Mục lục bài viết
1. Lỗi chạy quá tốc độ ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định thì CSGT phải chứng minh được lỗi của người vi phạm. Nếu không chứng minh được thì bạn có quyền khiếu kiện quyết định xử phạt hành chính và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có và chứng minh được). Nhanh nhất là bạn làm đơn khiếu nại gửi lên Phòng CSGT nơi lập biên bản xử phạt bạn.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện giao thông là vượt quá tốc độ quy định. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vượt quá tốc độ quy định đều bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển mô tô, xe gắn máy và các xe tương tự vượt quá tốc độ quy định thì bị xử phạt như sau:
Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
Khuyến cáo:Bài viết được Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Minh Khuê thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật trong cộng đồng, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Công ty Luật TNHH Minh Khuê đã được khách hàng tin tưởng và công nhận là một trong những tổ chức luật sư uy tín tại Việt Nam trong các lĩnh vực tư vấn pháp lý, đại diện ngoài tố tụng, tranh tụng - trọng tài và dịch vụ pháp lý khác.
>> Tham khảo: Xử phạt hành chính đi quá tốc độ theo luật giao thông đường bộ ?
2. Chạy quá tốc độ bị xử phạt 750.000 đồng có đúng?
Luật sư tư vấn:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt chạy quá tốc độ như sau:
Đối với xe máy:
Tại Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h;
Những điều cần lưu ý: Như vậy, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn về hành vi đi quá tốc độ là có căn cứ với quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, mức phạt 750.000 đồng có thỏa đáng hay không thì bạn cần xem xét vào hành vi vượt quá tốc độ của bạn là bao nhiêu.
Trân trọng,
3. Xử phạt chạy quá tốc độ và không bằng lái ?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Về hành vi chạy quá tốc độ của bạn 84/60 thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
4. Mức phạt khi không có giấy phép lái xe
Về hành vi không có giấy phép lái xe, nếu bạn vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này, bạn sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Như vậy tổng số tiền bạn phải nộp phạt từ 4.800.000 đồng đến 6.200.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thêm từ 02 đến 04 tháng
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
>> Xem thêm: Chạy quá tốc độ trên 10km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
5. Bồi thường khi điều khiển xe máy gây tai nạn?
Luật sư giải đáp:
Chào bạn, Luật Minh Khuê cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho chúng tôi. Trường hợp của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau :
Về mặt nguyên tắc , trách nhiệm bồi thường dân sự chỉ đặt ra khi một bên có lỗi gây thiệt hại cho bên kia. Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trách nhiệm hình sự cũng chỉ đặt ra khi có yếu tố lỗi, lỗi này có thể là là lỗi trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải có mối quan hệ nhân - quả với hậu quả mà người bị hại phải gánh chịu . Trách nhiệm hình sự có thể đặt ra nếu người tài xế của đơn vị bạn có lỗi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ và lỗi này gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và của cho người đi xe máy, cụ thể: lỗi nghiêm trọng này được xác định là gây thiệt hại về tài sản 31% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 70 triệu đồng trở lên.
Với những tình tiết bạn nêu trên, tuy người tài xế của công ty bạn uống rượu khi tham gia giao thông, nhưng vẫn làm chủ tốc độ, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do người đi xe máy đâm vào đuôi xe của mình thì có thể thấy lỗi uống rượu không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho người kia, do vậy trong trường hợp này người tài xế này chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính khi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Suy cho cùng, lỗi để xảy ra tai nạn giao thông hoàn toàn do người điều khiển xe máy không làm chủ được tốc độ và bản thân họ tự đặt họ vào hoàn cảnh không điều khiển được hành vi do sử dụng bia rượu nên bên xe tải không phải bồi thường trong trường hợp này.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông - Công ty luật Minh Khuê