1. Chế độ khi sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ khi chưa đến tuổi về hưu?

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn cần Luật sư tư vấn: Chồng tôi là sĩ quan đang công tác tại Ban chỉ huy quân sự quận, hiện tại vì lý do sức khỏe nên chồng tôi không thể tiếp tục phục vụ công tác tại đơn vị được nữa.
Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi có thể được hưởng những chế độ gì đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ?
Cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định về sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì được thì phục viên về địa phương và được hưởng những chế độ sau:

Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;

b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;

c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

Cụ thể, chế độ ưu đãi đối với sĩ quan phục viên được quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:

Điều 8. Phục viên về địa phương

1. Sĩ quan QNCN thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh, không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương.

2. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, khi phục viên sĩ quan, QNCN còn được hưởng các quyền lợi sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;

b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng;

c) Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường ) từ đơn vị về nơi cư trú.

Ví dụ 3: Đồng chí Hoàng Tuấn Mạnh, 32 tuổi, thượng uý, trung đội trưởng, có thời gian công tác trong quân đội là 14 năm 02 tháng (được tính thâm niên nghề là 14%), do đơn vị sáp nhập, không điều chỉnh sắp xếp được, phục viên về địa phương kể từ ngày 01/4/2009. Tiền lương hiện hưởng của tháng liền kề trước khi đồng chí Mạnh phục viên là:

- Lương quân hàm Thượng uý (hệ số 5,00):

540.000 đ x 5,00 = 2.700.000 đồng

- Phụ cấp chức vụ (hệ số 0,20):

540.000 đ x 0,20 = 108.000 đồng

- Phụ cấp thâm niên nghề (14%)

2.808.000 đ x 14% = 393.120 đồng

Tổng số: 3.201.120 đồng/tháng

Khi phục viên, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng chí Mạnh còn được hưởng chế độ trợ cấp phục viên từ ngân sách nhà nước như sau:

- Trợ cấp tạo việc làm: 540.000 đồng x 6 tháng = 3.240.000 đồng

- Trợ cấp phục viên một lần:

Thời gian công tác trong quân đội của đồng chí Mạnh là 14 năm 2 tháng, thời gian làm tròn để tính hưởng trợ cấp phục viên một lần là 14 năm.

Trợ cấp phục viên một lần của đồng chí Mạnh được hưởng:

3.201.120 đồng x 14 năm x 1 tháng = 44.815.680 đồng

- Tổng số tiền trợ cấp phục viên của đồng chí Mạnh được nhận là:

3.240.000 đồng + 44.815.680 đồng = 48.055.680 đồng

Điều 9. Phục viên về địa phương sau đó chuyển ngành hoặc chuyển sang các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

1. Sĩ quan QNCN đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm (12 tháng), kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

a) Được thực hiện chế độ, chính sách chuyển ngành hướng dẫn tại Điều 4 Mục 2 Chương này;

b) Khi thực hiện chế độ chuyển ngành phải hoàn trả lại tiền trợ cấp phục viên một lần hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 8 Mục này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận; không phải hoàn trả lại tiền trợ cấp tạo việc làm.

2. Sĩ quan, QNCN đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

a) Không phải hoàn trả lại chế độ trợ cấp tạo việc làm, chế độ trợ cấp phục viên một lần đã nhận theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Mục này;

b) Nếu có nguyện vọng tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cũ của sĩ quan, QNCN đã phục viên về địa phương (theo phân cấp quản lý), nếu cơ quan, đơn vị cũ đã giải thể thì cơ quan, đơn vị cấp trên có trách nhiệm thu hồi quyết định phục viên và các khoản trợ cấp nêu trên theo quy định, đồng thời ra quyết định chuyển ngành hoặc đề nghị cấp trên ra quyết định chuyển ngành và nộp khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận lại thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên chính sổ bảo hiểm xã hội cũ của đối tượng.

>> Tham khảo: Các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ ?

 

2. Quân nhân bị suy giảm 45% sức khỏe có được công nhận là bệnh binh không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong thời gian qua Công ty chúng tôi nhận được một số thắc mắc liên quan đến điều kiện hưởng chế độ bệnh binh cụ thể có tình huống như sau:

"Trong thời gian tôi làm nhiệm vụ quốc tế tại Căm Pu Chia từ tháng 4/1979 đến tháng 8 năm 1979, do điều kiện ăn ở, sinh hoạt và công tác trong môi trường đặc biệt khó khăn, tôi đã suy giảm sức khỏe, từng bị sốt xuất huyết, sốt rét nhiều lần và mắc căn bệnh đau thần kinh nặng trở nên bại liệt đi chữa trị nhiều lần tại các bệnh viên quân khu 7 và căn bệnh trở nên mãn tính. Do điều kiện sức khỏe không thể hồi phục để phục vụ quân đội với nghề nặng nhọc, đơn vị đã thực hiện giám định sức khỏe và làm thủ tục để tôi về đoàn 587 giải quyết chế độ phục viên tháng 1/1980 và hưởng chế độ trợ cấp bệnh binh 45% căn cứ theo quy định tại quyết định số 78-CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ tại địa phương từ ngày 01/4/1980.

