Cuộc thi "Học sinh với an toàn thông tin" năm nay đã mở ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em có thể nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng. Cuộc thi là một hoạt động hưởng ứng Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng", được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào ngày 01 tháng 6 năm 2021. Cuộc thi đã thu hút 592.810 thí sinh của 5.783 trường thuộc 63 tỉnh thành tham dự. Kết thúc Cuộc thi đã có 08 trường đạt giải tập thể và 76 học sinh đã đạt giải cá nhân với những phần quà thưởng hấp dẫn 

 

1. Một số thông tin chung về cuộc thi

1.1. Nội dung, hình thức thi và thời gian thi

Cuộc thi được áp dụng cho toàn bộ học sinh các Trường Trung học Cơ sở trên toàn quốc với nội dung thi như sau:

- Các kiến thức, ký năng phòng chống nguy cơ mất an toàn thông tin, phòng chống xâm hại trẻ em và kỹ năng ứng xử trên môi trường mạng

- Các kiến thức về quy định của pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

- Đề thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm ngẫu nhiên do hệ thống cung cấp từ ngân hàng đề thi với thời gian làm bài là 30 phút

hệ thống thi tự động sẽ ghi nhận kết quả, thời gian làm bài (tính từ lúc bắt đầu làm bài đến lúc chọn hoặc sửa đáp án lần cuối và tính điểm cho thí sinh. Điểm thi sẽ được hệ thống lưu lại và sẽ được ban tổ chức công bố công khai sau khi hết thời gian thi tổ chức thi chính thức. 

Các thí sinh sẽ dự thi trực tuyến thông qua website: http://thihsattt.vn của Ban tổ chức cuộc thi. Mỗi thí sinh chỉ đăng ký một tài khoản để dự thi (Theo mẫu đăng ký trên website). Thí sinh chỉ được thi một lần và có thể tham gia vào bất cứ thời điểm  nào trong khoảng thời gian mà Ban Tổ chức thông báo. Theo đó thì thời gian thi được quy định như sau: 

- Họ báo giới thiệu về cuộc thi: ngày 13 tháng 1 năm 2022

- Mở hệ thống thi thử: từ ngày 16 tháng 02 năm 2022

- Lễ phát động cuộc thi: ngày 03 tháng 3 năm 2022

- Thời gian thi chính thức: trong 03 tuần từ ngày 03 tháng 3 năm 2022 đến ngày 24 tháng 3 năm 2022

- Lễ tổng kết, trao giải lần đầu từ tháng 4 năm 2022

 

1.2. Cơ cấu giải thưởng

Về giải thưởng sẽ gồm giải thưởng chính thức do Ban tổ chức và các phần thưởng của một số tổ chức, doanh nghiệp. Giải thưởng bao gồm:

- Giải tập thể gồm:

   + 03 Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo cho 03 Trường có nhiều thí sinh tham gia cuộc thi nhất và phần thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật trị giá 05 triệu đồng

   + 05 bằng khen của Ban Tổ chức cho 05 trường tiếp theo có nhiều thí sinh tham gia cuộc thi và phần thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật trị giá 3 triệu đồng

- Giải cá nhân gồm có:

   + 03 Giải Nhất: Bằng khen của Ban tổ chức và phần thưởng bằng hiện vật trị giá tương đương 3 triệu đồng

   + 08 Giải Nhì: Bằng khen của Ban tổ chức và phần thưởng bằng hiện vật trị giá tương đương 2 triệu đồng

     + 15 Giải Ba: Giấy khen của Ban tổ chức và phần thưởng bằng hiện vật trị giá tương đương 1 triệu đồng

       + 50 Giải Khuyến khích: Giấy khen của Ban tổ chức và phần thưởng bằng hiện vật trị giá tương đương 500.000 VND

 

