Mục lục bài viết
- 1. Sản xuất, buôn bán phân bón là gì?
- 2. Điều kiện sản xuất phân bón là gì?
- 3. Điều kiện buôn bán phân bón là gì?
- 4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón
- 5. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- 6. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- 7. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- 9. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- 10. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
- 11. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón
1. Sản xuất, buôn bán phân bón là gì?
Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.
Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.
2. Điều kiện sản xuất phân bón là gì?
Theo quy định tại Điều 41 Luật trồng trọt và hướng dẫn tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP, điều kiện sản xuất phân bón gồm:
Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Thứ hai, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất. Cụ thể: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.
b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón. Cụ thể: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất. Cụ thể: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng. Cụ thể: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
3. Điều kiện buôn bán phân bón là gì?
Theo quy định tại Điều 42 Luật trồng trọt thì, Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
b) Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
c) Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
4. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón
Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Theo đó:
- Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận.
5. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.
4. Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
6. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Điều 15. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.
Điều 16. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn.
Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).
3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón.
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.
7. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Điều 17. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Trình tự cấp Giấy chứng nhận.
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận.
a) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 1, 4 và 5 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp lại theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận.
2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổ chức thẩm định thông tin và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón vi phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này; đăng tải quyết định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi.
9. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
>>> Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………., ngày …… tháng ……. năm …….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………………….(1)
Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp (nếu có): ………………………………………………………………
Điện thoại: ……………… Fax: ………………. E-mail: ……………………………………
Địa điểm sản xuất phân bón: ………………………………………………………………..
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Loại hình sản xuất:
□ Sản xuất phân bón
□ Đóng gói phân bón
Hình thức cấp:
□ Cấp mới
□ Cấp lại (lần thứ: ………)
Lý do cấp lại …………………………………………………………………………………
Hồ sơ gửi kèm:
…………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
____________________
- Tên cơ quan có thẩm quyền.
10. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Mẫu số 08
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………(1)
1. Tên cơ sở: …………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/Quyết định thành lập: Số ………… ngày ………. Nơi cấp……………………………………………………………………………………..
Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật: ……………………………………
Điện thoại:……………….. Fax:…………………… E-mail: ……………………….
Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ……. ngày cấp: ….. nơi cấp: …..
2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có): ……………………………………..
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
□ Cấp □ Cấp lại (lần thứ:....)
Lý do cấp lại …………………………………………………………………………….
Hồ sơ gửi kèm:
…………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
____________________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền.
11. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón
>>> Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng …… năm …… |
BẢN THUYẾT MINH VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………. Fax: ……………………………………………….
E-mail:………………………………………. Website: ……………………………………………
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………
Chức danh: ………………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: …. ngày cấp: …/…/… nơi cấp: ….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………Fax:………………… E-mail: ………………………
3. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………...
Chức danh: ………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………..Fax: ……………….. E-mail: ………………………..
II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng:
- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích nhà xưởng (m2): ……………………………. trong đó:
+ Khu vực sản xuất (m2): ………………………………………………………………………….
+ Khu vực kho nguyên liệu (m2): ………………………………………………………………….
+ Khu vực kho thành phẩm (m2): …………………………………………………………………
2. Thống kê dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón:
STT | Tên máy móc, thiết bị | Công suất | Nguồn gốc |
I | Dây chuyền 1 |
|
|
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
… |
|
|
|
II | Dây chuyền 2 |
|
|
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
... |
|
|
|
3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)
4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất: ………………………………………………
5. Lao động trực tiếp sản xuất phân bón (dự kiến): …………………………………..
6. Loại phân bón, công suất đăng ký sản xuất
STT | Loại phân bón | Dạng phân bón | Công suất | Phương thức sử dụng |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
7. Kiểm soát chất lượng
□ Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025
□ Có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (Tên tổ chức thử nghiệm
…………………………..)
8. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương (Tên tổ chức chứng nhận ……………………………………).
9. Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh (nếu có): ……………………………………
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê