1. Thành lập tổ chức đoàn

- Thẩm quyền: việc thành lập tổ chức đoàn do đoàn cấp trên trực tiếp quyết định sau khi hiệp y thống nhất chủ trương với cấp ủy cùng cấp (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp uỷ). Riêng đối với việc thành lập đoàn cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở và đoàn bộ phận, thực hiện theo quy định tại mục 5.2, Điều 6, Khoản 2, điểm a của Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.

- Quy trình, thủ tục: Cấp ủy đảng (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy) gửi hồ sơ đến tổ chức đoàn có thẩm quyền thành lập, gồm:

+ Văn bản đề nghị thành lập tổ chức đoàn tại đơn vị. Đề án thành lập tổ chức đoàn.

+ Dự thảo phương hướng hoạt động của tổ chức đoàn trong thời gian lâm thời.

+ Danh sách trích ngang ban chấp hành lâm thời dự kiến chỉ định hoặc danh sách ban chấp hành hiện tại (áp dụng đối với tổ chức đoàn vẫn đảm báo số lượng ban chấp hành khi nâng cấp hoặc hạ cấp).

+ Lý lịch theo mẫu quy định (bản gốc có dán ảnh mới nhất và có xác nhận của cấp ủy-đảng hoặc lãnh đạo đơn vị đối với những nơi chưa có cấp uỷ) đối với các chức danh ủy viên ban thường vụ, phó bí thư, bí thư.

+ Danh sách đoàn viên.

Tổ chức đoàn có thẩm quyền tiếp nhận và thần định hồ sơ; làm việc với cấp ủy lãnh đạo đơn vị (có biên bản làm việc).

Tổ chức đoàn có thẩm quyền ra quyết định thành lập; phối hợp với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ công bố quyết định thành lập tổ chức đoàn.

Sau khi tổ chức đoàn được thành lập, đơn vị ra quyết định thành lập có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức đoàn mới thành lập thực hiện hồ sơ đề nghị cấp con dấu theo quy định.

Lưu ý: Trong trường hợp đoàn cấp trên có chủ trương thành lập đoàn cấp dưới thì chủ động làm việc cấp ủy cấp dưới (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy) để thống nhất chủ trương thành lập tổ chức đoàn.

2. Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đoàn

- Các trường hợp chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đoàn:

+ Chuyển giao và tiếp nhận một tổ chức đoàn được tiến hành khi có sự thay đổỉ địa giới hành chính, cơ cấu tổ chức, cơ cấu ngành,v.v...

+ Đơn vị có tổ chức đoàn chuyên đến nơi mới không tiếp tục nằm trong sự quản lý lãnh đạo của địa phương hay cơ quan quản lý cũ.

+ Trường hợp một bộ phận đoàn viên của tổ chức đoàn, ở quá xa trung tâm điều hành và quản lý gây nhiều khó khăn trong chỉ đạo và sinh hoạt đoàn thì có thể chuyển giao bộ phận đó về với tổ chức đoàn theo khu vực hành chính nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở sau khi xin ý kiêh của đoàn cấp trên trực tiếp.

  • Cấp chuyển giao, tiếp nhận:

+ Ban thường vụ đoàn cơ sở chuyển giao, tiếp nhận chi đoàn.

+ Ban thường vụ đoàn cấp huyện chuyển giao, tiếp nhận đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở.

+ Ban thường vụ đoàn cấp tỉnh chuyển giao, tiếp nhận đoàn cấp huyện.

Trường họp cấp bộ đoàn chuyển giao hoặc tiếp nhận không ngang cấp với tổ, chức đoàn được chuyển giao, tiếp nhận (đoàn cấp huyện về trực thuộc đoàn cơ sở, đoàn cơ sở về trực thuộc chi đoàn...) thì ban thường vụ đoàn cấp trên trực tiếp của các đơn vị chuyển giao, tiếp nhận trên cơ sở làm việc với tổ chức đoàn và cấp ủy các đơn vị để thống nhất quyết định chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đoàn.

  • Thủ tục chuyển giao và tiếp nhận:

+ Công văn đề nghị của tổ chức đoàn chuyển đi gửi đoàn cấp trên trực tiếp và cấp bộ đoàn tiếp nhận.

+ Công văn của cấp bộ đoàn cấp trên trực tiếp có tổ chức đoàn chuyển đi gửi cấp bộ đoàn tiếp nhận.

+ Danh sách ban chấp hành đoàn, ủy ban kiểm tra, cán bộ đoàn chuyên trách (nếu có); bảng thống kê số lượng, chất lượng đoàn viên, đội ngũ cán bộ đoàn và tổ chức đoàn của đơn vị chuyển đi.

