1. Đặt camera quay lén có vi phạm pháp luật không?

 Lý do em biết được là do chúng kể nhau nghe về chuyện hồi lúc nhỏ của em lúc đó em chỉ khoảng mấy tuổi. Hồi nhỏ em từng bị lạm dụng tình dục . Đến năm 18 tuổi em bị mọi người chọc phải bỏ học tiếp đó là tới đám dưới nhà chọc và quay lén cảnh sinh hoạt của em. Chúng còn bịa đặt ra những chuyện không có như em nằm trên nhà em gối thì chúng bảo :ê hồi nãy nó đưu cái gối làm trò vui cho chúng. Chúng biết em tìm máy xung quanh nhà, chúng còn nói sao ai nói cho nó nghe ma nó biết. Em không dám đứng ra tố cáo vì em sợ do quá sợ và vì 1 phần dồn nén quá lâu em bị trầm cảm chỉ dám viết ra chứ kêu em nói em nói không được chính vì vậy mà em đã làm liên lụy gia đình mình đã mấy năm rồi những em vẫn không thể đứng ra tố cáo mặc cho mọi người xung quanh chửi rủa sống như không có gì xảy ra nhưng thật sự em mệt lắm. Em đã cố gắng tự tử để giải thoát cho mình nhưng em làm cũng không xong. Nay em gửi thư này mong mọi người giúp em có biện pháp bắt chúng. Làm ơn xin hãy giúp em , em tìm khắp nhà nhưng không thấy bởi vậy em không biết cách nào chứng minh đây. Em nghe nó là máy đó nó gắn âm vô tường và quá sao nó thấy được em nghe người khác kể với người ta khi em cố tìm cái máy. Em xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời: 

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

- Về vấn đề chứng minh nhà bạn có camera quay lén, rất tíếc chúng tôi không thể chứng minh được. Nếu bạn đã có nghi ngờ như vậy thì hãy đến  trình báo với cơ quan công an - họ sẽ có nghiệp vụ để xác định nhà bạn có bị quay lén hay không và ai là người quay lén.

- Với trường hợp có người dùng camera quay lén nhà bạn thì có thể nói đây là hành vi vi phạm pháp luật. Điều 38, BLDS 2015 có quy định:

"Điều 38. Quyền bí mật đời tư

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

Điều 38 đã quy định quyền bí mật đời tư của mỗi cá nhân đều được Nhà nước và pháp luật bảo vệ tuyệt đối. Việc người khác đặt camera quay lén đã xâm phạm đến quyền nhân thân cá nhân.

Bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát ,...: buộc người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi đó, xin lỗi, cải chính công khai; buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. 

- Tùy thuộc vào mục đích quay lén thì hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự. Nếu cơ quan công an điều tra được người đặt máy có hành vi phát tán hình ảnh, thông tin riêng tư cá nhân của bạn ghi được từ máy camera nhằm hạ thấp nhân phẩm, danh dự; bạn sẽ có căn cứ tố cáo về tội làm nhục người khác. Điều 155, BLHS có quy định như sau:

"Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Đặt camera quay lén trong nhà nghỉ để tống tiền phạm tội gì?

Với trường hợp dùng clip quay lén để uy hiếp, tống tiền người khác, người thực hiện sẽ phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Điều 170 quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, việc đặt camera quay lén để uy hiếp, tống tiền người khác có thể bị phạt tù đến 20 năm và phạt tiền đến 100 triệu đồng nếu áp dụng hình phạt bổ sung.

Như vây, dụa theo tình tiết củatừng trường hợp, hành vi đặt camera quay lén trong nhà nghỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: làm nhục người khác, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hoặc cưỡng đoạt tài sản.

Ngoài ra, nếu hành vi quay lén chưa đến mức bị xử lý hình sự, người thực hiện có thể bị phạt hành chính theo khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc quay lén người khác có thể bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.

 

3. Đặt camera quay lén trong nhà nghỉ tung lên mạng phạm tội gì?

Nếu đặt camera quay lén sau đó phát tán lên mạng, khiến nạn nhân bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người thực hiện có thể bị xử lý về Tội là nhục người khác. Cụ thể, Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, nếu đặt camera quay lén trong nhà nghỉ và phát tán lên mạng internet, người phạm tội có thể bị áp dụng mức phạt từ 03 tháng đến 02 năm. Thậm chí nếu gây hậu quả nặng hơn, người phạm tội còn có thể bị phạt tù đến 05 năm.

Với trường hợp đặt camera quay lén và phát tán hình ảnh có nội dung nhạy cảm, người thực hiện sẽ phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Việc phát tán hình ảnh, video qua mạng internet sẽ rất dễ phổ biến tới nhiều người. Vì vậy, nếu áp dụng mức phạt trên, người phạm tội rất có thể sẽ bị phạt tù đến 15 năm.

 

4. Bị quay lén muốn tố cáo phải làm như thế nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, người có quyền tố cáo quy định tại Điều 478 – Bộ luật Tố Tụng Hình sự năm 2015, cụ thể:

“ Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Do đó, khi bị quay lén bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi với cơ quan có thẩm quyền.

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố giác tội phạm:

Theo quy định tại Điều 144, 145 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, cụ thể:

“ Điều 144. Tốc giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc vó dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, sử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Như vậy, người bị hại có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Bạn có thể tố giác bằng văn bản hoặc bằng miệng cơ quan tiếp nhận sẽ lập biên bản và có chữ ký của người tố giác là bạn.

Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước những chứng cứ mang tính xác thực để làm căn cứ cho những việc mình đang trình báo với cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như bạn có clip được cho là quy lén, cùng với những thiệt hại về mặt tinh thần, vật chất do hành vi quay lén gây ra.

 

5. Ghi âm, hình khi chưa xin phép có bị thu hồi không?

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!