1.3. Tiêu chí xét giải 

- Đối với giải tập thể: Tiêu chí đánh giá sẽ dựa trên số lượng thí sinh của các trường tham gia Cuộc thi hợp lệ (Thí sinh hoàn thành bài thi, không vi phạm Quy chế cuộc thi và Thể lệ dự thi) và chất lượng bài thi tốt

- Đối với giải cá nhân: Tiêu chí xét giải sẽ căn cứ đến kết quả thí sinh tham gia cuộc thi trong thời gian quy định của Ban Tổ chức, không vi phạm quy chế cuộc thi và Thể lệ dự thi. Vị trí xếp hạng của thí sinh được thể hiện theo thứ tự trong bảng tổng hợp kết quả thi, sắp xếp theo điểm thi từ cao xuống thấp. Trường hợp các thí sinh có số điểm kết quả thi bằng nhau thì thí sinh nào có thời gian làm bài ngắn hơn sẽ được xếp lên trên.

 

 1.4. Xử lý vi phạm 

Nghiêm cấm hành vi thi hộ, sử dụng thông tin của người khác để đăng ký tham gia thi hoặc tiết lộ thông tin tài khoản thi cho người khác đăng nhập trong thời gian thi chính thức của cuộc thi. Nếu bị phát hiện vi phạm, thí sinh sẽ bị hủy bỏ kết quả thi và tùy theo mức độ vi phạm, Ban Tổ chức có thể đề nghị nhà trường nơi thí sinh đang theo học, có hình thức kỷ luật phù hợp

Trong quá trình thi, Ban tổ chức không chịu trách nhiệm đối với lỗi kết nối do đường truyền mạng hoặc sự cố do thiết bị của thí sinh tham gia dự thi gây ra

Trường hợp có khiếu nại liên quan đến Cuộc thi, người khiếu nại gửi văn bản đến Ban tổ chức trước khi tiến hành trao giải thưởng, Ban tổ chức xem xét và giải quyết khiếu nại 

Trong quá trình tổ chức cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Quy chế, Ban tổ chức sẽ ban hành văn bản bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn và quyết định của Ban tổ chức là quyết định cuối cùng. 

 

2. Đáp án đề thi Học sinh với an toàn thông tin 2022

Sau đây Luật Minh Khuê sẽ cung cấp tới quý khách những đáp án của các bộ đề thi "Học sinh với an toàn thông tin" năm 2022. Đáp án đúng sẽ là những dòng được in đâm (ngoài đề bài) mà chúng tôi in đậm để quý khách có thể hình dung toàn bộ đáp án của câu hỏi: 

 

2.1. Đáp án vòng thi thứ nhất 

Câu 1: Những hành vi nào là không đúng khi tham gia trên mạng?

- Phát ngôn kích động, thù địch

- Phát tán thông tin xúc phạm người khác

- Dụ dỗ, quấy rối, bắt nạt, tấn công người khác trên mạng

- Chia sẻ thông tin về game, ứng dụng

Câu 2: Thói quen nào dưới đây là thói quen tốt khi sử dụng máy tính?

- Không tải xuống các phần mềm, ứng dụng giáo dục từ các nguồn không tin cậy

- Dùng máy tính để chơi trò chơi điện tử trong giờ học

- Nhập tệp tin từ máy tính của bạn bè và mở luôn

- Không sử dụng máy tính khi làm bài tập về nhà

- Cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính

Câu 3: Một trong những người bạn của em đã đăng một video về em trên internet và em không thích video đó. Em đã yêu cầu họ gỡ xuống nhưng họ đã từ chối vì theo họ video đó rất buồn cười. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

-  Tiếp tục yêu cầu cho đến khi họ gỡ video đó xuống

- Nói với người lớn về video đó và lý do của em yêu cầu gỡ bỏ để nhờ hỗ trợ giải quyết 

- Bỏ qua nó - em không thể thay đổi điều gì vì đó là video của người khác 

- Đăng một bài viết hoặc video tương tự về chính người bạn đó để trả đũa 

Câu 4: Khi thấy các thông tin mua bán trên các trang mạng xã hội thì bạn có tin tưởng không? 

