Mục lục bài viết
1. Hiện tượng giả mạo người ăn xin, bán vé số
Vấn nạn giả làm "ăn xin" và đi lê la khắp đường phố, ngõ hẻm để xin tiền đã vô tình giết chết đi niềm tin, lòng nhân đạo của con người và ảnh hưởng xấu trực tiếp đến trẻ em, người già, người nghèo khó, bệnh tật.
Thời gian gần đây, có nhiều địa phương xuất hiện nhiều trẻ ăn xin đến ngồi chực chờ từ rất sớm. Hầu hết là các em nhỏ gầy tong teo; rồi đứa lớn bồng bế đứa nhỏ, trông rất tội nghiệp, mục đích của việc này là để lòng thương hại của người đi đường. Nhiều người biết rõ những trẻ này có kẻ chăn dắt, bóc lột trẻ em nhưng nhiều người qua đường thấy thương hại nên vẫn cho tiền.
Việc bảo kê, chăn dắt, tổ chức ăn xin bằng cách bóc lột người già yếu, trẻ em, người tật nguyền thực sự là một tội ác đáng lên án.
Nhiều người đã không còn xa lạ với hình ảnh các cụ ăn xin và người giả làm nhà sư khất thực tập trung đông đúc tại những điểm điểm trong thành phố lớn. Hay trước các bệnh viện, công viên hoặc nhà chùa cũng xuất hiện nhiều người ăn xin. Để trá hình, dễ dàng trục lợi, có người họ không chỉa tay xin tiền ngay mà sẽ giả bán vé số, kẹo cao su, tăm bông...dưới hình ảnh một bộ dạng tật nguyền, quần áo thì rách rưới. Các chiêu trò này đánh vào lòng trắc ẩn, lại có thể chối cãi dễ dàng nếu bị tập trung đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội.
Mặc dù chính quyền các địa phương đã thường xuyên thực hiện công tác đưa người ăn xin vào các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng vấn này này vẫn tồn tại ở nhiều địa phương và có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.
Gần đây cư dân mạng xôn xao hình ảnh một người đàn ông khỏe mạnh, sống wor Tiền Giang ngồi ngay bên xấp tiền lẻ. Ai cũng ngỡ đây là người đàn ông khó khăn, vì anh này ngồi trên ván trượt, giả bị tàn tật, đẩy ván trượt đi bằng tay và phát loa mời mọi người mua vé số. Tất nhiên, với cảnh đó lòng trắc ẩn của con người trỗi dây, ai đi qua cũng mua rồi tặng tiền cho anh. Thế nhưng, sau một ngày lê la khắp đường phố thì tối đến anh thuê một tài xế đón đưa. Khi cơ quan chức năng vào cuộc và bắt quả tang thì mới thấy người đàn ông này không hề bị tàn tật, tất cả chỉ là trò lừa bịp trước mặt mợi người. Những vụ việc tương tự xảy ra ở nhiều nơi, nhiều đối tượng với nhiều chiêu trò khiến cho mọi người thực sự ngao ngán.
2. Giả mạo ăn xin, bán vé số bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi giả người tàn tật hay giả người bán vé số thì hiện nay pháp luật chưa quy định nên không có cơ sở để xử phạt hành vi này. Tuy nhiên khi phát hiện cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu những người này cam kết và không tái phạm.
Đối với những người giả bán vé số, hay ăn xin thì thường họ không mang theo giấy tờ tùy thân. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền chỉ dựa trên hành vi không xuất trình giấy chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra.
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Không xuất trình giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
Để đẩy lùi vấn nạn trên, người dân khi phát hiện những hành vi giả mạo ăn xin, giả mạo người bán vé số thì hãy liên hệ và báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý và lên án hành vi này.