Do công ty chỉ hoàn thành một sản phẩm trước, chính vì vậy chi phí lãi được vốn hóa sẽ được áp dụng cho sản phẩm được tiến hành hoàn thành.Sau khi sản phẩm đã hoàn thành và đi vào khai thác thì việc vốn hóa sẽ chấm dứt đối với sản phẩm này và sẽ tiếp tục được chuyển sang vốn hóa cho sản phẩm còn lại".

Cám ơn Luật Minh Khuê đã tư vấn. 

1. Như phần trả lời ở trên, theo tôi hiểu thì là tất cả phần lãi vay được vốn hóa vào 1 sản phẩm hoàn thành? Chỗ này cho tôi xin bổ sung thêm là trong năm đầu tiên dự án thi công cho cả hai sản phẩm thì sao lại vốn hóa cho 1 sản phẩm?

2. Phần lãi vay (bao gồm cả lãi quá hạn và lãi phạt trả chậm) vậy có được vốn hóa cả phần quá hạn, lãi phạt trả chậm không? Nếu không thì phần này sẽ được hạch toán như thế nào? Có được tính là chi phí hợp lý không?

3. Khi nhận lại dự án, công ty tôi đã nhận lại hết nợ gốc + lãi + lãi phạt trả cho Ngân hàng. Tôi đang băn khoăn không biết hạch toán ra sao, vào tài khoản nào nếu nợ gốc > giá trị dở dang của dự án (Như ở trên Ngân hàng đã giải ngân 34 tỷ (cho chủ đầu tư cũ) nhưng sản phẩm dở dang khi nhận lại được định giá 10 tỷ. Phần 34 tỷ-10 tỷ = 24 tỷ Chủ đầu tư cũ không giải trình được).

4. Giá trị dở dang 10 tỷ (chủ đầu tư cũ đã thanh toán cho đơn vị thi công) bên đơn vị thi công xuất hóa đơn GTGT sang cho công ty tôi. Vậy cần những hồ  gìấy tờ gì để hóa đơn trên hợp lý, đủ điều kiện khấu trừ?

Mong sớm nhận được sự trợ giúp từ Luật Minh Khuê. Xin trân trọng cảm ơn! 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp công ty Luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Quyết định 165/2002/QĐ - BTC về việc ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam

Thông tư 219/2013/TT - BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng

2. Nội dung phân tích: 

1. Như phần trả lời ở trên, theo tôi hiểu thì là tất cả phần lãi vay được vốn hóa vào 1 sản phẩm hoàn thành? Chỗ này cho tôi xin bổ sung thêm là trong năm đầu tiên dự án thi công cho cả hai sản phẩm thì sao lại vốn hóa cho 1 sản phẩm?

Khoản 7, 8 Chuẩn mực 16 Quyết định 165/2002/TT - BTC quy định: 

"07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy." 

Khoản 18 Chuẩn mực 16 Quyết định 165/2002/QĐ - BTC quy định: "Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh." 

Như vậy, như chúng tôi đã tư vấn ở trên, không phải tất cả phần lãi vay được vốn hóa vào 1 sản phẩm hoàn thành mà ban đầu, phần lãi vay được vốn hóa vào sản phẩm đã hoàn thành cho đến khi sản phẩm đã hoàn thành và đi vào khai thác thì việc vốn hóa sẽ chấm dứt đối với sản phẩm này và sẽ tiếp tục được chuyển sang vốn hóa cho sản phẩm còn lại. 

2. Phần lãi vay (bao gồm cả lãi quá hạn và lãi phạt trả chậm) vậy có được vốn hóa cả phần quá hạn, lãi phạt trả chậm không? Nếu không thì phần này sẽ được hạch toán như thế nào? Có được tính là chi phí hợp lý không?

Khoản 14 Chuẩn mực 16 Quyết định 165/2002/TT - BTC quy định: "Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản." Như vậy, phần lãi vay có được vốn hóa cả phần quá hạn, lãi phạt trả chậm.

3. Khi nhận lại dự án, công ty tôi đã nhận lại hết nợ gốc + lãi + lãi phạt trả cho Ngân hàng. Tôi đang băn khoăn không biết hạch toán ra sao, vào tài khoản nào nếu nợ gốc > giá trị dở dang của dự án (Như ở trên Ngân hàng đã giải ngân 34 tỷ (cho chủ đầu tư cũ) nhưng sản phẩm dở dang khi nhận lại được định giá 10 tỷ. Phần 34 tỷ-10 tỷ = 24 tỷ Chủ đầu tư cũ không giải trình được).

Vì chủ đầu tư không giải trình được nên bạn không có căn cứ để hạch toán. 

4. Giá trị dở dang 10 tỷ (chủ đầu tư cũ đã thanh toán cho đơn vị thi công) bên đơn vị thi công xuất hóa đơn GTGT sang cho công ty tôi. Vậy cần những giấy tờ gì để hóa đơn trên hợp lý, đủ điều kiện khấu trừ?

Điều 15 Thông tư 219/2013/TT - BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT - BTC quy định: Các điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: 

Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu 
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác theo quy định.

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

-  Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
+ Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
+Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng”.

+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật doanh nghiệp