- Có, tin tưởng tuyệt đối

- Không tin tưởng

- Nửa tin nửa ngờ, trước khi  mua hàng thì tìm hiểu kỹ rồi mới quyết định mua hay không

Câu 5: Cách nào giúp hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng thiết bị di động?

- Để màn hình điện thoại ngang tầm mắt

- Nằm nghiêng xem điện thoại

- Không dùng điện thoại quá khuya

- Dùng điện thoại với độ sáng cao trong bóng tối 

Câu 6: Các biện pháp tốt nhất để cai nghiện game là gì? 

-  Giảm thời lượng chơi game trong ngày

- Tham gia các hoạt động thể thao 

- Làm cho bản thân bận rộn, tập trung vào học tập hoặc các hoạt động mà bản thân cảm thấy hứng thú

- Dừng chơi đột ngột, không đả động gì đến game nữa 

Câu 7: Mức án phạt dành cho cá nhân có hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác? 

- Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng 

- Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng 

- Từ 15 triệu đồng đến 10 triệu đồng 

- Từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng 

Câu 8: Điền vào chỗ trống: _____________của bạn có thể giúp chặn nội dung, thông tin không phù hợp trực tuyến 

- Trình duyệt web 

- Mật khẩu 

- Công cụ tìm kiếm 

Câu 9: Mật khẩu nào sau đây là mật khẩu yếu nhất?

- 123456

- 123456a@A

- hocsinhnhatttt

- HocsinhvoiAnto@nthongtin2021:*

Câu 10: Việc công khai thông tin quá mức trên mạng dẫn đến hậu quả?

- Kẻ xấu biết được thông tin về địa chỉ, nơi ở

- Bị nhận được các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo 

- Nhận được nhiều cuộc gọi lừa đảo, giả danh người nhà để lấy lòng tin rồi làm theo họ

- Bán thông tin trên chợ đen 

Câu 11: Cách hiểu nào sau đây về Website lừa đảo phishing là đúng nhất 

- Website đăng những thông tin quảng cáo sai sự thật nhưng hấp dẫn, giật gân để lừa khách hàng 

- Là website giả mạo các trang web thực như ngân hàng, ví điện tử, giao dịch trực tuyến, mạng xã hội,... và thường có giao diện hay tên miền URL gần giống với trang chính thống để đánh lừa người dùng nhằm đánh cắp các thông tin cá nhân quan trọng 

- Website có giao diện đẹp nhưng lại bán hàng kém chất lượng

Câu 12: Khi gặp các thông tin mà em cho rằng không đúng trên không gian mạng xã hội, em sẽ xử lý bằng cách nào sau đây:

- Phản ứng bằng bình luận 

- Chặn và báo cáo bài viết cho quản trị viên

- Chia sẻ và thách thức đối với chủ bài viết 

- Liên hệ với chủ bài viết và hẹn gặp ngoài đời thực để giải quyết vấn đề 

Câu 13: Biện pháp nào sau đây giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn để trẻ em tự bảo vệ mình? 

- Cho trẻ em tiếp xúc với internet nhiều hơn

- Tích cực học các môn văn hóa trên lớp 

- Tham gia các lớp học kỹ năng, bổ sung kiến thức về an toàn thông tin, an ninh mạng 

- Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao 

Câu 14: Nếu bạn bè của bạn yêu cầu bạn cung cấp tên tài khoản (ID) đăng nhập và mật khẩu để sử dụng tài khoản trực tuyến của bạn trong một thời giản, bạn sẽ làm gì? 

- Chia sẻ ID và mật khẩu đăng nhập 

- Tuyệt đối không chia sẻ ID hay mật khẩu đăng nhập 

- Chỉ cho phép bạn bè thân thiết biết về mật khẩu và ID còn bạn bè không thân thì không cho

Câu 15: Khi nào một trang web được coi là tin cậy

- Có tên tác giả và những thông tin cung cấp trên trang web đã được kiểm chứng 

-  Có nhiều ảnh và thông tin

- Có logo và nhiều quảng cáo 

Câu 16: Khi bật chế độ ẩn danh, bạn hoạt động trên mạng dưới cái tên khác, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà không ai biết - Nhận định này là đúng hay sai?

