Mục lục bài viết
1. Đăng ký mã vạch là gì?
Đăng ký mã vạch là thủ tục doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch nộp tại Tổng cục đo lường chất lượng. Sau khi đã được Tổng cục đo lường chất lượng chấp nhận mã vạch thì doanh nghiệp có thể sử dụng mã vạch để in lên các sản phẩm của mình. Mã số mã vạch trên sản phẩm sẽ có thông tin đầy đủ của doanh nghiệp khi quét mã , giúp hỗ trợ quản lý sản xuất, lưu kho hàng, bán hàng hoá...
Đối tượng nộp phí sử dụng mã vạch gồm có tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, duy trì sử dụng mã số mã vạch hoặc nộp hồ sơ đề nghị xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài phải nộp phí cấp mã vạch theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thu phí sử dụng mã vạch là Tổng cục đo lường chất lượng ( Bộ khoa học và công nghệ) và các đơn vị trực thuộc Tổng cục tiêu chẩn đo lường chất lượng được giao nhiệm vụ liên quan đến cấp mã số mã vạch và thu phí là tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư 236/2016/TT-BTC.
2. Chi phí đăng ký mã vạch hiện này
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 236/2016/TT-BTC có quy định về mức thu phí như sau:
* Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 ( không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) với mức thu là 1.000.000 đồng/ mã.
- Sử dụng mã đại điểm toàn cầu ( GLN ) với mức thu là 300.000 đồng.
- Sử dụng mã số là thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN - 8 ( GTIN 8 ) với mức thu là 300.000 đồng.
* Mức thu phí đăng ký ( xác nhận ) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
- Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm với mức thu là 500.000 đồng / hồ sơ.
- Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm với mức thu là 10.000 đồng / mã.
* Mức thu phí duy trì sử dụng mã vạch hàng năm ( niên phí ):
- Sử dụng mã doanh nghiệp SG1:
+ Sử dụng mã doanh nghiệp SG1 loại 10 số ( tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) với mức thu là 500.000 đồng / năm.
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số ( tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm ) với mức thu là 800.000 đồng / năm .
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số ( tương ưng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm ) với mức thu là 2.000.000 đồng / năm.
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu ( GLN ) với mức thu là 200.000 đồng.
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN - 8 ( GTIN - 8 ) với mức thu 200.000 đồng.
* Trường hợp tổ chức, cá nhân được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì phải nộp 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên. Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí theo quy định nêu trên. Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số, mã vạch năm đầu tiên ( năm được cấp mã số mã vạch ). Từ các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hằng năm.
* Hình thức nộp phí đăng ký mã số mã vạch:
- Nộp trực tiếp tại Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam tại địa chỉ số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hình thức chuyển khoản qua ngân hàng : Agribank chi nhánh Cầu Giấy, thông qua số tài khoản : 1507201067262.
3. Quy định về kê khai, nộp phí mã số, mã vạch
* Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
* Tổ chức thu phí thực hiện kê khau, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư 156/2013/TT-BTC:
- Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước:
+ Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng tháng và khai quyết toán năm.
+ Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP.
+ Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là tò khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP.
- Thời hạn nộp thuế chậm nhất là cuối cùng của thời hạn hồ sơ khai thuế đối với trường hợp nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
>> Xem thêm: Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Trên Hàng Hóa Có Bắt Buộc Hay Không?
4. Hướng dẫn đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm online.
Bước 1: Truy cập vào website của Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam theo đường link: vnpc.gs1. gov.vn
Bước 2: Sau vào truy cập website của Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam hệ thống sẽ hiện ra trang website của Bộ khoa học và công nghệ- Tổng cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng.
- Nhìn về phía góc phải màn hình sẽ có phần đăng nhập. Lúc này cần nhập tên người dùng, tiếp đó nhấp chuột vào tích ô " tôi không phải là người máy và nhấn chuột vào ô đăng nhập.
Bước 3: Ấn thực hiện đăng ký mục hồ sơ thực hiện.
- Thiết lập hồ sơ doanh nghiệp, thông tin người đại diện, thông tin liên hệ, thông tin của người đi nộp hồ sơ.
- Sau đó cần tạo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch.
- Khi tạo xong hồ sơ đăng ký mã số mà vạch rồi tiến hành hình thức thanh toán online, chuyển khoản qua ngân hàng Agribank chi nhánh Cầu Giấy qua số tài khoản 1507201067262.
- Sau khi đã thực hiện thanh toán online xong hệ thống sẽ hiện lên thông tin yêu cầu cấp bản cứng.
Bước 4 : Tiến hành nộp hồ sơ cấp bản cứng.
Khi đã hoàn thành việc đăng ký mã vạch online xong thì doanh nghiêp vẫn phải nộp bản cứng thông qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp bao gồm:
- 2 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch .
- 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- 2 bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng theo quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm hết bao nhiêu tiền của Luật Minh Khuê. Quý khách hàng còn nhiều vướng mắc liên hệ qua số điện thoại 19006162 để nhận được tư vấn và hướng dẫn của Luật sư tư vấn.