1. Quan điểm của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế. 

1- Phát triển gắn kết bền vững, sáng tạo, bao trùm là nội dung, là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước:

Phát triển bền vững là phát triển ngày hôm nay không làm tổn hại đến phát triển trong tương lai. Phát triển bền vững là phát triển bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế bền vững với phát triển xã hội bền vững và bảo vệ môi trường bền vững.

Phát triển bền vững bao hàm sự phát triển sáng tạo; đổi mới sáng tạo không ngừng, đặc biệt là đổi mới sáng tạo công nghệ. Cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để phát triển bền vững hơn.

Phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển của đất nước, vì mục tiêu con người, dựa vào con người, do con người, trong đó phát triển kinh tế nhanh và bền vững giữ vị trí trung tâm. Phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững gắn chặt với xây dựng môi trường sống tự nhiên hài hòa, tốt lành, thân thiện với con người; giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường; quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được; từng bước thực hiện “tăng trưởng xanh”

2- Đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ, phù hợp giữa kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là cơ sở, là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm

3- Phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị: Các cấp ủy đảng, chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân đều phải chung tay phát triển đất nước bền vững, sáng tạo, bao trùm. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức xây dựng quy hoạch, chiến lược, chính sách, kế hoạch hành động, các chương trình, đề án, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước bền vững, sáng tạo, bao trùm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4- Con người là trung tâm của sự phát triển, phát triển vì con người, do con người.

Phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân; phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội phát triển bình đẳng, được tiếp cận những nguồn lực chung và được phát huy mọi tiềm năng, tham gia, đóng góp và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; cùng nhau xây dựng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

5- Đổi mới sáng tạo, phát triển đột phá lực lượng sản xuất trên nền tảng trình độ khoa học - công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

6- Xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ ngày càng cao trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng để phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm.

Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm và xây dựng nền kinh tế có tính tự chủ ngày càng cao, nâng cao sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm của quốc gia; tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của quốc tế cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm của Việt Nam.

2. Những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế. 

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương và chính sách nhằm phát triển hơn nữa nền kinh tế. Theo đó thì những chủ trương chính sách được áp dụng là: 

1- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu... phát triển đất nước bền vững, sáng tạo, bao trùm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2- Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm của Việt Nam.

3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm.

4- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; thực hiện có hiệu quả chiến lược công nghiệp quốc gia; chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dựa trên công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số...

5- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh; đặc biệt là chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

6- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, tăng nhanh các ngành dịch vụ dựa trên công nghệ mới, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số...

7- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, kết cấu hạ tầng công nghệ kỹ thuật số...

8- Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị thông minh và nông thôn mới...

9- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; khơi dậy và phát huy khát vọng dân tộc, phát huy vai trò nền tảng của giá trị văn hóa, con người Việt Nam...

10- Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển y tế công nghệ cao, công nghệ số...

11- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới căn bản, toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm; chú trọng nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật số chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...

12- Phát triển mạnh khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là một đột phá chiến lược, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm...

13- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó và thích nghi có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; phòng và chống thiên tai tích cực, chủ động, sáng tạo, giảm thiểu thiệt hại...

14- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến chính sách phát triển kinh tế của đảng và nhà nước. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích được cho các bạn về việc tìm hiểu về chính sách phát triển kinh tế. Nếu có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến pháp luật thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 để được hỗ trợ.