- Đúng 

- Sai 

Câu 17: Khi một người bạn của em gửi cho em một bức ảnh trêu bạn khác trong lớp một cách độc ác, em sẽ làm gì là phương án tốt nhất? 

- Chia sẻ bức ảnh đó với cả lớp để mọi người cùng biết 

- Chia sẻ công khai trên trang cá nhân để tất cả bạn bè em cùng biết 

- Lưu giữ bức ảnh lại để trêu đùa bạn trong ảnh 

- Xóa bức ảnh đi, cảnh báo người gửi đồng thời nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ hoặc người giám hộ 

Câu 18: Khi một người lạ gửi cho em một đường link tham gia đánh bạc trực tuyến, em có thể làm những gì để bảo vệ an toàn cho bản thân mình? Có thể chọn nhiều đáp án 

- Vì máy của em có cài phần mềm chống virus nên em có thể bấm vào đường dẫn để tham gia chơi 

- Em có thể bấm vào chỉ để xem và nghĩ rằng nhất định không tham gia chơi vì vẫn an toàn 

- Không xem và cũng không chơi thì mới có thể an toàn 

- Chặn tin nhắn từ người lạ 

- Gửi đường link rủ bạn bè cùng chơi 

Câu 19: Em phát hiện bạn em bị nghiện game điện tử em sẽ làm gì trong trường hợp này?

- Tải game về chơi cùng bạn để giải trí 

- Báo với bố mẹ bạn để tìm hướng giải quyết 

- Cùng các bạn trong lớp tẩy chay không chơi với bạn 

- Nói cho bạn biết về tác hại của việc nghiện game 

Câu 20: Các hành vi nào sau đây bị cấm sử dụng trên không gian mạng? 

- Không đưa thông tin bí mật của người khác như bí mật cá nhân, bí mật gia đình 

- Không xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa

- Làm nhục, vu khống như xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác 

- Không tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định pháp luật 

Câu 21: Những cách nào sau đây giúp mình an toàn hơn khi bị lộ thông tin trên mạng?

- Chuyển nhà, chuyển địa chỉ 

- Liên lạc với công an để họ giúp và xử lý thông tin bị lộ

- Đổi mật khẩu tài khoản của mình

- Tìm xem những thông tin bị lộ lọt để có thể xóa thông tin đó trên mạng, xử lý thông tin bị lộ

Câu 22: Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?

- Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội 

- Chỉ  kết bạn với những người mà chúng ta quen biết trong đời thực 

- Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng 

- Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội

- Cài đặt chế độ riêng tư trên mạng xã hội

Câu 23: Để điện thoại cách người bao xa khi ngủ là an toàn 

- Trong vòng 1 mét 

- 1 - 2 mét

- 2 - 3 mét 

- 3 - 4 mét

- Từ 4 mét trở lên

Câu 24: Trong những trường hợp sau, đâu là trường hợp được cho là chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân của trẻ em? 

- Các cơ quan tổ chức lấy thông tin của trẻ em nhằm mục đích xây dựng các chính sách 

- Nhà trường thu thập thông tin về thói quen hàng ngày của học sinh 

- Bố mẹ theo dõi các hành vi của trẻ thông qua việc kiểm tra thiết bị di động 

- Các đối tượng khảo sát lấy thông tin cá nhân mà không có mục đích rõ ràng hoặc thu thập các thông tin nhạy cảm đến đời sống của trẻ 

 

2.2. Đáp án vòng thi thứ hai 

Câu 1: Chơi game thế nào để đảm bảo sức khỏe?