Nhận thấy sức khỏe yếu hơn nhiều so với trước khi nhập ngũ không đủ sức khỏe lao động nông nghiệp, tôi ôn, thi đại học, ra trường được nhà nước phân công công tác và làm việc đến khi nghỉ chế độ. Tôi đã không được chuyển ngành để được hưởng lương và có thời gian công tác liên tục trong thời gian học đại học và cũng từ khi ra trường tôi chuyển khẩu theo nơi công tác, chế độ bệnh binh không ai thông báo khám lại và tôi cũng không được hưởng chế độ bệnh binh từ rất lâu. Hiện nay tôi còn các giấy tờ ban đầu khi hưởng trợ cấp: biên bản giám định sức khỏe ngày 11/10/1979; quyết định trợ cấp số 08 ngày 01/4/1981 của cơ quan TBXH và quyết định phục viên ngày 31/01/1980 Vậy trường hợp của tôi có được hưởng chế độ đối với thương binh hay không?"

Cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005;

Điều 23

2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012 như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: ...

15. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23

2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Như thông tin anh cung cấp Trong thời gian làm nhiệm vụ quốc tế tại Căm Pu Chia từ tháng 4/1979 đến tháng 8 năm 1979, do điều kiện ăn ở, sinh hoạt và công tác trong môi trường đặc biệt khó khăn, anh đã suy giảm sức khỏe, từng bị sốt xuất huyết, sốt rét nhiều lần và mắc căn bệnh đau thần kinh nặng trở nên bại liệt đi chữa trị nhiều lần tại các bệnh viên quân khu 7 và căn bệnh trở nên mãn tính. Do điều kiện sức khỏe không thể hồi phục để phục vụ quân đội với nghề nặng nhọc, đơn vị đã thực hiện giám định sức khỏe và làm thủ tục để anh về đoàn 587 giải quyết chế độ phục viên tháng 1/1980 và hưởng chế độ trợ cấp bệnh binh 45% căn cứ theo quy định tại quyết định số 78-CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ tại địa phương từ ngày 01/4/1980 (tức là thuộc trường hợp bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994). Như vậy căn cứ theo hướng dẫn trong Pháp lệnh Số: 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 07 năm 2012thì tại thời điểm hiện tại anh đủ điền kiện để được hưởng chế độ đối với bệnh binh.

>> Tham khảo: Thời gian phục vụ tại ngũ là bao lâu? Độ tuổi và tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ?

 

3. Tiêu chuẩn về sức khỏe khi tham gia sĩ quan dự bị?

Thưa luật sư, em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em là sinh viên năm 4 trường Đại Học Thương Mại, hiện nay trường em đang thực hiện tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị năm 2016. Sau khi đi khám sức khỏe theo yêu cầu nhà trường tại bệnh viên thể thao, bác sĩ kết luận em bị cận thị mắt phải là 10.75 độ và mắt trái là 9.5 độ, tuy nhiên lại xếp phân loại sức khỏe vào loại 2 do vậy nhà trường vẫn công nhận kết quả và cử đi tham gia sĩ quan dự bị.
Do vậy em muốn hỏi, việc kết luận như vậy là đúng hay là sai? Và với tình trạng sức khỏe như trên, liệu em có đủ điều kiện tham gia sĩ quan dự bị hay không?
Em xin chân thành cảm ơn!

>> Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Tiêu chuẩn về sức khỏe khi tuyển chọn sinh viên đi đào tạo sĩ quan dự bị: Đạt sức khoẻ từ loại 1 đến loại 3 theo quy định tại Thông tư 14/2003/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 26/2002/NĐ-CP về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành, ngày 17/10/2011 về việc hướng dẫn khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng.

Về phân loại sức khỏe được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Quốc phòng-Bộ Y tế : Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

"Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này.

2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “điểm”, cụ thể:

......b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.......

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém. .......

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

.....b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

....e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.....

Về vấn đề bạn bị cận cả hai mắt, mắt phải 10.75 độ và mắt trái 9.5 độ:

Đối chiếu bảng 2 về tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật - Phụ lục 1 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, Về tật cận thị bạn thuộc loại 6 hay bị điểm 6.