+ Quyết định của cấp bộ đoàn có trách nhiệm tiếp nhận.

  • Nội dung chuyển giao và tiểp nhận:

+ Tình hình tư tưởng của cán bộ, đoàn viên thanh niên.

+ Công tác tổ chức, cán bộ.

+ Những nhiệm vụ công tác đang tiến hành cần tiếp tục giải quyết.

+ Các loại văn bản, sổ sách đoàn vụ và tài chính, tài sản.

3. Chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức đoàn

  • Chia tách tổ chức đoàn trong các trường hợp: Có sự chia tách đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, v.v... thành các đơn vị (như chia tách một tỉnh, huyện, xã thành nhiều tỉnh, huyện, xã; chia tách một bộ, sở thành nhiều bộ, sở; v.v...) theo đó, tổ chức đoàn thuộc các đớn vị này cũng chia tách thành hai hay nhiều tổ chức đoàn.
  • Sáp nhập, hợp nhất tổ chức đoàn trong các trường hợp: Có sự sáp nhập hoặc hợp nhất đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, v.v... thành một tổ chức đoàn (như sáp nhập hoặc hợp nhất hai hay nhiều tỉnh, huyện, xã thành một tỉnh, huyện, xã; sáp nhập hai hay nhiều bộ, sở thành một bộ, sở; v.v...) theo đó, tổ chức đoàn thuộc các đơn vị này cũng sáp nhập, hợp nhất thành một tổ chức đoàn.
  • Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức đoàn có thể diễn ra đồng thời trong trường hợp chia tách các bộ phận của hai hay nhiều đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học v.v... để sáp nhập hoặc hợp nhất các bộ phận đó lại thành một đơn vị (như tách một hay nhiều huyện của hai hay nhiều tỉnh để thành lập tỉnh mới) theo đó tổ chức đoàn của những đơn vị này cũng được chia tách để sáp nhập hoặc hợp nhất thành một tổ chức đoàn mới.
  • Việc xác định cấp của tổ chức đoàn được chia tách, sáp nhập, họp nhất do đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
  • Thẩm quyển quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức đoàn:

+ Chia tách: Ban thường vụ đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định chia tách tổ chức đoàn. Sau khi thống nhất với cấp ủy đảng (nếu có) của đơn vị chia tách, ban thường vụ đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường Vụ, bí thư, phó bí thư lâm thời của các tổ chức đoàn mới chia tách.

+ Sáp nhập, hợp nhất: Ban thường vụ đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định sáp nhập, hợp nhất tổ chức đoàn. Sau khi thống nhất với cạp ủy đảng (nếu có) của đơn vị mới sáp nhập, ban thường vụ đoàn câp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư lâm thời của tổ chức đoàn mới sáp nhập.

- Hồ sơ chia tách, sáp nhập gồm:

+ Văn bản đề nghị của tổ chức đoàn được chia tách, các tổ chức đoàn được sáp nhập gửi cấp bộ đoàn cấp trên trực tiếp.

+ Đề án chia tách hoặc sáp nhập tổ chức đoàn có ý kiến nhất trí của câp ủy (nếu có).

+ Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập đơn vị hành chính, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.v.v...

Trường hợp chia tách để sáp nhập thành một tổ chức đoàn mới thì thẩm quyền quyết định và thủ tục như thành lập tổ chức đoàn mới.

4. Giải thể tổ chức đoàn

Trường hợp áp dụng: đối với các đơn vị đã giải thể về mặt chính quyền hoặc những chi đoàn không còn đủ số lượng đoàn viên theo quy định.

  • Thẩm quyền: cấp bộ đoàn nào quyết định thành lập thì cấp bộ đoàn đó có thẩm quyền ra quyết định giải thể và báo cáo đoàn câp trên trực tiếp.
  • Quy trình, thủ tục:

+ Tổ chức đoàn phải giải thể có văn bản báo cáo cấp ủy đảng (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy) về việc đề nghị giải thể.

+ Tổ chức đoàn phải giải thể gửi văn bản đề nghị giải thể có ý kiến đồng ý của cấp ủy hoặc lãnh đạo đơn vị và các văn bản có liên quan đến nguyên nhân giải thể cho đoàn cấp trên trực tiếp.

+ Đoàn cấp trên trực tiếp xem xét hồ sơ, làm việc với tổ chức đoàn và cấp ủy đảng hoặc lãnh đạo đơn vị thống nhất chủ trương (có biên bản làm việc).