- Nên uống nhiều nước, đề phòng thoáng khí 

- Cứ 20 phút chớp mắt để giảm tức mắt 

- Dành thời gian để nghỉ ngơi, đứng dậy vận động cơ thể một chút 

- Chỉnh lại tư thế ngồi cho ngay ngắn 

Câu 2: Các cách nào sau đây phòng tránh máy tính bị lây nhiễm bởi mã độc tống tiền?

- Không mở các thư điện tử hay tệp đính kèm đáng ngờ 

- Sử dụng phần mềm lậu, phần mềm không rõ nguồn gốc

- Sao lưu dữ liệu quan trọng thường xuyên sang ổ cứng ngoài hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây 

- Luôn cập nhật trình duyệt và các ứng dụng của máy tính 

Câu 3: Theo em, khi phát hiện nội dung được cho là vi phạm pháp luật, thì nên xử lý thế nào?

- Tiếp tục chia sẻ nội dung đó dù biết là phạm pháp nhưng nó hay 

- Mặc kệ vì không liên quan tới cá nhân mình 

- Thông báo sự việc này cho cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an hoặc cán bộ quản lý nhà trường 

- Không điều nào trong các điều trên 

Câu 4: Những hành động nào sau đây có nguy cơ cao dẫn đến máy tính bị lây nhiễm mã độc 

- Tải và cài đặt phần mềm diệt virus từ một trang chia sẻ phần mềm trên mạng 

- Sao chép tài liệu từ quán net hoặc quán photocopy bằng thẻ nhớ USB 

- Sao lưu dữ liệu máy tính 

- Cập nhật hệ điều hành thường xuyên theo quy trình chính hãng 

Câu 5: Khái niệm công dân số chuẩn là gì?

- Là người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch

- Là người tham gia vào mạng internet và kết nối sâu rộng với người khác 

- Là người sử dụng internet thông minh để phát huy các lợi ích và giảm thiểu các rủi ro của môi trường mạng thông qua việc trang bị các kỹ năng số để làm cho công nghệ 

- Áp dụng kiến thức, kỹ năng để sử dụng internet 

Câu 6: Mật khâir nào sau đây là mạnh nhất?

- 123456

- 123456a@A

- hocsinhnhatttt

- HocsinhvoiAntoa@nthongtin2021:*

Câu 7: Lợi ích của việc cai nghiện mạng xã hội là gì?

- Sức khỏe tinh thần tốt hơn

- Có nhiều thời gian để dành cho gia đình và người thân

- Có nhiều thời gian để rèn luyện thể thao

- Cải thiện kết quả học tập 

- Không đáp án nào chính xác

Câu 8: A nhận được một tin nhắn từ chú B là người thân của bố mẹ, bảo rằng muốn nhờ A mua hộ một chiếc thẻ Viettel 200 nghìn, chụp mã thẻ gửi cho chú và ngày mai chú sẽ đưa tiền cho bố mẹ A và hứa gửi A một món quà nhỏ để cảm ơn. Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào là hành động mà A nên thực hiện nhất? 

- Vì tin nhắn này không rõ ràng, có thể là lừa đảo nên A bỏ qua tin nhắn này 

- Có khả năng tài khoản của chú B đã bị hack, người nhắn tin là kẻ lừa đảo, không phải chú B. A sẽ gọi cho bố mẹ hoặc chú B để kiểm tra lại xem tin nhắn có là thật không. Chỉ quyết định mua thẻ hay không sau đó 

- A mua chịu một thẻ Viettel 200 nghìn ở cửa hàng, bao giờ chú B đưa tiền thì trả tiền cho cửa hàng 

- A mua hộ chú B thẻ điện thoại 100 nghìn 

Câu 9: Các hoạt động nào dưới đây giúp phát hiện dấu hiệu các trang web không an toàn?

- Kiểm tra, so sánh, phân tích địa chỉ trang web có bất thường không?

- Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp có bất thường không? 

- Kiểm tra dấu ổ khóa trong thanh địa chỉ trình duyệt của bạn có bị mất không?

