Mục lục bài viết
1. Đăng ký bản quyền ứng dụng game (trò chơi trực tuyến)
Công ty Luật Minh Khuê sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký bản quyền tại Cục Bản Quyền Tác Giả và đăng ký ra nước ngoài:
1. Hồ sơ gồm:
+Hai (02) chứng minh thư hoặc hộ chiếu của tác giả.
+ Giấy ủy quyền (theo mẫu của Luật Minh Khuê soạn thảo). Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và chuyển lại hai (02) bản.
+ Giấy cam đoan của tác giả (Người viết ứng dụng hoặc lập trình game), theo mẫu của Công ty luật MInh Khuê soạn thảo. Tác giả ký tên và chuyển lại cho Luật MInh Khuê hai (02) bản.
+ Kịch bản game cần đăng ký, 02 bản in và đóng quyền (Luật Minh Khuê hướng dẫn khách hàng soạn thảo);
+ Bản mô tả chương trình game, 02 bản in và đóng quyển (Luật Minh Khuê hướng dẫn khách hàng soạn thảo);
2. Cơ quan nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền:Đĩa CD chứa chương trình game, 02 bản.
3. Thời hạn soạn hồ sơ và đăng ký. Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch.Thời gian soạn hồ sơ trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ thông tin từ doanh nghiệp
4. Đăng ký bản quyền game.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận trong vòng 7 ngày làm việc.Tư vấn điều kiện, thủ tục đăng ký bản quyền game, đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với tác phẩm đăng ký.Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền game;
Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền game tại Cơ quan có thẩm quyền;
Theo dõi xâm phạm bản quyền phần mềm game, tiến hành lập hồ sở tranh tụng khi cần thiết Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền game;
2. Tư vấn về việc đăng ký kinh doanh mà không đăng ký bản quyền ?
Tôi muốn lấy tên đó đăng kí với cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký bản quyền logo và thương hiệu nhưng lại được Cục sở hữu trí tuệ trả lời là tên đó đã được người khác đăng kí bản quyền, chỉ là tên không , còn logo hình vẽ và solgan thì lại được, nhưng tên không được thì slogan và logo cũng không được.
Tôi muốn hỏi nếu bên tôi vẫn tiếp tục sử dụng tên , logo, slogan của bên tôi như sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp thì có được không? Và liệu chúng tôi không đăng kí sở hữu trí tuệ thì có bị bên đã đăng ký tên bản quyền kia kiện không?
Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của luật sư.
Trả lời:
Trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại các Điều 37, Điều 38, Điều 41 quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp như sau:
'' Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.'
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì một trong các điều cấm trong việc đặt tên công ty là tên công ty trùng tên với doanh nghiệp khác đã đăng ký doanh nghiệp trước rồi và sẽ không được cơ quan đăng ký doanh nghiệp chấp nhận. Ngoài ra, Trong Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bố sung năm 2009 có quy định về việc bảo hộ thương hiệu:
'' Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.''
Vậy việc bạn đăng ký tên công ty trùng với tên công ty đã được bảo hộ thì hoàn toàn có thể bị kiện ra tòa.
3. Tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền
1. Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ bản quyền:
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của Doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của Doanh nghiệp.
Cũng giống như đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, lô gô của Doanh nghiệp, việc đăng ký bản quyền
4. Thời gian và chi phí đăng ký bảo hộ bản quyền
5. Hướng dẫn về thủ tục khởi kiện bản quyền
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 0986.386.648
Zhou Shaomou cho rằng nội dung phim xoay quanh một cựu sĩ quan hải quân Mỹ bị liệt hai chân, sống một cuộc đời khác tại hành tinh Pandora giống hệt với nội dung cuốn tiểu thuyết của ông. Trong khi đó, phía nhà sản xuất siêu phẩm Avatar khẳng định James Cameron đã thai nghén Avatar trong suốt 15 năm. Như vậy, ý tưởng của James hoàn toàn có trước The Legend of the Blue Crow.
Thông tin trên tờ China Daily cho biết từ đầu tháng 3-2010, Zhou Shaomou từng nộp đơn kiện nhưng tòa đã bác bỏ hồ sơ với lý do không đủ chứng cứ. Sau khi hủy bỏ yêu cầu buộc đạo diễn James Cameron phải trả cho mình khoản tiền tác quyền lên đến 147 triệu USD, hồ sơ vụ kiện của Zhou Shaomou đã được tòa án Bắc Kinh xem xét lại.
Tuy nhiên, một quan chức tại tòa án trung cấp số 1 Bắc Kinh cho hay có thể phải mất tới 6 tháng phiên tòa mới có thể mở. “Vì thực tế bên bị buộc tội là người nước ngoài và công ty nước ngoài nên sẽ mất khá nhiều thời gian để gửi bản cáo trạng thông qua các kênh ngoại giao”- ông Lu Yao ở tòa án Bắc Kinh nói.
Trong đơn, ngoài đạo diễn James Cameron, Zhou Shaomou còn kiện cả hãng phim 20th Century Fox, hai nhà phát hành phim Trung Quốc và cả rạp Haidian, nơi ông xem bộ phim Avatar.
Theo thông báo mới nhất của 20th Century Fox, Avatar sẽ trở lại các rạp chiếu phim từ ngày 27-8 tới với bản phim được bổ sung thêm 8 phút chưa từng xuất hiện trong bản phim công chiếu vào cuối năm 2009. Hiện tại, Avatar đã vượt mốc doanh thu 2,7 tỉ USD và tiếp tục giữ vững vị trí là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời.
(MKLAW FIRM: biên tập)