Mục lục bài viết
1. Điều kiện để phụ nữ gia nhập, phục vụ trong quân đội ?
Chào luật sư, Em tên N là nữ, em cao 157cm bị cận và hiện là sinh viên năm cuối trường đại học Nguyễn Tất Thành hệ cao đẳng ngành tài chính ngân hàng. Em có nguyện vọng sau khi tốt nghiệp sẽ gia nhập quân đội và phục vụ lâu dài vì từ nhỏ em đã thích quân đội.
Vậy, Em có đủ điều kiện để gia nhập và phục vụ trong quân đội hay không ?
Xin luật sư tư vẫn giúp em,
Người hỏi: D.T.N
Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:
Thứ nhất: Theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự đang có hiệu lực theo quy định hiện hành.
- Điều kiện đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với nữ.
Theo Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981, Luật nghĩa vụ quân sự 2005 quy định:
“Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ”.
Theo quy định trên, bạn hoàn toàn có thể đăng ký đi nghĩa vụ quân sự nhưng bạn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện. Trong trường hợp, bạn tự nguyện thì có thể phục vụ tại ngũ trong quân đội. Việc bạn có mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn nên làm đơn gửi ban chỉ huy quân sự, trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình, Ban chỉ huy quân sự sẽ xem xét và có hướng giải quyết. Đối với nữ công dân vào phục vụ trong Quân đội: theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định gọi nhập ngũ.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đối với nữ quy định tại Điều 4 Thông tư 167/2010/TT- BQP Về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm quy định tiêu chuẩn tuyển quân:
"1. Tuổi đời: Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.
2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:
a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
c) Những công dân mắc tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
4. Tiêu chuẩn học vấn:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% chỉ tiêu có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.
c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội."
Theo quy định trên, để tham gia nhập ngũ, bạn cần thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn học vấn. Mặt khác, theo quy định tại Điều 58 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
“Việc đăng ký quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:
1- Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phụ trách;
2- Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách”
Theo quy định trên, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở nơi họ cư trú cấp xã (phường, thị trấn) và cấp huyện (quận, thị xã, thành phố).
Như vậy, Công dân Việt Nam muốn được phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp thì phải đạt điều kiện là có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định, tự nguyện, khi quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu.
Thứ hai: tại quy định của luật nghĩa vụ quân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016
Đấy là các quy định về công dân nữ theo quy định tại Luật nghĩa vụ dân sự 2005, tuy nhiên, tại luật nghĩa vụ quân sự mới 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2016 tới đây có một chút sửa đổi quy định về công dân nữ cũng có thể tham gia nghĩa vụ quân sự giống như nam giới. Có nghĩa là luật cũ thì chỉ quy định là điều kiện để nữ giới tham gia quân đội và được gọi đi để huấn luyện chuyên nghiệp còn không quy định về điều kiện của công dân nữ tham gia phục vụ tại ngũ như quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Căn cứ vào điều 6 của luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về công dân nữ sẽ được tham gia vào quân đội nhưng sẽ không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà là tự nguyện.
"Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ".
Căn cứ vào quy định này, nếu như công dân nữ muốn tự nguyện vào quân đội cần đáp ứng điều kiện sau:
- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện ngĩa vụ quân sự. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân nữ là đủ từ 18 tuổi trở lên.
- Công dân nữ tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ dân sự và quân đội có nhu cầu. Hiện nay chưa có một quy định cụ thể là khi nào thì quân đội có nhu cầu cần tuyển bộ đội là nữ để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, hiện tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 chưa có hiệu lực nên chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể nên không thể khẳng định chắc chắn cho chị là điều kiện sức khỏe khi phục vụ tại ngũ của công dân nữ như thế nào.
Như vậy, thông qua các căn cứ trên mà chúng tôi đã nêu ra dựa trên các quy định của pháp luật, thì chị có thể xem xét xem các điều kiện của mình và làm đơn xin nhập ngũ theo quy định.
Trân trọng./.
2. Trốn lệnh gọi nhập ngũ bị xử phạt như thế nào ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì:
"Điều 10: Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. ..."
Như vậy, việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc một trong những trường hợp cấm theo quy định của pháp luật. Khi mình vi phạm thì tùy từng mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ năm 2018 thì sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể theo các trường hợp như sau:
- Xử phạt hành chính:
Căn cứ theo điều 7, Nghị định 120/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ.
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có ly do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Lý do chính đáng là các lý do sau:
Điều 5. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.
- Xử lý hình sự:
Căn cứ theo điều 332, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính mà không chấp hành sẽ bị xử lý hình sự:
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Như vậy trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tuc trốn tránh nhập ngũ sẽ có thể có cơ sở để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
3. Cách viết đơn đăng ký nghĩa vụ quân sự ngoài biển đảo ?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Về yêu cầu của bạn, Công ty luật Minh Khuê xin cung cấp mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện để bạn tham khảo và áp dụng vào thực tiễn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAM GIA NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỰ NGUYỆN
Kính gửi: Hội đồng nghĩa vụ quân sự…..…
Tôi tên là:…………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………...
Hiện đang ở:…………………………………………………………………..
Tình trạng sức khỏe:…………………………………………………………..
Hoàn cảnh bản thân:…………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này, kính mong Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện…., Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường/xã…xét duyệt cho tôi tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sắp tới. Tôi xin cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập.
Địa danh, ngày…tháng…năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Học trung cấp thì độ tuổi gọi nhập ngũ là bao nhiêu tuổi?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi:1900.6162
Trả lời:
"Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũCông dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi."
Như vây: Từ những quy định ở trên, nếu chồng bạn sinh ngày 10/1992 và chồng bạn tham gia học trung cấp thì không tính độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi mà áp dụng độ tuổi gọi nhập ngũ là hết 25 tuổi. Vậy nếu trường hợp có lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự thì chồng bạn có thể lên Ban chỉ huy quân sự cấp xã để hỏi lại trường hợp của mình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ:
1. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12
Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi”.
Theo dữ liệu bạn đưa ra, bạn sinh ngày 16/07/1990 đến thời điểm hiện tại bạn vẫn chưa hết 25 tuổi do đó bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi nhập ngũ từ thời điểm 01/01/2016:
"Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi."
Do vậy vào thời điểm 01/01/2016 nếu bạn trước đó đã được tạm hõan gọi nhập ngũ khi đang học cao đẳng, đại học thì bạn thuộc đối tượng gọi nhập ngũ.
Những điều cần lưu ý: Thời điểm 01/01/2016 bạn bị gọi nhập ngũ khi bạn đã được tạm hoãn khi đang học cao đẳng, đại học. Tham khảo bài viết liên quan:Đang công tác nước ngoài có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự - Công ty luật MInh Khuê