- So sánh kết quả mở trang web trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, tablet, điện thoại

Câu 10: Trong thời kỳ Covid 19, nhiều trường tổ chức học online. Trong lớp online bạn đang học, bỗng có một người vào lớp và sử dụng chế độ vẽ để vẽ nhiều thứ không liên quan đến bài học. Theo bạn, trong trường hợp này thầy cô giáo quản trị lớp nên làm những gì? 

- Xác minh người vẽ, nếu không phải học sinh trong lớp thì cho ra khỏi lớp

- Xóa quyền minh hoạ của người tham gia lớp học (ví dụ chọn Share Screen -> More -> Disable participants to annotate) (Chia sẻ màn hình -> More -> Không cho người tham gia minh họa) 

- Bảo các bạn học sinh đăng xuất (thoát) ra khỏi lớp và tạo lớp mới 

- Cho các học sinh nghỉ buổi học online lần này để điều tra xử lý kỹ 

- Yêu cầu các học sinh không chia sẻ mã lớp và mật khẩu cho người khác. Sau bài kiểm tra và áp dụng biện pháp thay đổi để khắc phục việc tiết lộ tài khoản truy cập vào lớp online 

Câu 11: Hãy chỉ ra các con đường có thể phát tán và lây an của mã độc trên thiết bị di động?

- Qua cuộc nói chuyện trên điện thoại

- Qua USB

- Qua việc chia sẻ tệp tin hay đường link trên mạng xã hội

- Qua thư điện tử 

Câu 12: Thấy anh chị của em thường xuyên đăng ảnh con của mình kèm checkin vị trí lên mạng xã hội, em sẽ làm gì phù hợp với mục đích bảo đảm an toàn cho cháu mình? 

- Anh, chị ấy có quyền đăng, mình không có quyền can thiệp

- Giải thích về việc con sẽ gặp nguy hiểm nếu kẻ xấu khai thác thông tin hình ảnh thời gian và vị trí con thường tới để làm các hành động xấu 

- Chia sẻ nội dung anh chị đăng vì bức hình của bé rất đáng yêu 

- Bình luận vào bức hình và hỏi thăm xem bé có thường ra đó chơi không và đợt này có ngoan không?

Câu 13: Để đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng điện thoại, chúng ta cần?

- Không sạc thiết bị thông minh tại các điểm công cộng

- Tắt nguồn thiết bị thông minh khi không có nhu cầu sử dụng 

- Cần có ốp lưng bảo vệ, màn hình cần dán kính cường lực 

- Luôn khóa điện thoại khi không sử dụng 

Câu 14: Nên làm gì để sử dụng internet hiệu quả?

- Tìm kiếm bạn bè trên mạng 

- Kiểm soát thời gian sử dụng mạng hợp lý 

- Sử dụng mạng trong mọi hoạt động của đời sống 

Câu 15: Vì sao không phải thông tin nào trên mạng internet cũng đáng tin cậy? 

- Vì Internet là không gian công cộng, bất kỳ ai cũng có thể đăng tải thông tin lên mạng 

- Vì ai đó có thể viết các bài không đúng sự thật và đăng lên mạng 

- A và B đều đúng 

- A và B đều sai 

Câu 16: Một trong những người bạn của em đã đăng một video về em trên internet và em không thích video đó. Em đã yêu cầu họ gỡ xuống nhưng họ đã từ chối vì theo họ video đó rất buồn cười. Em sẽ làm gì trong tình huống này? 

- Tiếp tục yêu cầu cho đến khi họ gỡ video đó xuống 

- Nói với người lớn về video đó và lý do của em yêu cầu gỡ bỏ để nhờ hỗ trợ giải quyết 

- Bỏ qua nó - em không thể thay đổi điều gì vì đó là video của người khác 

- Đăng một bài viết hoặc video tương tự về chính người bạn đó để trả đũa 

Câu 17: Dấu hiệu của việc lừa đảo, gian lận qua mạng là ở những chỗ nào?