2

Cận thị:

- Cận thị dưới -1,5 D

2

- Cận thị từ -1,5D đến dưới -3D

3

- Cận thị từ -3D đến dưới -4D

4

- Cận thị từ -4D đến dưới -5D

5

- Cận thị từ -5D trở lên

6

- Cận thị đã phẫu thuật

Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm

Sức khỏe loại 2 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 2, trong trường hợp này tật cận thị của bạn bị điểm 6. Như vậy không thể xét phân loại bạn thuộc sức khỏe loại 2 được. Bạn có tật cận thị bị 6 điểm, do đó bạn sẽ được xếp vào nhóm sức khỏe loại 6: "có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 6". Đây là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự. Như vậy kết luận của trường là sai. Với tình trạng sức khỏe loại 6, bạn không đủ điều kiện tham gia sĩ quan dự bị. Việc tham gia sĩ quan dự bị yêu cầu sức khỏe loại 1, 2, 3.

>> Xem thêm: Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

 

4. Chỉ tiêu tuyển sinh sĩ quan dự bị?

Thưa luật sư. Hiện tại em là sinh viên năm cuối một trường đại học dân lập tại Tp.HCM. Em hiện đã là đảng viên chính thức. Sau khi tốt nghiệp, em mong muốn được đi học sĩ quan dự bị. Em được biết một số trường công lập có chỉ tiêu tuyển nhưng do đang học trường dân lập nên không có chỉ tiêu.
Em muốn hỏi là đăng kí tại địa phương được không ạ? Và đăng kí ở đâu (uỷ ban, ban chỉ huy cấp phường hay cấp quận,...)?
Em xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 26/2002/NĐ-CP về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam quy định các đối tượng thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị thì:

"Điều 5.

1. Những đối tượng sau đây thuộc diện tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị:

a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1;

b) Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên.

2. Những người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định."

Để cụ thể cho quy định trên, tại mục 2.2 Thông tư số 14/2003/TT-BQP hướng dẫn Nghị định số 26/2002/NĐ-CP về sĩ quan dự bị Quân đội Nhân dân Việt Nam như sau:

"2.2. Đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể:

a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đã giữ chức vụ phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và chức vụ tương đương, trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu thiếu có thể lấy đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số lấy đến tốt nghiệp tiểu học; tuổi đời không quá 30;

b) Cán bộ, công chức và những người hưởng chế độ như cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) đang công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) trở lên, có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, với người dân tộc thiểu số lấy đến tốt nghiệp trung học cơ sở; tuổi đời không quá 35;

c) Những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội, tuổi đời không quá 35;

d) Sinh viên khi tốt nghiệp đại học có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tuổi đời không quá 30."

Dựa trên những quy định trên, bạn chuẩn bị tốt nghiệp đại học, đã là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nếu trình độ chuyên môn của bạn phù hợp với yêu cầu của Quân đội, và hiện tuổi đời không quá 30 thì bạn hoàn toàn thuộc đối tượng để được đào tạo sĩ quan dự bị.

Và theo quy định của Điều 3 Thông tư trên thì:

"3. Tuyển chọn, xét duyệt và gọi người đi đào tạo sĩ quan dự bị

3.1. Cán bộ công chức, những người tốt nghiệp đại học trở lên, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đang công tác hoặc thường trú tại địa phương do cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) tổ chức tuyển chọn theo kế hoạch và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên; sau khi quân khu thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách huyện chi cho quốc phòng bảo đảm.

3.2. Sinh viên khi tốt nghiệp đại học do các học viện, trường đại học tuyển chọn theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Quốc phòng ra quyết định gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; Giám đốc các học viện, Hiệu trưởng các trường đại học tổ chức giao lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến từng sinh viên. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm."

Vì trường đại học bạn chuẩn bị tốt nghiệp là trường hệ dân lập nên không có chỉ tiêu trực tiếp theo mục 3.2 như trên. Vì vậy, trường hợp này bạn về cơ quan quân sự quận, huyện, thị xã đăng ký được đào tạo sĩ quan dự bị. Sau đó, khi xét duyệt các điều kiện, Chủ tịc UBND cấp huyện sẽ có quyết định cho bạn tham gia đào tạo sĩ quan dự bị hay không.

 

5. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?

Tôi là sỹ quan quân đội muốn xin ra quân do cảm thấy không phù hợp với năng lực tính cách thì có được ra không?
Cảm ơn!

>>  Luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Về việc thôi không phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2008 và 2014) quy định:

“Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;

b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;

c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;

d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:

a. Nghỉ hưu;

b. Chuyển ngành;

c. Phục viên;

d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị”.

Theo đó, nếu bạn không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ thì có thể thôi tại ngũ, bạn không thể lấy lý do tính cách không hợp để thôi tại ngũ. Bài viết tham khảo thêm: Thủ tục xin ra quân trước thời hạn?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!