Phương pháp để minh hoạ bằng hình ảnh tính khan hiếm với tư cách là một vấn đề kinh tế. Đường giới hạn năng lực sản xuất cho thấy mức sản lượng hàng hoá và dịch vụ tối đa mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra trong một thời kỳ bằng khối lượng nguồn lực và công nghệ hiện có. Hình 37 biểu thị đường giới hạn năng lực sản xuất ô tô và lương thực với giả định tất cả nguồn lực đều được sử dụng hết theo cách có hiệu quả nhất. Điểm A biểu thị mức sản xuất lương thưc tối đa nếu không sản xuất ô tô. Tại tất cả các điểm dọc theo đường giới hạn năng lực sản xuất, chẳng hạn điểm c, chúng ta đều thấy có sự đánh đổi giữa hai loại hàng hoá này: nền kinh tế chỉ có thể sản xuất thêm lương thực bằng cách cắt giảm mức sản xuất ô tô. Nói cách khác, đường năng lực sản xuất cho chúng ta biết chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực hoặc ô tô; nền kinh tế chỉ có thể tăng quy mô sản xuất lương thực bằng cách sử dụng một phần nguồn lực rút ra từ ngành sản xuất ô tô và sản lượng ô tô phải giảm.
Hình 37. Đường giới hạn năng lực sản xuất.
Đường giới hạn năng lực sản xuất là một đường cong chứ không phải đường thẳng, vì không phải mọi nguồn lực đều có hiệu quả như nhau trong việc sản xuất hai hàng hoá. Vì vậy, tại các điểm ở gần A, khi một lượng lớn ô tô và chỉ có một ít lương thực được sản xuất ra, phần lớn công nhân phải chuyển sang sản xuất ô tô. Chắc chắn họ không thể làm việc có hiệu quả bằng lực lượng lao động chuyên sản xuất ô tô. Vì vậy khi chuyển từ c tới A, đường giới hạn năng lực sản xuất ngày càng ít dốc hơn. Ngược lại, càng gần điểm B, khi một lượng lớn lương thực và chỉ có một ít ô tô được sản xuất ra, phần lớn công nhân phải chuyển sang sản xuất lương thực và họ không thể làm việc có hiệu quả bằng những người nông dân chuyên sản xuất lương thực. Vì vậy, khi chuyển từ c tới B, đường giới hạn năng lực sản xuất ngày càng dốc hơn.
Điểm u biểu thị tình trạng khiếm dụng, tức tình trạng không sử dụng hết các đâu vào của sản xuất. Khi tiến từ u tới c, tỷ lệ sử dụng nguồn lực ngày càng cao, do vậy cả sản lượng lương thực và ô tô đều tăng. Khi nền kinh tế đã đạt tới trạng thái toàn dụng (tại một điểm bất kỳ nào đó, chẳng hạn c, trên đường giới hạn năng lực sản xuất AB), thì tất cả các đầu vào của sản xuất đã được tận dụng hết và người ta không thể làm tăng sản lượng lương thực mà không cắt giảm sản lượng ô tô.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, đường giới hạn nảng lục sản xuất dịch ra phía ngoài (từ AB tới A'lỉ’). Điều này hàm ý sản lượng tiềm năng, tức mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra, đã tăng lên. Tốc độ dịch chuyển ra phía ngoài của đường năng lực sản xuất phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.