- Những quảng cáo về phần thưởng miễn phí có giá trị cao, chỉ cần nhập thông tin thẻ ngân hnagf để người tài trợ chuyển tiền

- Những bài đăng yêu cầu người dùng có kiến thức nhất định để nhận được phần quà từ nhà tài trợ

- Website đánh bạc qua mạng với những khuyến mãi hấp dẫn

Câu 18: Các phương án nào là đúng (về an toàn thông tin) để điền vào chỗ trống trong câu: "Bạn có thể ____________ tin tưởng vào những gì bạn đọc được trên web"

- Luôn luôn 

- Thỉnh thoảng

- Không bao giờ

-Kiểm tra để 

Câu 19: Một người bạn hỏi mượn tài khoản mạng xã hội của em thì em có cho mượn không?

- Có cho mượn vì bạn mình cần mà 

- Không cho vì không thân thiết 

- Không cho dù là bạn thân, vì đây là tài khoản cá nhân, không cho mượn được 

- Có cho mượn nhưng bạn viết và đăng gì đều phải được em giám sát và đồng ý 

Câu 20: nếu có một người gọi điện thoại cho em tự xưng là "Công an" và yêu cầu em cung cấp thông tin cá nhân, em có cung cấp cho họ không? 

- Có vì họ là công an mà 

- Không vì đây có thể là cuộc gọi giả mạo. Cần phải gọi điện đến trụ sở chính yêu cầu xác minh tính chính xác của cuộc gọi trên

Câu 21: Hãy chỉ ra các hành vi nào sau đây mọi người nên thực hiện trong môi trường mạng? 

- Đưa ra thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội 

- Sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc 

- Thể hiện sự tôn trọng cộng đồng trong giao tiếp, ứng xử trên môi trường mạng 

- Hùa theo đám động chia sẻ, nhận xét, phê bình trước một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ về vụ việc đó. 

Câu 22: Một người bạn mới quen trên mạng nhắn tin cho em với nội dung "Bạn có thể gửi những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của bạn cho mình được không? Mình rất thích bạn và muốn học tập theo hình ảnh của bạn?" Theo em, nếu thực hiện theo yêu cầu của người bạn trong tình huống, tin nhắn này có thể xảy ra những rủi ro gì với em? Và em có thực hiện không? 

- Không có rủi ro gì, mình sẽ gửi ảnh 

- Không có rủi ro gì, nhưng cũng không gửi ảnh vì lý do không hợp lý 

- Có thể gặp rủi ro bị lấy hình ảnh cá nhân cho những mục đích xấy, tuy nhiên đây là bạn của mình nên sẽ không làm thế vì vậy nên sẽ gửi ảnh cho họ 

 - Có thể gặp rủi ro bị lấy hình ảnh cá nhân cho những mục đích xấu, vì vậy nên sẽ từ chối và không gửi ảnh cá nhân cho họ

Câu 23: Tại sao người dùng phải hạn chế cài đặt những ứng dụng không rõ nguồn gốc?

- Thiết bị sẽ dễ bị nhiễm virus máy tính ( mã độc ) 

- Có nguy cơ lộ thông tin cá nhân trên thiết bị đang sử dụng 

- Có nguy cơ bị theo dõi và giám sát 

Câu 24: Hành động nào dưới đây gây mấy an toàn đối với hệ thống thiết bị tin học? 

- Tự động tải và cài đặt các phần mềm game, ứng dụng khi chưa được phép 

- Cài đặt mật khẩu xác thực mạnh 

- Đập phá hoặc có những hành động gây hư hại thiết bị 

- Cắm USB mới copy file từ quán net hay quán photo vào để copy dữ liệu 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Đáp án cuộc thi Học sinh với an toàn thông tin do Công ty Luật Minh Khuê biên soạn muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình tìm hiểu kiến thức về an toàn thông tin học đường.

Nếu quý khách còn có thắc mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!