp đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự nước nhà, Bộ luật Hình sự (của năm 1985) đã được xây dựng một cách khoa học theo cấu trúc (cơ cấu) gồm hai phần lớn, đó là Phần chung và Phần các tội phạm (tức là Phần riêng) với sự phân chia thành 21 chương, 301 điều (sau khi đã qua 04 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm như năm 1989, năm 1991, năm 1992 và vào năm 1997).
b. Nghiên cứu nội dung Lời nói đầu của Bộ luật Hình sự Việt Nam (vào năm 1985) cho thấy, Bộ luật đã ghi nhận và chỉ ra một cách rõ ràng và rành mạch, sâu sắc và đầy đủ về chức năng và nền tảng hình thành nên Bộ luật này với các luận điểm cơ bản như:
- Chức năng quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam là: Bảo vệ những thành quả của cách mạng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Đấu tranh chông và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội; Góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Nền tảng hình thành nên Bộ luật Hình sự (của năm 1985) này là trên cơ sở: Thừa kế và phát huy pháp luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay; Tổng kết những kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mấy chục năm qua và; Dự kiến tình hình diễn biến của tội phạm trong thời gian tới và Phần các tội phạm (gồm 13 chương với 230 điều) với tổng số lượng các điều cụ thể mà ta sắp nói đến ở phần dưới này.
4. Phân tích cụ thể về các lần sửa đổi Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam
Nếu tính đến khi pháp luật hình sự thực định Việt Nam được pháp điển hóa lần thứ hai (năm 1999), thì Bộ luật Hình sự đầu tiên của đất nước đã trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm, đó là năm 1989, vào năm 1991, năm 1992 và năm 1997) liên quan đến các quy phạm của Bộ luật Hình sự (năm 1985). Riêng đối với Phần chung Bộ luật Hình sự này của Đất nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung đã liên quan đến 12 điều, cụ thể dưới đây:
a. Lần thứ nhất (vào năm 1989) có 04 điều (Điều 23, điều 41, điều 44 và điều 53 của Bộ luật).
Giai đoạn từ 1986 đến trước khi có Bộ luật hình sự của năm 1999: Trong khoảng 15 năm tồn tại này, Bộ luật hình sự của năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, năm 1991, năm 1992 và năm 1997. Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung có trên 100 lượt điều luật được sửa đổi hoặc bổ sung. Với những sửa đổi, bổ sung này luật hình sự đã có sự phát triển đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới.
b. Lần thứ hai (sửa đổi, bổ sung vào năm 1991) bao gồm có 04 điều (đó là các điều 28, điều 31, điều 42 và điều 69).
c. Lần thứ ba (Sửa đổi, bổ sung vào năm 1992) được sửa đổi, bổ sung 03 điều (đó là điều 23, điều 33 và điều 44 của Bộ luật).
d. Lần thứ tư (Sửa đổi, bổ sung vào năm 1997) trong đó đã sửa đổi, bổ sung 01 điều (đó là điều 39 của Bộ luật).
Tuy nhiên, trong suốt 14 năm thi hành thì hầu như 9/10 các quy phạm Phần chung Bộ luật Hình sự năm 1985 (61/70 điều) vẫn được giữ nguyên mà không có sự sửa đổi, bổ sung lần nào vì chỉ có 10/70 điều là có chỉnh sửa (nhưng không đáng kể) qua 04 lần sửa đổi, bổ sung đã nêu (trong đó chỉ có hai điều đã được sửa đổi, bổ sung đến hai lần, đó là Điều 23 “Phạt tiền” và Điều 44 “Án treo” của Bộ luật hình sự lúc bấy giờ.
Riêng đối với 61 điều đã được giữ nguyên mà không hề sửa đổi, bổ sung thì trong đó có đến 40 điều tại 04 chương đầu tiên của Bộ luật đó là ở Phần chung (Chương 1, chương 2, chương 3 và chương 8 của Bộ luật).
5. Đặc điểm về sự ghi nhận hình phạt của Bộ luật hình sự đầu tiên của Đất nước Việt Nam
Bộ luật Hình sự năm 1985 không ghi nhận riêng biệt hình phạt bổ sung tương ứng theo từng cấu thành tội phạm tương ứng trong Phần riêng mà lại ghi nhận chung đôì với tất cả các cấu thành tội phạm tại điều cuối cùng của từng chương trong tất cả 12 chương tương ứng với 12 nhóm tội phạm cụ thể (trừ Chương XII “Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh” thì không quy định hình phạt bổ sung).
=> Kết luận: Như vậy, theo logic của việc nghiên cứu thì sau khi xem xét những vấn đề liên quan đến hệ thông và cơ cấu (về mặt hình thức) thì sẽ phân tích đến hệ thống những vấn đề về Phần chung pháp luật hình sự thực định nước nhà đã được pháp điển hóa lần thứ nhất tương ứng với các các quy phạm của 09 chế định lớn trong Bộ luật Hình sự đầu tiên (là năm 1985) của đất nước Việt Nam thống nhất.
Trân trọng!