Mục lục bài viết
- 1. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất?
- 1.1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?
- 1.2 Quyền đươc sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- 2. Thủ tục mua nhà của Việt Kiều định cư tại Mỹ?
- 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua đất?
- 4. Một số câu hỏi thường gặp về người nước ngoài, việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam
- 4.1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam?
- 4.2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua đất tại Việt Nam không?
- 4.3 Định cư ở nước ngoài có mua được nhà theo nghị định 61/NĐ-CP không?
1. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất?
Luật sư tư vấn:
1.1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2014):
"3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài."
Đồng thời khoản 3, điều 13 Luật quốc tịch năm 2008 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/07/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 01/07/2009 người này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được giữ quốc tịch Việt Nam.
1.2 Quyền đươc sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 169 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội (thay thế bởi: Luật đất đai năm 2024):
"đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;"
Theo quy định của Luật nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được nhập cảnh vào Việt Nam. Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở:
"2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam."
Như vậy khi người Việt Kiều trên được xác nhận là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để họ được mua nhà ở Việt Nam thì họ cần có giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Tuy nhiên theo thông tin bạn cung cấp thì người Việt Kiều đó muốn nhận tặng cho quyền sử dụng đất với loại đất trồng cây lâu năm thì không được vì Luật đất đai chỉ công nhận quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi thuộc diện có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án đầu tư phát triển nhà ở.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
2. Thủ tục mua nhà của Việt Kiều định cư tại Mỹ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Ngày 01/07/2015 Luật nhà ở 2014 có hiệu lực, trong đó có quy định mở rộng đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Điều kiện để được sở hữu nhà tại Việt Nam được quy định như sau:
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Nếu như bạn của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì sẽ được mua nhà tại Việt Nam.
Trong khi chờ đợi Nghị định và Thông tư hướng dẫn cụ thể hướng dẫn chi tiết Luật ngày 30/06/2015 Bộ Xây dựng ban hànhCông văn 1436/BXD-QLN của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 đã có quy định một số nội dung về việc mua nhà của tổ chức nước ngoài, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam như sau
Về thủ tục:
- Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng nhà ở để bán có trách nhiệm nộp cá nhân nước ngoài mua nhà ở chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sau khi nhận được hồ sơ, Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện việc kiểm tra giấy tờ pháp lý trong hồ sơ. Trường hợp cần thiết thì gửi phiếu lấy kiến của cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng; khi nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho văn phòng đăng ký đất đai;
- Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nếu phù hợp với bản vẽ quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án đầu tư đã được duyệt và phù hợp với bản vẽ hoàn công công trình đã được duyệt (nếu có) thì chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp trích lục bản đồ để cấp Giấy chứng nhận; trường hợp hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với bản vẽ quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án đã được duyệt và bản vẽ hoàn công công trình đã được duyệt thì gửi kết quả kiểm tra đến cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Lập hồ sơ, viết Giấy chứng nhận gửi Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận;
- Khi nhận Giấy chứng nhận, thông báo cho tổ chức để thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận nộp nghĩa vụ tài chính (thời gian người xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận);
- Sau khi tổ chức nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người xin cấp Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thu giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất và trao Giấy chứng nhận cho tổ chức để trả cho người được cấp.
Về hồ sơ cần chuẩn bị, bao gồm:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đủ điều kiện mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Luật Nhà ở 2014;
- Bản sao chứng thực hoặc công chứng hợp đồng mua, bán;
- Bản sao Quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định phê duyệt đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án (Trường hợp không có bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch này, thì phải có bản sao văn bản thỏa thuận tổng thể mặt bằng của khu đất có nhà ở, công trình xây dựng);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc Văn bản của cơ quan thuế chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi được giao đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng nhà ở để bán hoặc kinh doanh bất động sản (kèm theo bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên mua);
- Sơ đồ nhà, đất và bản vẽ tổng mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng mà không đo vẽ lại; trường hợp nhà chung cư thì có bản vẽ mặt bằng xây dựng ngôi nhà chung cư, bản vẽ mặt bằng của tầng nhà có căn hộ, trường hợp bản vẽ mặt bằng của tầng nhà không thể hiện rõ kích thước của căn hộ thì phải có bản vẽ mặt bằng của căn hộ đó.
- Trường hợp đối tượng mua nhà phải qua sàn giao dịch bất động sản thì những trường hợp chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc nhận chuyển nhượng được thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua đất?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 (thay thế bởi: Luật nhà ở năm 2023) của Quốc hội thì các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở ở Việt Nam là:
"Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này".
Như vậy, trong trường hợp của bạn, hiện tại bạn đang sống tại Hàn Quốc, nhưng vẫn còn Quốc tịch Việt Nam như vậy bạn vẫn có quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8, Luật nhà ở 2014:
"Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này."
Theo như quy định trên, trường hợp của bạn thuộc vào trường hợp tại điểm b điều luật trên. Nếu bạn là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà được phép nhập cảnh vào Việt Nam, và bạn mua nhà theo các hình thức như: mua nhà của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
Còn về quyền sử dụng đất, tại khoản 1 Điều 186 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định:
"Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam."
Vì vậy, nếu bạn đáp ứng ứng đầy đủ các quy định của luật nhà ở về điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cũng đồng thời được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
4. Một số câu hỏi thường gặp về người nước ngoài, việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam
4.1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam?
Khoản 1, điểm b, khoản 2, điều 8 Luật nhà ở năm 2014 quy định:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
+ Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
Theo căn cứ trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài với điều kiện phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam thông qua hình thức:
- Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản.
- Mua, tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở.
4.2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua đất tại Việt Nam không?
Điểm đ, khoản 1, điều 169 Luật đất đai năm 2013 quy định về đối tượng người việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
Theo căn cứ trên thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức:
- Mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Như vậy, pháp luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với đất ở gắn với nhà.
4.3 Định cư ở nước ngoài có mua được nhà theo nghị định 61/NĐ-CP không?
Câu trả lời là: Không, vì: Vì theo Điều 2 Quyết định số 03/2003/QĐ-UB của UBND TPHCM quy định về thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ trên địa bàn TPHCM thì: “Người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước phải có hộ khẩu thường trú tại TPHCM, trừ trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt, không có hộ khẩu tại TPHCM, Sở Địa chính – Nhà đất, Hội đồng bán nhà ở TP báo cáo UBND TP xét giải quyết”.
Để hoàn thành trọn vẹn thủ tục một căn nhà mua theo Nghị định 61/CP vốn không dễ dàng và phải mất khá nhiều thời gian.
Công ty luật Minh Khuê (biên tập)