+ Đoàn cấp trên trực tiếp ban hành quyết định giải thể.

Trong trường hợp đoàn cấp dưới không chủ động thực hiện quy trình giải thể tổ chức đoàn, đoàn cấp trên có quyền làm việc cấp ủy cấp dưới (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy) để thống nhất chủ trương giải thể tổ chức đoàn.

5. Thay đổi cấp bộ đoàn (nâng cấp, hạ cấp)

Trường hợp áp dụng: khi tổ chức đoàn có sự thay đổi về số lượng đoàn viên hoặc thay đổi về quy mô, cơ cấu tổ chức.

  • Thẩm quyền: Đoàn cấp hên trực tiếp quyết định.
  • Quy trình, thủ tục:

+ Tổ chức đoàn đề nghị thay đổi cấp bộ đoàn gửi toàn bộ hổ sơ đề nghị cho Đoàn cấp trên trực tiếp gồm:

+ Công văn đề nghị thay đổi cấp bộ đoàn có ý kiến thống nhất của cấp ủy đơn vị (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy).

+ Đề án thay đổi cấp bộ đoàn.

+ Dự thảo phương hướng hoạt động của tổ chức đoàn trong thời gian lâm thời sau khi thay đổi cấp bộ đoàn.

+ Danh sách trích ngang ban chấp hành lâm thời dự kiến chỉ định.

+ Lý lịch theo mẫu quy định (bản gốc có dán ảnh mới nhất và có xác nhận của cơ quan chủ quản) đối với các chức danh ủy viên ban thường vụ (nếu có), bí thư, phó bí thư.

+ Tổ chức đoàn có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; làm việc với tổ chức đoàn, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị để thống nhất (có biên bản làm việc).

+ Ban thường vụ đoàn có thẩm quyền ra quyết định thay đổi cấp bộ đoàn; phối hợp tổ chức lễ trao quyết định.

+ Tổ chức đoàn thay đổi cấp bộ đoàn tiến hành các thủ tục đề nghị cấp đổi con dấu theo quy định.

Trong trường hợp đoàn câp trên thấy cần thiết có chủ trương thay đổi cấp bộ đoàn (nâng câp, hạ câp) thì chủ động làm việc cấp uỷ cấp dưới (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp uỷ) để thống nhất chủ trương thay đổi cấp bộ đoàn.

6. Cách tinh nhiệm kỳ của tổ chức đoàn thành lập mới

- Thành lập mới; sáp nhập, hợp nhất: nhiệm kỳ được tính từ thời điểm tiến hành đại hội, số thứ tự đại hội được tính là lần thứ nhất (trừ trường hợp sáp nhập tổ chức đoàn cấp thấp hơn trở thành một bộ phận của tổ chức đoàn cấp trên thì số thứ tự được tính theo nhiệm kỳ tổ chức đoàn cấp trên).

- Chia tách:

+ Các đơn vị không thay đổi tên gọi và cấp bộ đoàn thì nhiệm kỳ đại hội và số thứ tự đại hội được giữ nguyên, không thay đổi.

+ Các đơn vị thành lập với tên gọi mới và mô hình tổ chức bộ máy có sự thay đổi thì nhiệm kỳ được tính từ thời điểm tiến hành đại hội. số thứ tự đại hội được tính là lần thứ nhất.

+ Các đơn vị thay đổi tên gọi nhưng mô hình tổ chức bộ máy không có sự thay đổi thì nhiệm kỳ đại hội và số thứ tự đại hội được giữ nguyên, không thay đồi.

  • Thay đổi câp bộ đoàn (nâng cấp, hạ cấp): số thứ tự đại hội được giữ nguyên.

7. Bổ sung, kiện toàn ban chấp hành đoàn các cấp

7.1. Việc rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ

Ủy viên ban chấp hành chuyển khỏi công tác đoàn thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành đoàn các cấp tại thời điểm quyết định chuyển công tác có hiệu lực.

Đối với ủy viên ban chấp hành chuyển công tác trong hệ thống đoàn:

Trường hợp ủy viên ban chấp hành đoàn cấp dưới (không là ủy viên ban chấp hành đoàn cấp trên) khi chuyển công tác lên cơ quan chuyên trách đoàn cấp trên thi đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành đoàn cấp dưới.

Trường hợp ủy viên ban chấp hành đoàn cấp dưới đồng thời là ủy viên ban chấp hành đoàn cấp trên nếu chuyển công tác lên cơ quan chuyên trách đoàn cấp trên thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành đoàn cấp dưới; việc tham gia hay không tham gia ban chấp hành đoàn cấp trên do ban chấp hành đoàn cấp trên quyết định.

Trường hợp ủy viên ban chấp hành đoàn cấp trên (không là ủy viên ban chấp hành đoàn cấp dưới) chuyển công tác xuống đoàn cấp dưới thì việc có giữ ban chấp hành đoàn cấp trên không do ban chấp hành đoàn cấp trên quyết định.

Trường hợp ủy viên ban chấp hành chuyển sang tổ chức đoàn ngang cấp thì do ban chấp hành đoàn cấp trên quyết định.

Đối với các chức danh bí thư, phó bí thư đoàn các cấp trước khi thôi tham gia ban chấp hành phải báo cáo cấp ủy đảng (ở nơi có câp ủy đảng) và đoàn cấp trên trực tiếp.

Nếu rút tên hoặc xóa tên trong ban chấp hành thì không cồn là ủy viên ban thường vụ và không còn giữ chức vụ bí thư, phó bí thư (nếu có). Nếu chỉ rút tên trong ban thường vụ thì không còn giữ chức vụ bí thư, phó bí thư (nếu có) nhưng vẫn còn là ủy viên ban chấp hành. Nếu chỉ thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư thì vẫn còn là ủy viên ban thường vụ.

8. Việc bổ sung, kiện toàn

Chỉ bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư khi khuyết các chức danh đó. Sau khi bầu bổ sung thì gửi văn bản đề nghị, biên bản bầu cử, biên bản họp ban chấp hành và lý lịch trích ngang của người được bầu lên đoàn cấp trên xét quyết định công nhận trong thời hạn không quá 15 ngày.

Chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày đoàn cấp dưới gửi hồ sơ đề nghị chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư, bí thư (hồ sơ đảm bảo theo quy định), ban chấp hành đoàn cấp trên phải có quyết định chuẩn y (hoặc văn bản không chuẩn y).

Bổ sung ủy viên ban chấp hành từ cấp tỉnh trở xuống: số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá số lượng ủy viên ban chấp hành do đại hội quyết định. Việc bổ sung ủy viên ban chấp hành vượt quá phạm vi số lượng ủy viên ban chấp hành do đại hội quyết định thì phải tổ chức hội nghị đai biểu để bầu cử.

Bổ sung ủy viên ban thường vụ: ban chấp hành bầu bố sung ủy viên ban thường vụ trong số các ủy viên ban chấp hành.

Kiện toàn bí thư, bổ sung phó bí thư: ban chấp hành bầu bí thư, phó bí thư trong số các ủy viên ban thường vụ hoặc ủy viên ban chấp hành (nếu không có ban thường vụ). Trước khi tiến hành bầu phải được sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp.

Bổ sung người chưa là ủy viên ban chấp hành vào ban thường vụ, phó bí thu, bí thư của cấp đó: ban chấp hành tiến hành bầu bổ sung người đó vào ban chấp hành sau đó bầu vào ban thường vụ, bầu bí thư, phó bí thư.

Trong cùng một cuộc họp, người vừa được bầu bổ sung vào ban chấp hành chưa có quyền bầu cử tại cuộc họp đó.

Trường họp cần thiết, đoàn cấp trên trực tiếp có quyền:

Chỉ định người vào ban chấp hành, ban thường vụ và giữ các chức danh theo đề nghị của ban chấp hành đoàn cấp dưới (nếu cấp ủy cùng cấp thống nhất).

Chỉ định tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành cấp dưới nhưng phải đảm bảo số lượng ủy viên ban chấp hành cấp đó không vượt quá 15% số lượng ủy viên ban châp hành đã được đại hội quyết định.

Đối với cán bộ biệt phái hoặc cử đi đào tạo thực tế ở cơ sở, đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định tham gia ban chấp hành, ban thường vụ và giữ các chức danh trong ban chấp hành đoàn nơi đến. Cơ cấu chỉ định này không được kiện toàn, bổ sung sau khi người giữ chức vụ kết thúc thời gian công tác.

Nếu việc chỉ định làm cho số lượng ủy viên ban thường vụ vượt quá một phần ba số lượng ủy viên ban chấp hành thì đoàn nơi tiếp nhận cán bộ được phép tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành để đảm bảo tỷ lệ theo quy định của Điều lệ Đoàn nhưng số ủy viên ban chấp hành chỉ định thêm không quá 15% số lượng đã được đại hội quyết định.

Cán bộ kết thúc thời gian công tác ở cơ sở thì thôi tham gia ban chấp hành tại thời điểm có quyết định của cấp ra quyết định chỉ định.